Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Loại Nào Tốt? Cách Dùng Và Giá Bán
Thuốc trị thoái hóa khớp gối nào tốt nhất hiện nay? Cách dùng ra sao và cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Đây là những câu hỏi tôi nhận được rất nhiều từ bà con kể từ khi mở chuyên mục “Thoái hóa khớp gối” trên Blog. Để giúp bà con có thêm kiến thức về sử dụng thuốc điều trị bệnh, tôi đã tổng hợp nhanh TOP các loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay.
Dùng thuốc điều trị là một phương pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị các bệnh lý về xương khớp nói chung, trong đó có thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nào phù hợp, liều lượng ra sao không phải bà con có thể tự đánh giá được mà cần trải qua quá trình thăm khám kỹ càng tại các địa chỉ y tế chuyên khoa.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối, một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol,…
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, Ibuprofen…
- Thuốc chống thấp khớp: Leflunomide, Methotrexate,…
- Thuốc đặc trị xương khớp: Diacerein,…
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Tramadol, Morphin, Pethidin…
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin, Metaraminol, Imipramine, Doxepin,…
- Thuốc bổ xương khớp: Glucosamin sulfat, Chondroitin,…
Do thời lượng bài viết có hạn, tôi sẽ cùng bà con tham khảo những loại thuốc điều trị phổ biến nhất trong nhóm các loại thuốc trị thoái hóa khớp gối trên đây.
TOP 7 thuốc trị thoái hóa khớp gối được dùng nhiều nhất
Thoái hóa khớp gối nói riêng hay các bệnh lý về xương khớp khác đều rất khó để điều trị một cách tận gốc và triệt để. Vì thế cơ chế điều trị của thuốc Tây y là kết hợp nhiều loại thuốc riêng biệt trong cùng phác đồ chữa bệnh. Việc kết hợp ra sao, liều lượng dùng và những lưu ý khi sử dụng, bà con cần chú ý cụ thể qua thông tin dưới đây.
Thuốc trị thoái hóa khớp gối Paracetamol
Paracetamol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau thông thường, vì thế loại thuốc này được chỉ định trong hầu hết những tình huống người bệnh bị những cơn đau xương khớp hành hạ. Nhờ khả năng tổng hợp Prostaglandin và tác động tới Cyclooxygenase mà paracetamol có khả năng điều trị được các cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra.
Công dụng:
- Giảm đau nhức xương khớp, không có tác dụng trong điều trị thấp khớp.
- Hạ thân nhiệt nhanh chóng với các trường hợp bị sốt cao.
Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh sử dụng từ 1 – 2 viên Paracetamol, liều dùng không quá 4g/ ngày.
Chú ý: Paracetamol là một loại thuốc giảm đau khá lành tính, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người bệnh như phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên trong trường hợp dùng thuốc với thời gian dài có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
- Phát ban mẩn đỏ
- Cơ thể ngứa ngáy
- Táo bón
- Mất ngủ
- Nhiễm độc gan thận.
Giá bán tham khảo: Paracetamol 500mg 5 vỉ có giá tham khảo 32.500 đồng.
Thuốc Aspirin giảm đau chống viêm
Khác biệt so với Paracetamol, nhóm thuốc chống viêm không steroid ngoài công dụng giảm đau nhức còn giúp chống viêm nhiễm. Bởi vậy nhóm thuốc này được kê dùng khi bà con không còn đáp ứng với việc sử dụng paracetamol.
Aspirin ngoài công dụng giảm viêm đau còn giúp hạ sốt hiệu quả, ít mang lại tác dụng phụ như đối với một số thuốc kháng viêm không steroid khác.
Công dụng:
- Điều trị viêm xương khớp cấp và mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp ở người trẻ.
- Dùng trong điều trị bệnh lý xương khớp khác.
Cách dùng:
- Người lớn: Sử dụng từ 3 – 5g/ ngày, chia làm 3 – 4 lần uống.
- Trẻ em dùng từ 80 – 100mg/ kg/ ngày. Nếu trong trường hợp bệnh nặng có thể dùng đến 130g/ kg/ ngày với 4 – 6 lần uống.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Người đang bị suy giảm chức năng gan thận.
- Người bị mắc bệnh về tim mạch.
- Người bị sốt xuất huyết.
- Người đang mắc hen suyễn hay mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Giá bán: Giá thuốc Aspirin 100mg 3 vỉ 17 – 18.000 đồng/ hộp. Loại 500mg PH8 10 vỉ có giá 36.000 đồng.
Thuốc chống thấp khớp Methotrexate
Methotrexate điều trị các bệnh về xương khớp khá hiệu quả bằng cách ức chế quá trình tổn thương ở xương khớp. Từ đó thuốc có khả năng làm giảm cơn đau, viêm nhiễm cũng từ đó mà thuyên giảm dần. Khi so sánh với Leflunomide, Methotrexate cho tác dụng vượt trội hơn hẳn và ít đem lại tác dụng phụ cho người dùng trong quá trình sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý Methotrexate không có tác dụng gì đối với phần sụn khớp đã bị phá hủy mà chỉ có khả năng ức chế sự gia tăng số lượng tế bào miễn dịch gây đau viêm. Bởi vậy muốn hiệu quả, người dùng cần kết hợp với tiêm Corticosteroid và thuốc non – steroid.
Cách dùng: Methotrexate là loại thuốc có chứa độc tính trong thành phần, do đó bà con không nên tự ý sử dụng mà cần uống theo hướng dẫn. Thông thường liều dùng sử dụng trong 1 tuần là 7,5mg uống 1 liều duy nhất. Cách uống này sẽ giúp giảm bớt sự nhiễm độc ở gan.
Tác dụng phụ khi sử dụng:
- Chóng mặt đau đầu.
- Buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài.
- Da bị phù nặng.
- Tóc rụng.
- Ho dữ dội nếu thuốc tác động đến phổi.
Thận trọng khi sử dụng với các đối tượng:
- Bệnh nhân đang bị suy gan, suy tủy, viêm loét tiêu hóa.
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Người bị nghiện rượu hoặc có tiền sử bị nghiện rượu.
- Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận, rối loạn hệ tạo máu, thiếu máu, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Giá bán: Hiện nay trên thị trường Methotrexate 2.5mg đang được bán với giá khoảng 3.000 – 5.000 đồng/ viên.
Thuốc trị thoái hóa khớp gối Diacerein
Diacerein được đánh giá là một loại biệt dược đặc trị bệnh lý xương khớp, có tác dụng hiệu quả đối với các tình trạng thoái hóa khớp, viêm nhiễm khớp, ức chế thấp khớp,… Thuốc Diacerein là không ức chế sự tổng hợp Prostaglandin, từ đó hấp thụ rất nhanh qua dạ dày.
Cơ chế hoạt động của Diacerein là tác động đến quá trình đồng hóa tế bào sụn, từ đó giúp giảm và tiêu diệt dần những yếu tố gây tình trạng viêm nhiễm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Diacerein cho tác dụng giảm đau, cải thiện khớp chỉ sau 1 tháng dùng liên tục.
Cách sử dụng:
- Người trưởng thành sử dụng 2 viên trong ngày, mỗi lần uống 1 viên. Tuy nhiên trong thời gian mới đầy dùng, bạn chỉ nên uống 1 viên/ ngày vào bữa tối, sau 2 tuần bắt đầu tăng liều.
- Trong quá trình dùng thuốc để đem đến hiệu quả tốt nhất thì nên dùng kèm thuốc giảm đau, kháng viêm non – steroid.
Tác dụng phụ thường thấy:
- Đau bụng nhẹ trong những ngày đầu sử dụng thuốc do thức ăn đi qua ruột bị tăng nhanh.
- Màu nước tiểu chuyển sang vàng sậm.
Chống chỉ định:
- Người đang mắc các bệnh về suy thận.
- Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng đường ruột và đại tràng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
Giá bán tham khảo: Diacerein 50mg hiện nay đang có giá khoảng 146.000 đồng/ 3 vỉ tại các hiệu thuốc trên thị trường.
Tramadol – Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids
Tramadol là một loại thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện với khả năng đặc trị những cơn đau khớp ở mức độ trung bình. VÌ có chứa hàm lượng chất gây nghiện nên bà con không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự chỉ định từ phía bác sĩ chuyên môn.
Cơ chế hoạt động của Tramadol tương tự như một chất giảm đau có sẵn trong cơ thể con người (Endorphin) nằm ở não và tủy sống. Chúng sẽ giúp ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau từ các dây thần kinh đến não và khiến cho ta mất cảm giác mình đang đau. Do đó, thuốc không có khả năng điều trị những yếu tố gây đau nhức mà chỉ làm giảm cảm nhận của người bệnh về sự đau đớn.
Liều dùng thuốc:
- Uống thuốc từ sau 4 – 6 giờ xuất hiện cơn đau liên tục.
- Liều dùng thuốc thông thường là từ 400mg/ ngày, với người cao tuổi chỉ sử dụng tối đa 300mg/ ngày.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ
- Táo bón
- Giảm trí nhớ và độ tập trung
- Khô miệng, đổ mồ hôi.
Chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Người có cơ địa bị dị ứng với thuốc, nhạy cảm với đồ uống có cồn, thuốc an thần.
- Người đã và đang dùng thuốc chống trầm cảm trong 14 ngày gần đây.
- Người có tiền sử bị bệnh co giật.
- Bà con bị bệnh gan thận, hen suyễn.
- Chị em phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Giá bán tham khảo: Tramadol Sandoz hiện đang bán trên toàn quốc với giá khoảng 900.000 đồng/ hộp.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Imipramine
Imipramine là một loại trong nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng, được sử dụng theo dạng kê đơn. Chúng có nhiều dạng sử dụng nhưng đối với điều trị thoái hóa khớp, người ta thường dùng Imipramine theo dạng liều uống.
Cơ chế chính của thuốc chống trầm cảm là ức chế sự tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh như Norepinephrine, Serotonin. Bởi vậy thuốc chống trầm cảm còn được dùng để trị bệnh về đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa.
Cách dùng:
- Liều cho người lớn là 75mg/ ngày khi mới dùng, sau tăng dần lên 150mg/ ngày và tối đa khoảng 200mg/ ngày. Có thể chia làm nhiều lần uống hoặc 1 lần vào trước khi đi ngủ 1 tiếng. Nếu sau 2 tuần chưa thấy cơ thể đáp ứng thuốc, tăng liều lên 300mg/ ngày.
- Với người cao tuổi, sử dụng 25 – 50mg vào trước giờ đi ngủ trong ngày. Liều tối đa được sử dụng lên đến 100mg/ ngày.
Giá bán hiện nay: Imipramine hiện đang có giá lần lượt theo hàm lượng 10mg, 25mg, 50mg là 400.000 đồng, 1.000.000 đồng và 1.900.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc cùng nhóm khác như Amitriptylin, Metaraminol,…
Thuốc trị thoái hóa khớp gối Glucosamin Sulfat
Glucosamin Sulfat hoạt động như một loại đường do cơ thể tự sản sinh. Nó có khả năng duy trì được độ dẻo dai và đàn hồi tốt ở các mô sụn. Theo thời gian, lão hóa bắt đầu diễn ra khiến cơ thể mất dần khả năng sản sinh ra glucosamine sulfate bởi vậy việc bổ sung chúng thông qua thuốc uống là điều rất cần thiết.
Công dụng: Với khả năng tổng hợp giữa glucosamine sulfate và sodium chloride, thuốc có tác dụng đối với sức khỏe như sau:
- Làm chậm quá trình lão hóa của sụn khớp.
- Cung cấp thêm dưỡng chất và chất nhờn để tái tạo phần mô sụn bị hư tổn hay phá hủy.
- Kích thích cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi.
- Hạn chế tình trạng viêm đau, sưng tấy và ức chế tiến trình lão hóa xương.
Cách dùng: Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 viên tương đương với 1500mg.
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Trong quá trình tiếp nhận và thăm khám cho bệnh nhân, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bà con phản ánh rằng đã điều trị thuốc Tây với nhiều liệu trình nhưng không khỏi, bệnh thường hay tái phát.
Điều này phần lớn xuất phát từ thói quen “tự chẩn tự chữa” của mọi người dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng liều, điều trị không dứt điểm bệnh. Ngoài ra, thuốc Tây không điều trị được tận gốc mà chỉ ức chế biểu hiện tạm thời, nếu bà con không chú ý bảo vệ sức khỏe sau khi điều trị thì bệnh hoàn toàn có thể tái phát.
Bởi vậy, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, tôi cần lưu ý bà con một số vấn đề như sau:
- Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây điều trị khi chưa có sự hướng dẫn từ phía bác sĩ chuyên môn để đảm bảo dùng đúng thuốc đúng bệnh.
- Khi có bất kỳ những thay đổi hoặc đặc điểm bệnh nào khác, bà con nên thông báo sớm cho bác sĩ để làm căn cứ kê đơn chuẩn.
- Một số loại thuốc có tác dụng nhanh nhưng chỉ phù hợp trong điều trị ngắn hạn như nhóm giảm đau, nhóm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau gây nghiện,… Còn lại nhóm thuốc bổ khớp như Glucosamine, Chondroitin,… đều có thể sử dụng trong điều trị dài ngày. Tuy nhiên vẫn cần sự hướng dẫn từ phía bác sĩ điều trị.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu những tác dụng phụ mà chúng mang lại đối với sức khỏe là quá lớn thì cần ngưng sử dụng và báo với bác sĩ điều trị.
- Ngoài quá trình uống thuốc, để đảm bảo hiệu quả lâu dài cần kết hợp thêm với với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện hợp lý.
Đối với các loại thuốc điều trị bằng Tây y, người bệnh có thể giảm nhanh những cơn đau nhức tại xương khớp và đạt được hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cũng có thể gặp nhiều tác dụng phụ mà chúng mang lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này thể hiện rất rõ qua nhiều trường hợp tôi thăm khám, điển hình như anh Tùng (38 tuổi, Hà Nội) bị viêm loét dạ dày do dùng nhiều Aspirin.
Vì thế, trong điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo thêm nhiều hướng điều trị an toàn khác, ví dụ như phương pháp Đông y hoặc vật lý trị liệu điều trị với những biện pháp xoa bóp bấm huyệt, bài tập trị liệu, châm cứu, thủy châm,…
Việc sử dụng bài thuốc Đông y kết hợp với vật lý trị liệu đem lại tác dụng tốt cho người bệnh trong điều trị, giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh từ gốc, làm mạnh gân khớp, kích thích máu lưu thông, khôi phục vận động nhanh, nâng cao đề kháng và chức năng tạng phủ, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thực tế hiệu quả của phác đồ điều trị kết hợp này đã được minh chứng qua rất nhiều bệnh nhân tôi thăm khám và chữa trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Điển hình như nghệ sĩ Xuân Hinh, chú Đăng (59 tuổi, Lâm Thao, Phú Thọ), anh Luận (Hà Đông, Hà Nội),…
Nhờ áp dụng bài thuốc gia truyền hơn 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh, với 4 phương thuốc nhỏ mang tác dụng bổ trợ lẫn nhau: Thuốc đặc trị thoái hóa khớp – Bổ gan giải độc – Bổ thận dưỡng huyết – Kiện tỳ, ích tràng để đem đến hiệu quả chữa bệnh toàn diện. Hiện nay, tôi đang điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân xương khớp thoát khỏi nỗi lo bệnh tật. Trong chương trình “Khỏe thật đơn giản – Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” trên VTV2, bài thuốc của chúng tôi được đánh giá cao.
Điều trị thoái hóa khớp gối là việc làm hoàn toàn cần thiết nhưng sử dụng thuốc nào và dùng ra sao cho đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Do đó bà con không được chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào chữa bệnh. Trong quá trình điều trị, nếu bà con có thắc mắc nào cần giải đáp có thể liên hệ với tôi qua blog này, tôi sẽ cố gắng giúp đỡ trả lời tất cả mong muốn của mọi người.
Trong trường hợp tôi chưa kịp giải đáp thắc mắc của bà con ngay, mọi người có thể liên hệ sớm hơn với tôi qua thông tin dưới đây:
- Số điện thoại cầm tay: 0984 650 816 – 0963 302 349
- Facebook: Đỗ Minh Tuấn
- Địa chỉ nhà thuốc tôi đang công tác: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Cảm ơn bà con đã theo dõi!
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!