Bệnh Ho
Bệnh ho là một triệu chứng đường hô hấp rất dễ dàng mắc phải khi tiếp xúc thường xuyên với không khí thay đổi, môi trường ô nhiễm, thời tiết khác thường,… Ngoài ra, ho còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo bà con đang mắc các bệnh lý mà nhiều người thường rất chủ quan. Do đó, ngày hôm nay tôi cùng bà con sẽ đi tìm hiểu về bệnh lý này cũng như phương pháp điều trị nhanh qua bài viết dưới đây.
Bệnh ho là gì?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp làm sạch đường thở một cách nhanh chóng, tống xuất dịch đờm hay vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp và giúp nhung mao trong ống hoạt động một cách hiệu quả hơn. Đây được tính là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể rất hiệu quả.
Động tác ho sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn, đầu tiên là hít vào, khí ép vào thanh môn và sau đó là lượng không khí từ phổi thoát ra ngoài với áp lực mạnh kèm theo âm thanh mà chúng ta thường gọi là tiếng ho. Bà con có thể ho nhiều kiểu khác nhau, có những người chỉ ho một vài tiếng, tuy nhiên có người sẽ bị ho kéo dài, thậm chí là ho kèm theo dịch máu.
Ho thực chất không phải là bệnh lý mà chúng đa số điển hình cho những chứng bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh tiêu hóa hay thậm chí là tim mach. Thông thường những cơn ho chủ diễn ra khi các tế bào tại đường hô hấp bị xâm nhập, kích thích khiến cho phổi phải thực hiện việc đẩy khí ra khỏi cơ thể nhằm làm sạch hô hấp hơn.
Tình trạng ho cấp tính chỉ kéo dài khoảng dưới 3 tuần là có thể tự khỏi mà không cần chúng ta can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu nguyên nhân này do bệnh lý gây ra và kéo dài trên 3 tuần thì lúc này bà con đã chuyển sang trạng thái ho bán cấp. Trong tình huống ho dài hơn 8 tuần không khỏi thì đó chính là tình trạng ho mãn tính.
Phân loại bệnh ho thường gặp
Đường hô hấp bị tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm và sinh ra phản ứng ho, ngoài ra còn đi kèm với hiện tượng đau tức lồng ngực, chóng mặt, đau đầu. Nếu tình trạng ho kéo dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với các chứng bệnh ho cụ thể như:
Ho khan
Ho khan là từ dùng để chỉ hiện tượng người bệnh ho nhưng không khạc ra đờm và thường gây ngứa ngáy, nóng ran ở vùng cổ họng. Khi bị ho khan, bà con có thể không cảm thấy nặng ngực hay chóng mặt, tuy nhiên chúng có thể gây mất tiếng, rát họng và sưng niêm mạc họng.
Ho khan có thể biểu hiện bà con đang mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, hen,… Ngoài ra, việc không khí thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, khói thuốc,… cũng là những tác nhân chính gây nên tình trạng ho khan.
Ho khan tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng đây là một chứng bệnh kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. Ngoài ra biến chứng của bệnh đến các vùng xung quanh còn có thể gây ra như là viêm amidan, viêm dây thanh quản, ung thư.
Ho có đờm
Đặc trưng bởi biểu hiện ho kèm theo dịch nhầy hoặc chất đờm trong cổ họng. Trong đờm có chứa những dịch tiết, chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu, dị nguyên xâm nhập vào đường thở. Việc ho sẽ khiến tống khứ hết những dịch có hại này ra khỏi cổ họng, làm sạch và thoáng đường thở hơn.
Ho có đờm thường là biểu hiện của viêm họng, viêm xoang, nghẹt mũi,… Bệnh sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi và nặng tức ngực. Bệnh diễn tiến trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh lý mãn tính như viêm phế quản, hen phế quản, lao phổi, phổi tắc nghẽn,…
Ho khạc đờm ra máu
Ho ra máu là tình trạng ho kèm theo máu bọt hoặc máu tươi tại đường hô hấp. Hiện tượng này cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy cấp, ví dụ như viêm phổi cấp – mãn tính, bệnh lao hay thậm chí là ung thư phổi.
Những dấu hiệu của ho ra máu sẽ thường là khạc đờm có lẫn máu tươi, với lượng máu tăng dần tỷ lệ thuận theo sự khó chịu của người bệnh như đau tức ngực, khó thở, sụt cân trầm trọng. Trong trường hợp này, bà con cần đến sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế càng sớm càng tốt để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ho gà
Ho gà là bệnh do virus ho gà xâm nhập vào đường thở gây nên, với những triệu chứng thường gặp dễ nhận biết:
- Ho thành cơn dữ dội, khó kiểm soát.
- Có thể nghe thấy tiếng ho giống như tiếng gà gáy.
- Ho kéo theo mắt sưng húp, chảy nước mắt và mặt đỏ gay.
- Đau nhức vùng cổ họng, cơ thể suy nhược, thường xuyên khó thở và buồn nôn.
Bệnh ho gà phổ biến ở đối tượng trẻ em hơn là người lớn. Bệnh sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp và sức khỏe nếu không được can thiệp điều trị sớm. Bởi vậy bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cho các bé để ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Đặc biệt ho gà là bệnh lý do virus gây ra, bệnh hoàn toàn có thể lây lan sang người khác nếu không được kiểm soát tốt. Do đó bà con cần hết sức chú ý để tránh không bị lây nhiễm bệnh.
Ho lao
Bệnh gây ra bởi nhiễm khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis trong không khí. Những người bị mắc ho lao thường là bà con có hệ miễn dịch yếu kém, những người đang tiếp xúc với bệnh nhân bị ho, người bị HIV/AIDS, ung thư,…
Những biến chứng của bệnh ho lao có thể gây ra cho sức khỏe đó là ho ra máu, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi,… rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì thế bạn cần hết sức chú ý, ngay khi có dấu hiệu của bệnh thì nên thăm khám để đảm bảo sức khỏe.
Ho khàn tiếng
Nếu người bệnh bị ho kèm theo hiện tượng khàn hoặc mất tiếng thì người ta thường gọi đó là hiện tượng ho tắc tiếng. Những yếu tố chính gây bệnh đó là do ô nhiễm môi trường, dị ứng thời tiết, nhiễm virus, cảm cúm, sốt,…
Ngoài ra, một số bệnh lý đường hô hấp có thể gây nên tình trạng ho khàn tiếng như là hen phế quản, viêm họng, viêm amidan, hen suyễn,… bà con cần chú ý.
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Theo các tài liệu tôi nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân nội sinh và yếu tố ngoại sinh gây ra tình trạng kích ứng phổi, phế quản và dẫn đến bệnh ho. Có thể kể đến một vài yếu tố chính đó là:
- Do virus, vi khuẩn xâm nhập: Tác nhân đầu tiên chúng ta cần đề cập đến đó là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây nên cảm lạnh, cảm cúm. Bệnh do yếu tố này gây ra có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần, người bệnh cần đến thuốc hỗ trợ đặc biệt là kháng sinh để trị vi khuẩn.
- Hen phế quản: Những cơn hen phế quản kéo dài thường kèm theo hiện tượng thở khò khè, kèm theo các cơn ho thường xuyên. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ dàng bị mắc hen suyễn, bố mẹ cần chú ý kiểm tra và cho bé thăm khám sớm.
- VIêm đường hô hấp trên: Ho kéo dài có kèm theo đờm, đau rát cổ họng và tức ngực. Bệnh có thể là nguyên nhân của viêm đường hô hấp trên như viêm xoang mũi, viêm họng, viêm amidan,…
- Viêm đường hô hấp dưới: Những bệnh lý như viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, lao, ung thư phế quản,… là nguyên nhân chính gây ho có đờm, đau họng, có thể ho ra máu.
- Viêm phế quản: Bà con bị viêm phế quản thường có kèm theo hiện tượng ho dai dẳng kéo dài. Nguyên nhân do phế quản bị tổn thương, gây kích ứng và hình thành phản ứng ho. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến 3 tháng trong trường hợp bạn bị viêm phế quản mãn tính.
- Bệnh dạ dày: Những bệnh lý tại dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, ợ chua,… cũng là nguyên nhân khiến cho cổ họng bị viêm nhiễm. Acid dạ dày bị trào ngược lên trên khiến kích thích niêm mạc, gây viêm và hình thành những cơn ho kéo dài kèm mùi hôi khó chịu.
- Dị ứng: Thông thường tác nhân dị ứng gây ho sẽ khó gặp nhưng ở những đối tượng người có cơ địa nhạy cảm thì khả năng này vẫn có. Những chất kích thích như bụi, phấn hoa, khói thuốc, ô nhiễm do xe cộ,… xâm nhập vào đường thở, ngoài gây hắt hơi khó chịu thì còn có thể gây ho.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc ức chế men (ACE) dùng trong trị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim có thể gây nên tác dụng phụ là bệnh ho.
- Yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân chính trên, một số nhân tố có thể làm gia tăng bệnh lý này đó là: tổn thương dây thanh quản, viêm phổi, thuyên tắc mạch phổi, giãn phế quản, suy tim,…
Triệu chứng của bệnh ho
Ho là tình trạng có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, do đó những biểu hiện đi kèm với bệnh ho thường khá đa dạng. Tôi xin đề cập đến một số triệu chứng sau để bà con dễ nhận biết bệnh:
- Cơ thể sốt nhẹ, có thể thấy tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
- Bị ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn đang bị cảm lạnh, cảm cúm.
- Người đau ê ẩm và nhức mỏi.
- Ho có xuất hiện đờm và rớt dãi.
- Ho liên tục gây đau nhức đầu, sưng cổ họng.
- Ho vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Đây là những biểu hiện điển hình nhất của bệnh ho và có thể tự cải thiện trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài không khỏi thì bạn cần gặp bác sĩ sớm. Đặc biệt là trong tình trạng:
- Sốt cao, tức ngực và khó thở.
- Đau nhức đầu, chóng mặt.
- Mất tỉnh táo, buồn ngủ.
- Ho khạc ra máu.
Các cách chữa ho hiệu quả phổ biến hiện nay
Bệnh ho tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu để triệu chứng này tiến triển kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Rất nhiều bà con chủ quan khi thấy mình bị ho, nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không thăm khám và điều trị khiến cơ hội chữa bệnh ở giai đoạn đầu qua đi.
Bởi vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ho thì bà con cần tìm ngay đến sự hỗ trợ và tư vấn từ phía bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tìm hiểu những biện pháp chữa trị bệnh phù hợp và an toàn với bản thân mình. Hiện nay để điều trị bệnh ho có nhiều phương pháp, tôi xin liệt kê một số cách điều trị hiệu quả phổ biến như sau. ư
Trị bệnh ho bằng thuốc Tây y
Hầu hết người bệnh đều có thể chữa trị bệnh ho bằng nhóm thuốc Tây y. Lợi thế của việc dùng thuốc Tây đó là hiệu quả điều trị nhanh chóng, giảm bớt các triệu chứng bệnh chỉ trong một thời gian ngắn, đồng thời giúp tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh.
Những loại thuốc được dùng để trị bệnh có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như viên nén uống, viên ngậm, siro uống,… Thuốc giúp kháng viêm, tiêu đờm và tống dịch đờm ra ngoài, dịu họng và giảm ho. Cụ thể, một số loại thuốc được chỉ định như sau:
- Thuốc kháng sinh: Có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong đường hô hấp, hạn chế vi khuẩn gây bệnh và làm giảm nhanh cơn ho một cách hiệu quả. Một số loại kháng sinh bao gồm amoxicillin, penicillin,…
- Thuốc kháng viêm: Giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng và viêm đau cổ họng, đau nhức mỗi khi ho kéo dài và có đờm. Những thuốc kháng viêm được dùng nhiều đó là Diclophenac, Ibuprofen,…
- Thuốc giảm ho: Công dụng giảm đau và ức chế trung tâm hô hấp không bị kích ứng. Thuốc thường dùng trong trường hợp ho không có đờm và dùng cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cho con bú, người bị hen suyễn,… thì không nên sử dụng. Các loại thuốc phổ biến thường là Neocodion, Atussin,…
- Thuốc long đờm: Acodin, Terpin, Terpincod,… đều là những loại thuốc giúp làm loãng đờm nhanh, tăng cường tiết dịch để hỗ trợ đào thải đờm ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, thuốc cũng giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng và loại bỏ tác nhân kích thích.
- Thuốc tiêu đờm: Giúp làm giảm độ đặc của đờm, loại bỏ đờm trong cổ họng ra ngoài. Tuy nhiên thuốc cũng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy hơi đau ngực, buồn nôn, chóng mặt. Đây là những tác dụng phụ dễ gặp, người bệnh không cần quá lo lắng.
Thuốc Tây mang lại hiệu quả chữa trị nhanh chóng, vì thế không khó để nhận thấy rằng đây là phương án đầu tiên được người bệnh lựa chọn để điều trị bệnh. Tuy nhiên hầu hết bà con thường tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc không tuân thủ đúng liều lượng dẫn đến những tác dụng phụ xuất hiện, gây hại lên gan thận, tiêu hóa, khiến cho bạn bị nhờn thuốc, kháng thuốc. Từ đó bệnh ho không những không chấm dứt mà còn càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Bởi vậy, bà con cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn từ phía bác sĩ. Đồng thời tái khám đầy đủ và phản hồi những triệu chứng bất thường cho bác sĩ để sớm kiểm soát tốt bệnh.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà hiệu quả
Những người bị ho ở mức độ nhẹ, không quá ảnh hưởng đến cuộc sống và không do những bệnh lý nguy hiểm gây nên thì bà con hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp dân gian để điều trị. Những thảo dược có trong tự nhiên rất an toàn, chứa dược tính tốt và có lợi cho sức khỏe, đồng thời chi phí tiết kiệm nên được rất nhiều người bệnh ưa chuộng.
Bà con có thể nghiên cứu một số bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh ho như sau:
Mật ong trị ho và viêm họng
Trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất tốt, đã được nghiên cứu là có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, đồng thời làm ấm họng, tiêu diệt vi khuẩn trong đường hô hấp, làm lành những tổn thương ở niêm mạc của họng.
Mật ong khá an toàn với hầu hết người bệnh nên những bài thuốc từ mật ong được nhiều bà con tìm hiểu sử dụng. Chúng ta chỉ cần chú ý không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong là được. Sử dụng mật ong dạng nguyên chất để điều trị hoặc kết hợp thêm với các loại nguyên liệu khác để đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Thực hiện bài thuốc mật ong kết hợp với chanh gừng như sau:
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất, gừng, chanh, quế.
- Gừng cạo sạch vỏ, sau đó thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn chắt lấy nước cốt.
- Pha nước gừng hoặc hãm cùng với nước nóng trong khoảng 10 phút, thêm một chút vỏ quế để hãm cùng.
- Đợi đến khi nước ấm thì vắt thêm nước cốt chanh vào, cho thêm vài thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều hỗn hợp.
- Sử dụng nước này để uống khoảng 2 lần trong ngày đều đặn vào buổi sáng và tối, bạn sẽ thấy họng được cải thiện nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày.
- Kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh ho được đẩy lùi.
Bài thuốc trị bệnh với gừng
Gừng ngoài việc kết hợp với mật ong để sử dụng thì loại thảo dược này cũng có công dụng riêng rất tốt cho đường hô hấp nói chung và đặc biệt là họng. Nhờ có hoạt chất Gingerols chứa ở trong thành phần mà dược liệu này có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, dịu họng, giảm ho và đồng thời giảm tối đa sự kích ứng của những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Bà con có thể dùng gừng trong các món ăn hàng ngày để cải thiện bệnh. Ngoài ra có thể dùng gừng một cách trực tiếp nhằm đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn bằng cách chưng gừng với đường phèn, pha trà gừng với muối, hoặc kết hợp gừng chanh tươi hãm nước để uống đều được.
Bài thuốc gừng chanh tươi được áp dụng như sau:
- Bà con chuẩn bị gừng, chanh tươi, muối hạt.
- Đem gừng rửa sạch, để nguyên vỏ rồi thái thành sợi mỏng.
- Cho gừng vào trong nước nóng để hãm trong vòng 10 – 15 phút.
- Sau khi nước ấm, cho thêm ½ nước cốt quả chanh tươi để pha cùng.
- Thêm 1 chút muối hạt cho dễ uống và dùng để uống khi nước còn ấm.
- Kiên trì uống nước gừng mỗi ngày, cơ thể sẽ sớm cải thiện bệnh ho, đồng thời hơn thở được cải thiện và kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Chữa bệnh ho với vỏ quýt
Những thành phần có trong vỏ của quả quýt có khả năng làm ẩm niêm mạc họng, giảm ho và lưu thông khí huyết trong cơ thể. Vỏ quýt phơi khô thực chất cũng là một vị thuốc nam quý được dùng nhiều trong những bài thuốc trị ho nói chung, an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Bà con có thể sử dụng khoảng 12g vỏ quả quýt, đem sắc cùng với 200ml nước nhỏ lửa trên bếp. Sau khi đun cạn cùng ½ lượng nước đó thì cho thêm đường hoặc mật ong vào cùng để uống trong ngày.
Những bài thuốc dân gian trị bệnh ho tại nhà giúp làm sạch đường hô hấp, dịu đi niêm mạc họng đang sưng tấy, long đờm, giảm ho một cách hiệu quả. Tuy nhiên những mẹo chữa này chỉ phù hợp với bà con đang bị ho ở mức độ cấp tính, ho do cảm lạnh, thời tiết thay đổi hay bị tác nhân xấu kích thích. Những mẹo chữa này không thể điều trị khỏi khi bệnh đã trở nên nặng hơn hoặc khởi phát do những yếu tố nguy hiểm.
Ngoài ra, việc sử dụng mẹo chữa tại nhà có mặt lợi và điểm hạn chế riêng, một số người có cơ địa nhạy cảm, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú không phù hợp để sử dụng. Bởi vậy trước khi dùng bà con nên trao đổi thêm với bác sĩ có chuyên môn về việc kết hợp phương pháp này cùng với biện pháp trị bệnh chuyên sâu sao cho phù hợp nhất.
Chữa ho tận gốc an toàn bằng bài thuốc Đông y
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp trên, bà con hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp Đông y vào trong việc điều trị bệnh. Y học cổ truyền nhận định rằng, ho xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là do yếu tố ngoại cảm và nội thương.
Trong đó, yếu tố ngoại cảm được tính là những loại tà khí xâm nhập vào bên trong cơ thể, chủ đạo là phong, hàn, tà, nhiệt dẫn đến tình trạng phế khí, thận hư. Kết hợp với nguyên nhân nội thương như chính khí suy giảm, vệ khí hư hao, tạng phủ yếu kém dẫn đến sức đề kháng kém. Chính khí yếu không chống lại được sự tấn công của ngoại tà từ đó hình thành bệnh.
Để cải thiện dứt điểm được tình trạng này, Đông y ngoài việc điều trị các triệu chứng thì còn đồng thời đi giải quyết căn nguyên tận gốc gây ra bệnh. Cụ thể, thuốc Đông y vừa giúp làm giảm ho tiêu đờm, làm lành nhanh những tổn thương tại họng, tiêu diệt tác nhân gây bệnh; đồng thời còn phải kiện toàn lại ngũ tạng, bồi bổ những cơ quan bên trong, nâng cao đề kháng giúp đẩy lùi bệnh tái phát.
Những bài thuốc Đông y vừa có khả năng trị ho, vừa giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe bà con có thể tìm hiểu và áp dụng như:
Bài thuốc trị ho số 1
Sử dụng dược liệu chủ lực là quả la hán, giúp kháng viêm nhanh chóng, sát khuẩn cao và làm giảm tình trạng đau rát họng, chữa ho hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu bài thuốc bao gồm quả la hán, tỳ bà, sa sâm đem rửa sạch rồi sắc lên thành thuốc trên bếp nhỏ lửa. Sau đó, bạn có thể cho thêm đường vào trong thuốc rồi uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng ho.
Bài thuốc trị ho số 2
Với bài thuốc này, người bệnh sử dụng chủ yếu cây kha tử với khả năng trị ho lâu ngày, cải thiện khàn tiếng và tiêu diệt vi khuẩn vùng họng nhanh chóng.
Chuẩn bị khoảng 10g cây kha tử, kết hợp với cát cánh 12g và cam thảo 8g dùng để sắc lên thành hỗn hợp thuốc uống trong ngày. Kiên trì điều trị cho đến khi những dấu hiệu của bệnh ho cải thiện tốt.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ho là một triệu chứng thường gặp phổ biến, gây khó chịu cho vùng họng, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và dễ tiến triển sang dạng mãn tính nếu không được điều trị sớm. Vì thế việc bà con cần làm là chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh với các biện pháp như sau:
- Luôn vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng để làm sạch đường thở, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, sát trùng, hạn chế tình trạng ho.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày để tăng cường hoạt động đào thải của cơ thể, làm ẩm niêm mạc họng, rửa trôi vi khuẩn và dịu cơn ho. Ngoài ra bạn có thể dùng nước xông hơi để làm loãng đờm trong họng.
- Hạn chế việc tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như không khí lạnh, ẩm ướt, ô nhiễm môi trường,… Đồng thời, bạn nên giữ ấm cơ thể đặc biệt là đường thở trong những ngày thời tiết trở lạnh.
- Không nên hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc khi bị ho, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với những tác nhân có hại cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như đồ ăn giàu vitamin C, kẽm, đồ ăn mềm dễ nuốt, đồ uống tốt cho đường hô hấp như trà gừng, trà bạc hà,…
- Hạn chế việc uống nước lạnh, sử dụng các loại chất kích thích như đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, hải sản,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để chủ động điều trị bệnh, đồng thời chữa trị sớm nếu bạn đang mắc bệnh ho.
Đừng để bệnh tật trở thành nỗi lo lắng của bạn và ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bà con nếu nhận thấy có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh ho thì cần nhanh chóng thăm khám sớm để chẩn đoán và trị bệnh theo đúng phương pháp phù hợp nhất.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao
Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh
Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Nước Mũi Đặc Màu Vàng: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Biện Pháp Điều Trị
Nhiệt Miệng Dưới Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!