Nổi Mề Đay Ở Mặt
Nổi mề đay ở mặt với các biểu hiện đặc trưng đó là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc trên mặt. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Nổi mề đay ở mặt là gì?
Vùng da ở mặt khá mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng nổi mề đay. Người bệnh bị nổi mề đay ở mặt sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy trên da vô cùng khó chịu.
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng căn bệnh này lại làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Chưa kể, những cơn mẩn ngứa bong tróc trên mặt còn làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.
Bệnh nổi mề đay nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe như: Sốt cao, sưng cổ họng, khó thở,… Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân chủ yếu gây nổi mề đay ở mặt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay trên mặt. Người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tình là gì. Từ đó đưa ra được những phương án điều trị phù hợp.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và gây ngứa rát.
- Dị ứng mỹ phẩm: Chăm sóc da sai cách hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát.
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có rất nhiều tia UV gây hại cho da. Nếu không có biện pháp che chắn cẩn thận sẽ khiến da dễ bị tổn thương, bỏng rát, mẩn đỏ, sần sùi.
- Côn trùng cắn: Nọc độc của một số loại côn trùng có thể gây hại cho làn da. Nếu bị đốt, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, châm chích và mẩn ngứa dữ dội. Trường hợp nặng còn bị nổi mề đay khắp người và gây sốc phản vệ.
- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,… có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ trên mặt, thậm chí trên toàn cơ thể.
- Dị ứng thuốc: Thuốc Tây y có chứa nhiều thành phần hoạt chất, tá dược có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trên mặt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh nhân bị nổi mề đay trên mặt sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
- Da mặt có hiện tượng bị nóng đỏ.
- Có dấu hiệu sưng mặt, sưng môi, sưng mắt, sưng tai.
- Làn da có cảm giác ngứa rát, châm chích, xuất hiện mảng đỏ trên mặt.
- Có thể hình thành các nốt mụn nước màu trắng li ti trên mặt.
- Da mặt bị thô ráp, khô ráp, nứt nẻ, bong vảy.
- Có thể nổi phát ban tại nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là chân và tay.
- Người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ, chóng mặt, buồn nôn.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị từ sớm, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nổi mề đay trên mặt có nghiêm trọng không?
Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da, khá lành tính và ít đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Da tím tái gây nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
- Ngứa da thường xuyên, dẫn đến mất ngủ, lo lắng, suy nhược cơ thể.
- Nổi mề đay ở niêm mạc họng gây khó thở, nôn, buồn nôn, sốt cao.
- Biến chứng sốc phản vệ, nghiêm trọng hơn có thể gây suy hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Điều trị nổi mề đay ở mặt như thế nào?
Đối với bệnh nổi mề đay ở mặt, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài biện pháp phổ biến như sau:
Mẹo dân gian
Với những trường hợp bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà như sau:
Chườm lạnh
Đây là một phương pháp giúp giảm ngứa ngáy khó chịu rất hiệu quả. Theo cách này, các mạch máu trên da sẽ được co lại từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm ngứa hiệu quả. Ngoài ra, khi chườm lạnh, tình trạng khô ráp, bong tróc, nóng rát trên da cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng và tức thì nhưng phương pháp này không thể điều trị được bệnh tận gốc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 khăn bông sạch và 1 vài viên đá lạnh.
- Dùng khăn bông bọc đá rồi chườm lên vùng da bị mề đay trên mặt.
- Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút.
- Chú ý không nên chườm liên tục vì sẽ khiến cho da bị bỏng lạnh.
Nha đam
Chữa nổi mề đay ở mặt bằng nha đam là phương pháp được nhiều chị em áp dụng. Nha đam có có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da như glycoprotein, acid cinnamic, vitamin… Những hoạt chất này có tác dụng giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm, se khít lỗ chân lông, đào thải độc tố và kích thích sản sinh ra các tế bào da khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam to, rửa sạch, gọt vỏ, tách lấy phần thịt nha đam bên trong.
- Ngâm thịt nha đam trong nước muối loãng 10 phút sau đó rửa lại nhiều lần cho sạch nhựa.
- Cho thịt nha đam vào máy xay sinh tố và tiến hành xay nhuyễn.
- Bôi gel nha đam lên vùng da bị nổi mề đay, giữ nguyên trong vòng 15-20 phút.
- Cuối cùng người bệnh chỉ cần rửa mặt lại cho thật sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần vào buổi tối sẽ giúp tình trạng nổi mề đay trên mặt được thuyên giảm.
Mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng để cải thiện tình trạng nổi mề đay ở mặt. Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit amin, polyphenol, vitamin B, E… Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, giảm khô da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng giúp cải thiện tổn thương niêm mạc, giúp làn da nhanh chóng được phục hồi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch da mặt, thấm cho bớt nước.
- Thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Nên bôi một lớp mỏng, không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.
- Sau khoảng 15 phút bệnh nhân hãy rửa sạch lại với nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ giúp cải thiện ngứa ngáy hiệu quả.
Dùng thuốc Tây y
Trường hợp người bệnh đã áp dụng các mẹo dân gian nhưng không có hiệu quả thì có thể tham khảo dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc Loratadine: Đây là thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, có tác dụng giảm viêm ngứa, chống dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn hoặc rối loạn nhịp tim.
- Thuốc Cetirizin: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, cải thiện tình trạng dị ứng, sưng phù. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm rối loạn nhịp tim, run tay chân, tiểu ít.
- Thuốc Acrivastin: Loại thuốc này thuộc nhóm kháng histamin, có tác dụng giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát, sưng phù trên da. Thuốc được dùng cho trường hợp bị nổi mề đay mức độ nhẹ và trung bình.
- Thuốc Phenergan: Đây là thuốc trị nổi mề đay dạng bôi, có tác dụng nhanh tại chỗ. Thành phần chính của thuốc là promethazine, có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng, sưng phù, ngứa ngáy trên da.
- Thuốc Methylprednisolon: Đây là loại thuốc có chứa Corticosteroid, có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Từ đó giúp loại bỏ cơn ngứa, giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể gây đái tháo đường, ảnh hưởng dạ dày, chảy máu dạ dày, loãng xương,…
Dùng thuốc Đông y
Đối với những trường hợp bị nổi mề đay kéo dài, bệnh tái phát liên tục không khỏi có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông y. Phương pháp này sử dụng dược liệu tự nhiên rất lành tính, hỗ trợ bồi bổ sức khỏe và giúp cải thiện bệnh từ căn nguyên gốc rễ.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được dùng phổ biến trong điều trị nổi mề đay, bệnh nhân có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Chữa nổi mề đay thể phong nhiệt
- Các nguyên liệu bao gồm Kinh giới 16g, Phòng phong 12g, Kim ngân hoa 12g,, Đương quy 12g, Huyền sâm 12g, Chi tử 12g, Hoàng bá 16g, Cỏ mực 16g, Cam thảo 16g.
- Tất cả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2: Chữa mề đay thể phong nhiệt
- Bài thuốc bao gồm các nguyên liệu như Tang diệp 20g, Kim ngân hoa 20g, Tang kí sinh 16g, Sài hồ 12g, Hoàng cầm 12g, Bạch thược 12g, Thạch xương bồ 16g, Cam thảo 12g, Cỏ mần trầu 20g.
- Các nguyên liệu trên rửa sạch đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 3: Chữa mề đay thể phong hàn
- Chuẩn bị các dược liệu bao gồm Kinh giới 16g, Thạch xương bồ 16g, Độc hoạt 12g, Tế tân 12g, Hoàng bá 12g, Liên kiều 12g, Quế chi 8g, Thiên niên kiện 10g, Cam thảo 12g.
- Toàn bộ dược liệu trên đem sắc lấy nước và uống, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Nổi mề đay ở mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đối với người bị nổi mề đay ở mặt rất quan trọng. Nếu sử dụng các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh khỏi. Ngược lại nếu ăn uống không khoa học sẽ khiến các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.
Vậy nổi mề đay trên da mặt nên ăn gì và kiêng gì? Một số thực phẩm người bệnh nên và không nên sử dụng như sau:
Thực phẩm nên dùng: Một số loại thực phẩm tốt cho người bị nổi mề đay bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có tác dụng tái tạo tế bào da, giúp kích thích phát triển các biểu mô, đồng thời hạn chế tình trạng khô ráp da, nứt nẻ, bong tróc. Những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cà chua, cà rốt, cá,…
- Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường sức khỏe cho làn da. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp phục hồi chức năng gan và tăng cường miễn dịch. Những thực phẩm có nhiều vitamin B phải kể đến như hạt điều, chuối, gạo lứt, rau xanh…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp kích thích sản sinh collagen, giúp chống lão hóa, dưỡng ẩm, tái tạo làn da da. Đặc biệt, vitamin C còn kích thích quá trình thải độc, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi tình trạng mề đay mẩn ngứa. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, kiwi, súp lơ trắng, dưa lưới, khoai tây…
- Thực phẩm kháng viêm: Những thực phẩm có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da. Đồng thời tăng cường miễn dịch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Một số thực phẩm có khả năng kháng viêm mà người bệnh nên dùng bao gồm mật ong, gừng, tỏi, nghệ, dầu oliu, trà thảo mộc…
Thực phẩm không nên dùng: Có một số loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
- Thực phẩm giàu đạm: Thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều protein khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ. Từ đó làm cho da dễ bị dị ứng, mẫn cảm, các nốt mề đay kéo dài khó điều trị. Một số thực phẩm giàu đạm bao gồm tôm, cua, cá biển, hải sản, thịt bò, sữa bò, thịt gà…
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tới gan, gây nóng trong và làm khô da. Từ đó khiến làn da dễ bong tróc, nổi mụn nhọt và mẩn đỏ. Một số loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế sử dụng như hạt tiêu, ớt…
- Chất kích thích: Chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia là những nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Đồng thời chúng cũng làm tăng áp lực cho gan, khiến quá trình thải độc bị ảnh hưởng. Từ đó làm cho bệnh nổi mề đay ngày càng kéo dài và tái phát nhiều lần.
- Thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm này bao gồm sữa, trứng, hạt, đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì, côn trùng,… Đối với những người có cơ địa bị dị ứng sẽ dễ gây ra tình trạng mề đay mẩn ngứa sau khi sử dụng. Vì vậy người bệnh nên tránh dùng những thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh.
Phòng ngừa nổi mề đay trên mặt
Để phòng ngừa nổi mề đay trên mặt, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng: Đối với những người có da nhạy cảm, bạn cần tránh tiếp xúc với các chất kích ứng như hóa chất trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm hoặc các chất làm sạch mạnh.
- Chăm sóc da đúng cách: Nên sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Kết hợp dùng các loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Giảm stress: Stress căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề da bao gồm dị ứng nổi mề đay. Vì vậy người bệnh cần kiểm soát stress bằng cách tập yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và tránh những thực phẩm có thể gây ra dị ứng hoặc kích ứng da.
- Tạo môi trường sống sạch sẽ: Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như khói, không khí ô nhiễm, bụi mịn, phấn hoa, nước hoa, lông động vật, mủ thực vật,…
- Điều trị các bệnh da liễu: Người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, chàm eczema,… cần điều trị bệnh cẩn thận để tránh tái phát, gây dị ứng, nổi mề đay.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Những người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng yếu cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu của nổi mề đay hoặc các vấn đề da liễu khác.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu nhận thấy có dấu hiệu của nổi mề đay hoặc các vấn đề da khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Nổi mề đay ở mặt là một vấn đề gây khó chịu cho người bệnh. Thậm chí bệnh còn có thể kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy người bệnh không được lơ là trong việc thăm khám và điều trị, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt
Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn
Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!