Ngứa Đầu Ngón Chân

Tình trạng ngứa ở đầu ngón chân khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng đa số lại bị bỏ qua vì cho rằng đây tình trạng này không đáng lo ngại. Trên thực tế, đầu ngón chân là một vị trí quan trọng vì là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh và các thụ thể nhiệt độ. Vì vậy khi bị ngứa đầu ngón chân bạn không nên chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Thế nào là ngứa đầu ngón chân?

Ngứa đầu ngón chân là hiện tượng các đầu ngón chân có cảm giác ngứa râm ran, châm chích nhẹ, hơi nóng da gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra còn một số triệu chứng kèm theo như đau nhức, nổi mẩn đỏ, mụn nước, sưng tấy ở đầu ngón chân. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng gãi ngứa. Nếu không được điều trị kịp thời theo thời gian đầu ngón chân có thể bị nứt nẻ và chảy máu.

Ngứa các đầu ngón chân có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu
Ngứa các đầu ngón chân có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu

Rất nhiều người cho rằng đây chỉ là một hiện tượng nhỏ không đáng lo ngại nhưng thực tế nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý da liễu hoặc các vấn đề về thận. Chính vì vậy khi cảm thấy ngứa râm ran ở đầu ngón chân cùng với biểu hiện lạ khác, bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị sớm và phù hợp nhất.

Nguyên nhân bị ngứa đầu ngón chân

Một số nguyên nhân gây ngứa đầu ngón chân cụ thể như sau:

Viêm da tiếp xúc

Khi phần da đầu ngón chân tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng hoặc hóa chất gây hại sẽ dẫn đến tình trạng viêm da. Ngoài biểu hiện ngứa đầu ngón chân người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu dưới đây:

  • Ngón chân đỏ, sưng tấy.
  • Nổi mẩn, mụn nước hoặc các nốt sần.
  • Da khô, bong tróc.
  • Đau ngón chân.

Bệnh chàm

Chàm hay viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, người bệnh chỉ có thể kiểm soát mà không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp. Biểu hiện của chàm là các đầu ngón chân bị ngứa đồng thời xuất hiện các vết sần đỏ hoặc mụn nước, dễ tái phát nhiều lần.

Bị cước vào mùa đông

Vào mùa đông, khi nhiệt độ quá lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới đầu ngón chân sẽ bị co lại khiến máu kém lưu thông. Đây là nguyên nhân khiến vùng da đầu ngón chân bị căng, đau nhức, phù nề, sưng, tím tái, nứt nẻ hoặc thậm chí gây chảy máu.

Tìm hiểu thêm: Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị cước vào mùa đông là nguyên nhân gây ngứa đầu ngón chân
Bị cước vào mùa đông là nguyên nhân gây ngứa đầu ngón chân

Suy thận

Khi chức năng thận suy giảm và không thể hoạt động bình thường sẽ khiến cơ thể mắc phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận,… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ngứa các đầu ngón chân cùng với triệu chứng đau nhức và sưng tấy.

Thiếu hụt vitamin

Theo một số nghiên cứu việc ngứa các đầu ngón chân cũng có thể do sự thiếu hụt một số vitamin gây ra, cụ thể là vitamin nhóm B như B12, B6, B9, E, folate,… Những vitamin này có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. Nên khi bị thiếu hụt, cơ thể sẽ phát tín hiệu thông qua các phản ứng thần kinh lên đầu ngón tay, ngón chân, khiến cho khu vực này bị ngứa ngáy.

Bị ngứa các đầu ngón chân có nguy hiểm không?

Ngứa đầu ngón chân có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Người bệnh nên lưu ý, nếu tình trạng đầu ngón chân ngứa trong thời gian dài kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt.

  • Ngứa đầu ngón chân trong thời gian dài, không rõ nguyên nhân và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Việc gãi mạnh hoặc vẫn tiếp xúc với các chất gây hại khiến chân bị viêm nhiễm, có mủ, có mùi hôi.
  • Làm ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập, làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Ngứa đầu ngón chân khiến người bệnh cảm thấy đau rát, sưng tấy và gặp khó khăn trong việc đi lại.

Cách điều trị ngứa đầu ngón chân

Trong trường hợp ngứa đầu ngón chân nhẹ hoặc mới chớm bị, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để điều trị ngay tại nhà.

Áp dụng mẹo dân gian

Các phương pháp dân gian vẫn được nhiều người thực hiện vì vừa đơn giản, an toàn, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả mang lại cũng rất cao. Dưới đây là một số cách làm mà bạn có thể thử.

Sử dụng nước lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa betal – phenol, chavicol cùng các hợp chất phenolic khác có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm rất hiệu quả. Vì vậy việc sử dụng lá trầu không để rửa vết viêm loét, chàm, mụn nhọt,… là hoàn toàn phù hợp.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không (5 – 10 lá) rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng.
  • Vò nát lá trầu cho vào nồi nước đun sôi cùng vài hạt muối.
  • Nước sôi đun thêm 5 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp.
  • Chờ đến khi nước ấm thì đổ vào thau và ngâm chân.
  • Thực hiện ngâm chân hàng ngày với nước lá trầu cho đến khi bệnh được cải thiện.

Nước lá chè xanh

Lá chè xanh có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Sử dụng lá trà để điều trị ngứa đầu ngón chân cũng là một trong những phương pháp được nhiều người truyền tai thực hiện. Hơn nữa loại lá này cũng dễ tìm kiếm ở vườn nhà hoặc bạn có thể mua ngoài chợ với chi phí thấp.

Xem thêm: Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nước lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả
Nước lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 6 – 8g lá chè tươi.
  • Vò nát lá chè rồi đem đun nhỏ lửa cùng 500ml nước trong 20 phút.
  • Lấy nước thu được thoa nhẹ nhàng lên ngón chân bị ngứa.
  • Áp dụng hàng ngày để nhận được hiệu quả như mong đợi.

Dầu dừa

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của dầu dừa trong việc giảm ngứa, làm mềm và dịu da khi bị ngứa đầu ngón chân. Bởi trong thành phần của loại dầu này có chứa hàm lượng axit lauric cao. Sau đó chúng được chuyển thành monolaurin giúp chống lại virus, nấm, ký sinh trùng gây bệnh từ đó giảm ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da đầu ngón chân và lau khô.
  • Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên đầu ngón chân và massage nhẹ nhàng.
  • Để nguyên như vậy không cần rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày thoa dầu dừa 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả.

Mật ong

Trong thành phần của mật ong có chứa hàm lượng đường cao cùng 22 loại acid amin, khoáng chất, enzyme và các acid tự nhiên. Các hoạt chất này của mật ong có tác dụng dưỡng ẩm cho da đồng thời sát khuẩn và chống viêm rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch vùng da đầu ngón chân.
  • Thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên đầu ngón chân.
  • Để như vậy khoảng 15 phút triệu chứng ngứa sẽ được cải thiện đáng kể.

Nha đam

Nha đam hay lô hội được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là một trong những thảo dược làm đẹp da được chị em phụ nữ rất yêu thích. Các vitamin A, B6, C và E trong nha đam không chỉ cấp ẩm mà còn giúp chống oxy hóa, tiêu viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng gel nha đam để làm giảm ngứa ngáy sưng đỏ tại đầu ngón chân.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nhánh nha đam, tách lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Vệ sinh vùng đầu ngón chân sạch sẽ rồi thoa gel nha đam lên.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để cảm nhận sự thay đổi của làn da.

Dùng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định:

  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm nặng được bác sĩ chỉ định dùng như Vaseline , Lubriderm hoặc Eucerin mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ngứa ở đầu ngón chân.
  • Thuốc kháng histamin: Cetirizin, hydroxyzine, loratadin,… là những thuốc kháng histamin được dùng phổ biến nhất, có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng rất hiệu quả. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan, thận hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Thuốc corticoid: Thuốc corticoid có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa rất nhanh, mang lại hiệu quả trong việc kháng viêm chống dị ứng. Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
  • Acid salicylic: Dạng thuốc mỡ bôi da có chứa thành phần Acid salicylic sẽ giúp làm dịu da một cách nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Đối với người có đầu ngón chân bị ngứa nặng kèm theo tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh dạng uống.

Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên bỏ lỡ: Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Dùng thuốc Tây y cải thiện ngứa ngáy đầu ngón chân
Dùng thuốc Tây y cải thiện ngứa ngáy đầu ngón chân

Những lưu ý trong quá tình điều trị ngứa ở ngón chân

Ngứa đầu ngón chân rất dễ bị tái phát nhiều lần nếu không được chăm sóc và phòng ngừa tốt. Vì vậy để quá trình điều trị bệnh diễn ra một cách thuận lợi, ngoài việc áp dụng các phương pháp trên người bệnh cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau.:

  • Nên giữ ấm đôi bàn chân, đặc biệt là vào mùa đông vừa để tránh bị cước, vừa để không bị cảm lạnh.
  • Uống nhiều nước (2,5 – 3 lít) mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da, có thể kết hợp nước trái cây để tăng sức đề kháng. Mùa đông nên uống nước ấm để tránh bị viêm họng.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời sẽ khiến tình trạng ngứa ở ngón chân nghiêm trọng hơn.
  • Nên sử dụng sữa tắm, xà phòng có thành phần dịu nhẹ cho da để không gây kích ứng.
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là các đầu và kẽ ngón chân.
  • Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên để bệnh quá nặng mới đi khám sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề có liên quan đến ngứa đầu ngón chân. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để từ đó có thể chăm sóc cũng như bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Bài đọc thêm: 

Câu hỏi liên quan

“Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa không?” là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Ngộ độc thức ăn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng không...
Hiện nay, nhiều chị em có thắc mắc siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Siêu âm là phương pháp vô cùng cần thiết để tiến hành kiểm tra và đánh giá sức...
Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ gửi về Blog cho tôi với mong muốn được giải đáp chi tiết. Mạch...
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh được WHO liệt vào danh sách nguy hiểm hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ...
Sổ mũi là tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vậy bà bầu sổ mũi phải làm sao, nguyên nhân do đâu...

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ

Đau nhói ở sườn bên trái

Đau nhói ở sườn bên trái là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau nhói ở sườn bên trái là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tê Đầu Ngón Chân Cái

Tê Đầu Ngón Chân Cái

Đau nhói trên đỉnh đầu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau

Đau nhói trên đỉnh đầu cảnh báo bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Đau nhói trên đỉnh đầu cảnh báo bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua