Chia Sẻ 8 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có nguồn gốc từ dân gian và được nhiều bà con áp dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Đỗ Minh Tuấn tôi, mẹo chữa này có tác dụng làm giảm cơn đau nhức, tăng tuần hoàn máu đến các chi, hạn chế tê bì chân tay và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây,
Tác dụng của ngải cứu trong chữa thoát vị đĩa đệm
Các vấn đề về xương khớp đang dần phổ biến, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên cột sống như đốt sống cổ, thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đề cập đến hiện tượng đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống phình lồi, tổn thương làm tăng áp lực và đau nhức, khó chịu ở khu vực bị tổn thương.
Trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng có thể dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống, mạch máu và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Thông thường, ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ, bà con sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị bảo tồn để kiểm soát bệnh.
Bên cạnh dùng thuốc Tây, vật lý trị liệu thì việc tận dụng các thảo dược tự nhiên chữa bệnh được nhiều bà con áp dụng. Theo đó, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được nhân dân áp dụng cũng như có những phản hồi tích cực sau một thời gian thực hiện.
Theo tài liệu y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay, quy vào kinh Thận, Can và Tỳ. Vị thuốc này có tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn kinh chỉ huyết, dưỡng thai và cải thiện sức khỏe sau sinh. Do đó, bà con thường dùng thảo dược này chữa đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân, phục hồi vết thương, chữa các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn nhận thấy các thành phần trong ngải cứu có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm như tricosanol, dehydro matricaria este, cineol, tetradecatrilin,… Việc áp dụng các cách chữa bệnh từ ngải cứu đều đặn và đúng cách có thể làm giảm một số triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn 8 cách chữa thoát vị đĩa đệm ngải cứu an toàn, hiệu quả
Các bộ phận của cây ngải cứu đều có chứa dược tính và công năng nên được tận dụng để chữa thoát vị đĩa đệm. Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa bệnh từ thảo dược này từ những bài thuốc dùng ngoài đến bài thuốc uống và món ăn.
Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng vị thuốc ngải cứu dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao:
Bài thuốc ngâm từ ngải cứu
Dùng ngải cứu nấu lấy nước và ngâm chân, tay là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và dễ áp dụng. Mẹo chữa này phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mặc dù thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cột sống nhưng những biểu hiện do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng đến các chi, khiến khí huyết tắc nghẽn.
Việc dùng nước ngải cứu ngâm tay, chân giúp làm giảm cảm giác tê bì, tăng tuần hoàn máu, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức do bệnh lý gây ra. Bà con có thể áp dụng mẹo chữa này vào buổi tối trước khi ngủ để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho thảo dược vào đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp
- Cho một ít muối vào và khuấy đều
- Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để ngâm chân, tay
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối biển
Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển là một trong những biện pháp cải thiện cơn đau nhức, khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như các vấn đề xương khớp khác gây ra. Việc tận dụng hơi nóng sẽ giúp các thành phần hoạt chất có trong thảo dược nhanh chóng tác động đến khu vực bị bệnh và phát huy công dụng.
Khi kết hợp với muối biển sẽ tăng tác dụng chữa trị. Bởi trong y học cổ truyền thì muối biển có công dụng sát khuẩn, chống viêm và là vị thuốc dẫn hiệu quả để những vị thuốc nam phát huy được tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 để làm giảm các biểu hiện khó chịu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ngải cứu, ngâm rửa sạch với nước muối và để ráo
- Cho ngải cứu và một ít muối biển vào chảo và sao nóng
- Đến khi hỗn hợp có mùi thơm thì tắt bếp và cho vào túi vải sạch
- Dùng túi vải này chườm lên vị trí lưng hoặc cổ bị đau nhức
- Đến khi nguội thì có thể sao lại và đắp tiếp đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn.
Kết hợp ngải cứu và rượu trắng chữa bệnh
Rượu ngải cứu mang lại nhiều công dụng đối với sức, đặc biệt là người gặp phải các vấn đề xương khớp như thoát vị đĩa đệm, tê bì tay chân, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương khớp thời tiết trở lạnh và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp hiệu quả.
Vì là bài thuốc dùng ngoài nên cách chữa này phù hợp với nhiều đối tượng, hạn chế phát sinh tác dụng nghiêm trọng nên bà con có thể yên tâm áp dụng. Tuy nhiên, với những trường hợp có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng, kích ứng thì nên cân nhắc khi dùng rượu ngải vì trong rượu có chứa cồn gây nóng, bỏng rát da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 300g ngải cứu tươi, loại bỏ lá hư, sâu, héo úa thì ngâm rửa với nước muối pha loãng
- Sau đó vớt ra xả lại với nước và để ráo
- Cho thảo dược vào cối giã nát và cho 100ml vào khuấy đều
- Cho hỗn hợp vào chảo sao nóng rồi đựng trong miếng vải sạch
- Sau đó chườm đắp lên vùng bị đau nhức đến khi nguội
- Nếu cần thiết cho thể sao lại và đắp tiếp tục
- Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để cải thiện bệnh lý
Giảm đau nhức với ngải cứu và giấm gạo
Ngoài tác dụng của ngải cứu thì giấm gạo còn chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, giảm đau, góp phần phục hồi tổn thương do bệnh lý gây ra. Mẹo chữa này có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể, giảm thiểu tình trạng cứng khớp, tê bì tay chân, lạnh cơ thể.
Ngoài công dụng chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ở giai đoạn nhẹ, cách chữa ngải cứu và giấm gạo còn mang lại hiệu quả trong điều trị gai cột sống, chấn thương gây sưng, bầm tím, thoái hóa cột sống, đau lưng do thời tiết thay đổi,… Dùng ngải cứu và giấm gạo được đánh giá có độ an toàn và không gây ra tác dụng phụ nếu áp dụng trong thời gian dài.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ngải cứu tươi và giấm gạo
- Ngải cứu sau khi ngâm rửa qua với nước muối pha loãng thì để ráo
- Thảo dược mang đi giã nát và trộn đều với giấm gạo
- Sau đó đem hỗn hợp đi sao nóng và cho vào miếng vải sạch
- Dùng hỗn hợp này chườm đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm và những khu vực đau nhức khác
- Sau 10 phút thì sao lại và đắp lần nữa nếu cần thiết
Bài thuốc từ ngải cứu, đậu đen và gừng tươi chữa bệnh
Để tăng tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, bà con có thể kết hợp ngải cứu với những vị thuốc khác như gừng tươi, đậu đen. Gừng có tính ấm, công dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng nóng, khó chịu do bệnh lý gây ra. Trong khi đó, đậu đen chứa các chống oxy hóa, giúp giảm đau lưng, nhức mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Người bệnh áp dụng bài thuốc này thường xuyên và đúng cách giúp cải thiện cơn đau nhức, giải phóng dây thần kinh, mạch máu bị tắt nghẽn, lưu thông khí huyết, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương và tăng cường độ vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu tươi 30g
- Gừng tươi và đậu đen mỗi vị 50g
- Rượu trắng 50ml
Hướng dẫn thực hiện:
- Ngải cứu ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
- Đậu đen rửa sạch và để ráo
- Sao vàng các vị thuốc rồi mang đi giã nát và trộn đều với rượu trắng
- Cho hỗn hợp vào khăn sạch rồi chườm đắp lên khu vực đau nhức do bệnh lý gây ra
- Thực hiện đều đặn trong 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Dùng ngải cứu và mật ong chữa thoát vị đĩa đệm
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu dùng trong không chỉ có tác dụng làm giảm các biểu hiện do bệnh lý gây ra mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện miễn dịch hiệu quả. Một trong những mẹo chữa được áp dụng phổ biến là ngải cứu kết hợp với mật ong.
Mật ong có chứa những thành phần, dưỡng chất bổ dưỡng, các chất chống oxy có lợi cho sức khỏe. Nhờ đó mà các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, ăn uống kém do thoát vị đĩa đệm gây ra được cải thiện đáng kể. Uống ngải cứu và mật ong đều đặn mỗi ngày để nhận thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, sau khi ngâm với nước muối 15 phút thì vớt ra rửa sạch
- Cho thảo dược vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Sau đó trộn với 2- 3 muỗng mật ong nguyên chất và chia thành 2 lần uống hết trong ngày
- Thực hiện liên tục trong vòng 15 ngày để đạt được hiệu quả
Ngải cứu kết hợp với một số thảo dược khác
Trong dân gian còn kết hợp ngải cứu với nhiều thảo dược khác như cây trinh nữ, vỏ chanh, vỏ bưởi, quế, lá lốt, ngưu tất nam,… để kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Cụ thể:
- Bài thuốc 1: Dùng ngải cứu phơi khô 120g, lá lốt, rễ cây trinh nữ, ngưu tất nam mỗi vị 160g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì mang đi sao nóng, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần dùng lấy 150g dược liệu cho vào ấm và đổ 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn lá ngải cứu khô 200g, vỏ chanh khô 1kg, vỏ bưởi khô 2 vỏ, rượu trắng 2 lít. Các vị thuốc rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem đi sao khô. Sao đó cho tất cả vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn
- Bài thuốc 3: Dùng ngải cứu 100g, gừng tươi 3 lát, vỏ quế 8g. Các thảo dược sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc sắc được thành 3 lần và uống hết trong ngày.
Món ăn bài thuốc từ ngải cứu hỗ trợ điều trị bệnh
Không chỉ là vị thuốc nam chữa bệnh, ngải cứu còn được biết đến là loại rau ăn thơm ngon, bổ dưỡng và được dùng trong chế biến nhiều món ăn. Do đó, ngoài dùng các bài thuốc uống, chườm đắp từ thảo dược này, bà con cũng có thể sử dụng để nấu ăn.
Những món ăn từ lá ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức cột sống, tăng cường sức khỏe, phục hồi thể trạng, giảm thiểu hiện suy nhược, mệt mỏi. Người bình thường dùng những món ăn từ ngải cứu thường xuyên còn giúp phòng ngừa các vấn đề xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Theo đó, bà con có thể dùng lá ngải cứu chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như trứng chiên lá ngải cứu, gà hầm ngải cứu, ngải cứu hầm sườn heo,… Tuy nhiên, khi nấu chỉ nên bỏ ít gia vị, dầu mỡ để tránh bệnh lý bùng phát nặng nề hơn.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu được nhiều bà con áp dụng vì có độ an toàn cao, thảo dược lành tính, không chứa độc cũng như không phát sinh tác dụng phụ nếu áp dụng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cũng như đạt được kết quả tốt, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nhẹ và không thể thay thế các phương pháp chuyên sâu. Do đó, bà con tránh lạm dụng vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.
- Vì có dược tính thấp nên cách chữa này cần áp dụng đều đặn trong một thời gian nhất định để nhận thấy hiệu quả. Trường hợp không cải thiện bệnh, bà con nên cân nhắc thay thế biện pháp điều trị khác phù hợp.
- Những trường hợp gặp các vấn đề về thận, gian, dị ứng với thành phần trong lá ngải cứu, bệnh về máu, phụ nữ mang thai, đang cho con bú,… không áp dụng các cách chữa từ lá ngải cứu vì có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý.
- Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng có một số bệnh nhân bị dị ứng khi dùng lá ngải cứu dẫn đến nôn mửa, đau bụng, phát ban, nổi mề đay, nghiêm trọng hơn là co giật, loạn nhịp tim,…
- Đối với bài thuốc dùng ngoài tránh áp dụng lên những vùng da có vết thương hở, chảy máu, nhiễm trùng. Trước khi bào chế thuốc cần ngâm rửa các dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.
- Bên cạnh các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, bà con cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập luyện, vận động để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thể áp dụng cho nhiều đối tượng nhưng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp đi kèm với các vấn đề sức khỏe khác, Tuấn tôi khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện mẹo chữa này để tránh phát sinh tác dụng phụ.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!