Hiểu Lầm Bên Thang Thuốc: Đôi Điều Tuấn Tôi Muốn Chia Sẻ

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Trong hành trình làm lương y, tôi luôn tâm niệm rằng mỗi thang thuốc là một lời hứa, một sự gửi gắm tâm huyết để mang lại sức khỏe cho bệnh nhân. Nhưng không ít lần, tôi nhận những lời trách oan từ chính những người mình tận tâm chữa trị. Họ trách thuốc không hiệu quả, bệnh không thuyên giảm, mà ít ai biết rằng, đôi khi, chính cách dùng thuốc sai đã khiến thang thuốc mất đi công dụng. 

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ câu chuyện về những hiểu lầm ấy, không phải để than vãn, mà để cùng nhau thấu hiểu rằng chữa bệnh là hành trình chung, cần sự tin tưởng và đồng lòng.

Dùng thuốc không đúng chỉ định, hiệu quả kém lại trách thầy

Không ít lần, Tuấn tôi nhận lại… những lời trách oan. Có người quay lại nói: “Uống thuốc bác mà mãi không đỡ, bệnh vẫn hoàn bệnh!”

Nhưng khi hỏi kỹ lại thì mới hay, thuốc thì có đó, mà dùng lại không đúng. Có bác tôi kê cho 1 liệu trình dùng trong 1 tháng, rõ ràng ghi rõ ngày uống mấy lần, uống khi nào, nhắc đi nhắc lại là phải đều đặn, không bỏ bữa, thế mà khi quay lại, người bệnh bảo: “Tôi uống 2 tháng mới hết chỗ thuốc đấy.”

Nghe mà chỉ biết thở dài. Thuốc thì vẫn là thuốc đó, nhưng cách dùng sai thì hiệu quả cũng đi sai.

Uống thuốc kiểu “bữa đực bữa cái”, hôm nhớ hôm quên, hôm mệt thì bỏ, hôm bận thì thôi – như thế thì khác gì nấu nồi cháo bỏ đó, hôm nay đun, mai để nguội, ngày kia nấu lại. Thuốc Nam đâu phải thuốc giảm đau tức thì, nó cần quá trình hấp thu, điều chỉnh, tái lập cân bằng trong cơ thể. Nếu không đều đặn, đúng liều, thì thang thuốc quý đến mấy cũng hóa… vô nghĩa.

Tự ý kết hợp thuốc, rồi “quy tội” cho bài thuốc Nam

Tuấn tôi vẫn thường nói với bà con thế này: “Cơ thể mình như một cái cây, thuốc là phân – là nước – là ánh sáng. Phân đúng thì cây xanh, nhưng trộn lẫn lung tung thì cây cũng… chết khô.”

Ấy thế mà, không ít lần tôi gặp cảnh tngười bệnh tự ý kết hợp huốc Tây, thuốc Bắc, rồi cả mẹo dân gian truyền miệng.

Uống bài thuốc Nam tôi kê được vài hôm, thấy chưa đỡ hẳn, thế là nóng ruột – nghe hàng xóm mách loại thuốc nào hay liền uống thêm. Có người thì lén dùng thêm kháng sinh, giảm đau liều cao cho nhanh, xong tới lúc cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, rối loạn tiêu hoá… thì quay lại bảo: “Tôi uống thuốc bác bị phản ứng phụ!”

Tôi phải ngồi giải thích từng li từng tí: “Thuốc Nam của tôi toàn thảo dược sạch, dùng suốt hơn trăm năm nay rồi, chưa từng ghi nhận phản ứng như thế. Nhưng khi mình pha tạp thêm thuốc Tây vào, hay bài thuốc không rõ nguồn gốc, thì cơ thể phản ứng là chuyện bình thường. Giống như bác đang ăn cơm thanh đạm, tự dưng chan thêm nước lèo sầu riêng vào – bụng nào mà chịu được?”

Y học cổ truyền vốn điều trị theo nguyên tắc biện chứng luận trị – mỗi người một thể bệnh khác nhau, bài thuốc cũng điều chỉnh cho phù hợp. Tôi kê thuốc là kê đúng tạng phủ của người bệnh ấy, đúng cơ địa, đúng triệu chứng. Nếu bà con tự tiện kết hợp thêm các loại thuốc bên ngoài – chẳng rõ bản chất, chẳng rõ thành phần – thì chẳng khác nào làm loạn cán cân âm dương trong cơ thể.

Có bác sau một thời gian dùng lung tung, bệnh không đỡ mà còn nặng hơn, quay về trách: “Chắc thuốc Nam không hợp với tôi!”. Tôi chỉ biết cười buồn, rồi lại kiên nhẫn thăm khám lại từ đầu, gỡ từng lớp rối loạn do sự kết hợp sai gây ra. Nhiều trường hợp phải mất gấp đôi thời gian mới khôi phục được trạng thái ban đầu.

Dừng thuốc đột ngột, bệnh tái phát lại quay ra trách

Có một điều Tuấn tôi luôn dặn bà con kỹ lưỡng khi kết thúc buổi thăm khám: “Dù thấy đỡ rồi cũng phải dùng hết liệu trình, vì thuốc Nam không chỉ chữa triệu chứng mà còn cần thời gian để bồi bổ tạng phủ, phục hồi sức đề kháng, ngừa tái phát.”

Ấy thế mà, không ít người thấy bệnh lui lui liền tự ý ngưng thuốc, nghĩ đơn giản: “Chắc khỏi rồi!”. Nhưng khỏi đâu chẳng thấy, chỉ vài tuần sau là bệnh quay trở lại, thậm chí còn nặng hơn ban đầu. Xong rồi họ quay lại, giọng có phần trách móc: “Bác ơi, uống thuốc bác thì lúc đầu đỡ lắm, nhưng ngưng cái là bị lại, thế là sao?”

Tôi hỏi: “Thế bác uống hết thuốc chưa?”. Họ cười: “Tôi thấy đỡ nên ngưng giữa chừng rồi…”. Tuấn tôi chỉ biết lắc đầu thở dài.

Lại có trường hợp khác, cũng khiến Tuấn tôi phải trăn trở mãi. Có người mới uống thuốc vài ngày, vài tuần, thấy triệu chứng chưa cải thiện nhiều là quay sang kết luận: “Thuốc Nam gì mà chậm thế bác ơi, tôi thấy chẳng đỡ là bao, chắc không hợp”. Rồi thì ngưng thuốc, bỏ dở giữa chừng.

Nghe mà lòng tôi buồn nhiều hơn giận. Buồn vì cái nhìn vội vã đối với một phương pháp điều trị vốn cần sự kiên trì và lòng tin. Thuốc Nam là thuốc “ngấm sâu, hồi phục từ gốc”, không phải thuốc Tây giảm nhanh là khỏi. Đã là liệu trình, thì nó có đủ các giai đoạn: công – bổ – điều – dưỡng.

  • Giai đoạn đầu là công tà, tức là đẩy lui triệu chứng.
  • Sau đó mới đến bổ chính khu tà, điều chỉnh lại sự mất cân bằng trong cơ thể.
  • Và cuối cùng là dưỡng chính, củng cố sức đề kháng, tránh bệnh tái lại.

Mới chỉ uống thuốc vài tuần, triệu chứng vừa lui, bà con dừng ngay – tức là cắt ngang liệu trình, bỏ luôn phần “củng cố và phòng tái phát”. Thế thì khác gì xây nhà mới xong phần thô đã bỏ dở, đến mùa mưa là thấm, là dột.  Rồi lại trách người thợ là “làm nhà không chắc” – có oan không?

Tuấn tôi không buồn vì bị trách, mà buồn vì tâm huyết bỏ ra không được trọn vẹn. Cái đáng tiếc nhất là: nếu bà con kiên trì thêm chút nữa, nếu chịu khó uống đúng liệu trình, thì bệnh đã khỏi hẳn, cơ thể đã khỏe lên rõ rệt.

Vậy nên, Tuấn tôi mong bà con nhớ cho một điều: “Đã tin thầy – thì xin tin đến nơi đến chốn. Đã uống thuốc – thì xin uống cho đủ, cho đều. Có thế, thuốc mới phát huy hết công lực, bệnh mới dứt được gốc rễ.”

Lương y Đỗ Minh Tuấn

LỜI NHẮN GỬI CỦA TUẤN TÔI

Tuấn tôi viết những dòng này không để trách ai, mà chỉ mong bà con hiểu một điều đơn giản: Thứ nhất, Chữa bệnh là hành trình đồng hành – không phải một chiều. Tôi có thể kê đúng thuốc, dặn dò cẩn thận, nhưng nếu bà con không thực hiện đúng, thì chẳng khác gì chúng ta chèo cùng một con thuyền nhưng không cùng hướng.

Mỗi lời dặn tôi nói ra, mỗi liệu trình tôi kê, đều là sự chắt lọc từ kinh nghiệm nghề y gia truyền bao đời. Tôi chỉ mong bà con tin tưởng – kiên trì – hợp tác. Có như vậy, thầy thuốc mới phát huy hết tâm huyết, còn thuốc mới phát huy được hiệu quả.

Thứ hai, chữa bệnh không thể nóng vội, lại càng không thể chủ quan. Một thang thuốc quý, dùng đúng – là đường cứu thân.  Dùng sai – lại thành lối rẽ khiến hành trình điều trị thêm gập ghềnh, tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc.

Bà con mình ơi, nếu đã chọn Đông y, hãy kiên trì. Nếu đã đặt niềm tin nơi Tuấn tôi và Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, thì xin hãy nghe – hiểu – làm theo đúng hướng dẫn, để mỗi thang thuốc không bị hiểu lầm, không bị lãng phí, và nhất là… để người thầy thuốc như tôi không còn phải bùi ngùi vì một chữ “oan”.

Thân ái,
Tuấn tôi – Lương y Đỗ Minh Tuấn
Truyền nhân đời thứ 5 – Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.
Hình ảnh tôi đang thăm khám cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày 5 năm

Chữa Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng: Vì Sao Tuấn Tôi Luôn Nhấn Mạnh Phải Từ Gốc?

Bà con thân mến, không chỉ bệnh viêm xoang, viêm mũi mà bệnh nào cũng thế thôi, để điều trị hiệu quả, chúng ta phải...

Cách Nhận Biết Sớm Nguy Cơ Đội Quỵ, Xác Định Đối Tượng Dễ Gặp – Ai Cũng Nên Đọc

Bà con thân mến, Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Cứ...

Mỗi chuyến đi tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ người dân bản địa

BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH CỦA LÃO TRUNG Y 103 TUỔI – 5 CÂU NÓI ĐÁNG SUY NGẪM

Bà con thương mến, Ở đời này, ai cũng mong muốn sống khỏe, sống lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách dưỡng sinh đúng...

Lương y Đỗ Minh Tuấn: “Hy vọng rằng trên đời không bệnh tật, Tủ thuốc phủ bụi, lặng thầm chờ mong”

Bà con thân mến, Không ai trong chúng ta mong muốn sống cùng bệnh tật. Nhưng chính sự hiện diện của nó lại giúp chúng...

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua