Tìm Hiểu Ngay Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai Và Những Nguy Hiểm
Viêm cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý phụ khoa mà rất nhiều phụ nữ mắc phải hiện nay. Bà bầu gặp phải tình trạng này đều rất hoang mang, lo lắng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của tôi để trang bị kiến thức cho bản thân về các triệu chứng và phương pháp điều trị.
Ở thời kỳ mang thai, chị em dễ mắc các bệnh lý về phụ khoa hơn, trong đó có viêm cổ tử cung. Tôi cũng biết có nhiều bà bầu lo lắng về vấn đề này. Mọi người cũng biết đấy, bệnh này không chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật kiến thức để mẹ bầu phòng ngừa tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung khi mang thai
Trước hết, tôi sẽ khái lược sơ qua đôi nét về cấu tạo cổ tử cung để chị em hiểu rõ, sau đó mới phân tích sâu vào bệnh lý được. Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nó kéo dài và thò vào trong âm đạo. Đây sẽ là nơi máu của kỳ kinh nguyệt đi ra khỏi tử cung. Trong thời gian chuyển dạ, cổ tử cung giãn nở hết cỡ để em bé có thể đi qua ống sinh.
Thường trong vòng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ mắc các bệnh lý về phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung. Các nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai có thể kể đến như:
Cơ thể mẹ bầu mất cân bằng nội tiết tố
Khi mang thai cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi và điển hình nhất là việc mất cân bằng nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung khi mang thai. Nội tiết tố bị mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus và nấm dễ dàng tấn công vùng kín gây viêm cổ tử cung.
Thay đổi của môi trường âm đạo
Bình thường độ pH sinh lý của âm đạo giao động 4 -6. Nhưng khi mất cân bằng nội tiết tố sẽ kéo theo thay đổi độ pH môi trường âm đạo. Bên cạnh đó, cũng có nhiều mẹ bầu dùng các dung dịch vệ sinh không phù hợp hay sai cách, dẫn đến âm đạo bị khô rát và tăng tính kiềm âm đạo. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ lây lan từ âm đạo lên tử cung gây bệnh viêm cổ tử cung.
Mẹ bầu quan hệ tình dục không an toàn
Theo tôi tìm hiểu, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh lý đường sinh dục như sùi mào gà, giang mai, lậu,… Hậu quả kéo theo là các loại vi khuẩn, virus từ những bệnh lý trên gây viêm cổ tử cung.
Vệ sinh không đúng cách vùng kín
Không vệ sinh sạch vùng kín thường xuyên hoặc thói quen vệ sinh thụt rửa quá sâu vào âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo,…
Phụ nữ mang thai thường bị mắc viêm cổ tử cung ở giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là bệnh phụ khoa dễ nhận biết, vì vậy phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý một số biểu hiện mà tôi đã tổng hợp dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung được chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính, trong đó viêm cổ tử cung mãn tính là dạng chủ yếu. Thông thường, bệnh không có những dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và thường giống với các bệnh phụ khoa khác. Bởi vậy, mẹ bầu nhiều khi bị viêm cổ tử cung phát triển đến giai đoạn mãn tính nhưng vẫn không có bất kỳ biểu hiện gì.
Bệnh thường được phát hiện khi các mẹ đi khám phụ khoa hoặc xuất hiện các dấu hiệu nặng như:
- Khí hư ra nhiều, có màu bất thường như vàng, trắng đục, xám nhạt: Khí hư bình thường sẽ trong như lòng trắng trứng, không mùi hoặc hơi có mùi tanh nhẹ. Tuy nhiên, nếu vùng kín bị viêm nhiễm thì màu và mùi của khí hư sẽ thay đổi. Đó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo các mẹ có thể đang bị viêm cổ tử cung.
Xuất huyết bất thường ở âm đạo, rong kinh: Hiện tượng ra máu bất thường ở vùng kín là báo hiệu của việc nó đang bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do cổ tử cung bị viêm nhiễm làm cho niêm mạc tổn thương và xuất huyết. - Đau rát và ra máu sau khi quan hệ tình dục: Cổ tử cung nằm ở giữa âm đạo và tử cung. Đây là vị trí rất nhạy cảm và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây ra bệnh viêm nhiễm. Do đó nếu mẹ bầu quan hệ trong thời gian viêm nhiễm, cổ tử cung dễ bị tổn thương dẫn đến đau rát và xuất huyết.
- Tiểu tiện nhiều và cảm giác xót khi tiểu tiện: Viêm cổ tử cung thường kéo theo viêm tại ống niệu đạo dẫn đến tiểu tiện nhiều, tiểu nóng và tiểu rát,… Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy bà bầu đang gặp vấn đề về viêm cổ tử cung.
Những triệu chứng trên nếu không kịp thời được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguy hiểm của viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không đang là mối quan tâm của chị em không may mắc phải căn bệnh này. Phần lớn chị em đến điều trị tại Đỗ Minh Đường cũng lo lắng về vấn đề kể trên, tôi rất thấu hiểu.
Về cơ bản, bệnh này không nguy hiểm nếu được phát hiện cũng như điều trị đúng thời điểm. Song cũng cần nhấn mạnh rằng, mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và nhiều biến động, nếu mẹ bầu bị viêm cổ tử cung không được điều trị đúng cách sẽ có thể gặp một số vấn đề như sau:
Đối với bà bầu
Viêm cổ tử cung khi mang thai làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe mẹ bầu. Không dừng lại ở đó, tình trạng khí hư ra nhiều, ngứa ngáy và đau rát vùng kín sẽ làm đảo lộn đời sống sinh hoạt hàng ngày của chị em.
Một vấn đề nguy hiểm hơn nữa mà chị em phải đối mặt nếu bị viêm cổ tử cung khi mang thai, đó là nguy cơ nhiễm trùng ối và giảm khả năng đàn hồi tử cung, từ đó tăng nguy cơ sinh non hơn bình thường.
Đối với thai nhi
Một trong những tác nhân gây viêm cổ tử cung sẽ tiếp tục tấn công lên thai nhi nếu như không được can thiệp, điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Nếu mẹ bầu bị viêm cổ tử cung nguyên nhân do nhiễm nấm Candida, em bé sinh thường có thể bị nấm xâm nhập vào niêm mạc khoang miệng dẫn đến đen miệng hoặc viêm da do nấm.
- Còn mẹ bầu mắc viêm cổ tử cung do lậu cầu, mắt của thai nhi có thể sẽ bị viêm kết mạc mắt, làm mắt trẻ sung huyết và ra mủ vàng, đe dọa ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.
Phải làm gì khi bà bầu bị viêm cổ tử cung?
Các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng để ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi có bất kỳ sự khác biệt nào ở vùng kín và cơ thể như đau rát vùng kín, đau vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo,… tôi khuyên mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán cũng như kê đơn, tư vấn, chữa trị bệnh viêm cổ tử cung nhanh chóng.
Thuốc tây dành cho mẹ bầu bị viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung ở người thường hay ở phụ nữ mang thai thì phát hiện sớm bệnh đều sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn và tốt hơn. Ở giai đoạn cấp tính thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp nội khoa, dùng thuốc là chủ yếu. Thường sẽ kết hợp giữa thuốc kháng sinh uống với thuốc đặt để tăng hiệu quả điều trị.
Mục đích chính trong điều trị viêm cổ tử cung cho bà bầu đó là làm giảm các triệu chứng của bệnh. Với nhóm mắc bệnh nguyên nhân do nấm thường sẽ được kê đơn thuốc Miconazol và Clotrimazole. Tuy nhiên mẹ bầu không nên tự ý dùng các thuốc này nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Miconazol: Dạng thuốc đặt âm đạo này mang đến hiệu quả cao trong điều trị viêm cổ tử cung cho chị em. Các thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân ở thời kỳ 3 tháng đầu cũng không cho thấy tác dụng phụ của Miconazol cho người mẹ và thai nhi.
- Clotrimazole: Là một trong những loại thuốc hàng đầu được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân viêm cổ tử cung. Độ an toàn, lành tính cũng được đánh giá cao, khuyên dùng được cho phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu về mẹ bầu trong tháng thứ hai và thứ ba chưa cho thấy tác dụng phụ của thuốc này cho người mẹ và thai nhi.
Đối với giai đoạn mãn tính, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định điều trị viêm cổ tử cung cho mẹ bầu bằng các biện pháp hỗ trợ trên kết hợp sử dụng các loại dung dịch đặc trị để vệ sinh vùng kín. Các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật sẽ không được phép áp dụng cho phụ nữ viêm cổ tử cung khi mang thai, vì có thể ảnh hưởng đến em bé bên trong. Sau khi sinh bé xong, chị em có thể điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa.
Mẹo dân gian dùng tại nhà chữa viêm cổ tử cung khi mang thai
Các bài thuốc dân gian thường rất được ưa chuộng dùng cho mẹ bầu bởi sự an toàn và lành tính. Dưới đây là một số mẹo được chị em tin dùng, tôi nghĩ với trường hợp bệnh nhẹ, chị em cũng có thể áp dụng:
Lá trầu không: Các mẹ bầu có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Dùng nước lá trầu không xông hơi vùng kín: Chị em lấy khoảng 3 – 5 lá trầu không, đem đi đi rửa sạch, rồi nấu cùng với nước và 1 thìa muối tinh. Đun sôi khoảng 15 phút, cho nước này vào chậu nhỏ rồi xông vùng kín cho đến khi nước còn hơi âm ấm. Sau đó sử dụng nước này để vệ sinh vùng kín. Thực hiện đều khoảng 2 ngày/lần để mang lại kết quả tốt nhất.
- Cách 2: Lấy nước lá trầu không vệ sinh vùng kín: Chị em rửa sạch một nắm lá trầu không rồi đem giã nhuyễn cùng với vài hạt muối tinh. Sau đó, pha thêm với khoảng 200ml nước ấm, thêm vài giọt muối tinh. Bỏ bã, lọc lấy phần nước rồi dùng để ngâm rửa âm đạo sau khi quan hệ để ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển.
Lá trà xanh: Các mẹ bầu lấy 1 nắm lá trà xanh đem đi rửa sạch, vò nát rồi đem đun với khoảng 1,5 lít nước và thêm vài hạt muối tinh. Để nước nguội bớt thì lấy nước này để xông vùng kín cho đến khi nước nguội. Sau đó lấy phần nước này để ngâm rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín mỗi ngày.
Dùng tỏi: Có 2 cách dùng như sau:
- Cách 1: Chị em dùng tỏi kết hợp với sữa chua để điều trị viêm cổ tử cung. Đầu tiên chuẩn bị khoảng 2 – 3 tép tỏi tươi cùng 1 hũ sữa chua không đường. Tỏi đem cắt nhỏ thành từng miếng rồi để ngoài không khí 15 phút và dùng nước ấm ngâm, uống hết ngay sau khi ăn cơm. Cuối cùng ăn thêm một hũ sữa chua không đường.
- Cách 2: Đặt tỏi vào âm đạo chữa viêm cổ tử cung khi mang thai. Chị em chuẩn bị củ tỏi tươi, sau đó lấy miếng vải sạch gói tỏi lại và buộc chặt trong miếng vải với một sợi chỉ để dễ dàng kéo ra. Sau khi vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì đưa nhánh tỏi vào âm đạo. Để tỏi qua đêm, sáng hôm sau rút ra.
Mẹ bầu nên chú ý điều gì để phòng tránh bệnh viêm cổ tử cung
Để tránh mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, Tuấn tôi xin liệt kê một số phương pháp phòng ngừa, chị em có thể lưu ý:
- Tìm rõ nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả. Đồng thời thường xuyên khám phụ khoa và khám thai thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
- Chị em chú ý vệ sinh vùng kín đều đặn, sạch sẽ. Các mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng, không thụt rửa quá sâu vào trọng và lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp để tránh làm thay đổi pH của môi trường âm đạo.
- Chú ý quan hệ tình dục lành mạnh, không thô bạo, nên sử dụng bao cao su và biện pháp an toàn. Tốt nhất là mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục để giúp bệnh nhanh khỏi, cũng như tránh trở nặng.
- Tuân theo chế độ ăn uống hợp lý, tránh chất kích thích, đồ cay nóng,…
- Trong thời gian mang thai thì mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ quần áo, đặc biệt quần lót vừa vặn, mềm mại, thoáng, có tính thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn được “thoải mái”.
- Các bà mẹ hãy tự tạo cho mình thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và phù hợp với thể lực. Đây vừa là một cách giúp chị em có được một sức khỏe tốt lại vừa nâng cao sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật.
Viêm cổ tử cung khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Chính vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường, các mẹ nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối mẹ không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc vì có thể gây hại đến bé.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!