Top 10 Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay An Toàn, Hiệu Quả Tốt Nhất
Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng phổ biến, gây ra cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ và khó chịu cho người bệnh. Để điều trị và giảm thiểu các triệu chứng này, việc sử dụng thuốc trị nổi mề đay là một phương pháp được bác sĩ khuyên dùng. Vậy trên thị trường hiện nay đang có những loại thuốc trị mề đay nào hiệu quả, an toàn nhất? Bài viết được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Có nững loại thuốc trị nổi mề đay nào hiệu quả?
Dưới đây là những loại thuốc giúp giảm triệu chứng và điều trị tình trạng nổi mề đay hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo như sau:
Thuốc Hydroxyzine
Hydroxyzine là một loại thuốc kháng histamine H1 thế hệ đầu tiên, thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa và các vấn đề liên quan đến căng thẳng và lo âu. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về Hydroxyzine:
Thành phần: Hydroxyzine hydrochloride hoặc Hydroxyzine pamoat, tá dược lactose, tinh bột ngô, povidone, magnesi stearate…
Công dụng:
- Hydroxyzine thường được dùng để giảm ngứa và các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng.
- Thuốc có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng và lo âu.
- Thường được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Hydroxyzine có thể được dùng như một thuốc an thần nhẹ trước các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật.
Cách sử dụng:
Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc theo dạng uống hoặc tiêm, mỗi người sẽ có liều lượng khác nhau và cần có sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.
- Trẻ nhỏ: Mỗi lần dùng 0,6mg/kg, thời gian uống cách khoảng 6 giờ mới tiếp tục sử dụng.
- Người lớn: Mỗi lần dùng 10 – 20mg, cách nhau khoảng 4 tiếng và tối đa 600mg/ngày.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, táo bón hoặc tiêu chảy.
Giá tham khảo: Khoảng 80.000/hộp.
Loratadine
Loratadine là một loại thuốc phổ biến trong đơn trị liệu nổi mề đay, có thể dùng cho cả trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Thuốc này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị mề đay dị ứng nhờ cơ chế ức chế histamine ba vòng. So với nhiều loại thuốc khác, Loratadine có tác dụng nhanh chóng, kiểm soát tốt bệnh lý và ngăn ngừa tái phát.
Thành phần chính: Loratadine, bột Talc, Ethanol 96%, Tinh bột ngô, Cellulose vi tinh thể.
Công dụng:
- Nhanh chóng ức chế hoạt động của histamine, giúp giảm đỏ da và ngứa ngáy.
- Hỗ trợ tái tạo da trong thời gian ngắn, tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Cách sử dụng:
- Trẻ từ 2 đến 12 tuổi nên dùng khoảng 5-10ml siro mỗi ngày.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn cần uống 10mg mỗi ngày.
Tác dụng phụ: Khi dùng quá liều, Loratadine có thể gây viêm kết mạc, khô miệng và đau đầu.
Giá bán tham khảo: 12.000 VNĐ/hộp 20 viên nén.
Dexchlorpheniramine
Dexchlorpheniramine là thuốc trị nổi mề đay thuộc nhóm kháng histamine H1, với thành phần chính là Dexchlorpheniramine maleate. Thuốc sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng và mề đay, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Dexchlorpheniramine có hai dạng chính là viên nén 2mg và 6mg.
Thành phần: Bao gồm Dexchlorpheniramine maleate.
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng dị ứng và mề đay.
- Làm dịu các dấu hiệu đi kèm dị ứng như ho, hắt hơi, sổ mũi.
Cách sử dụng:
- Viên nén 2mg: Trẻ em từ 6-12 tuổi uống ½ viên, 2 lần mỗi ngày. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn uống 1 viên, 3 lần mỗi ngày.
- Viên nén 6mg: Người trên 15 tuổi uống 1 viên, 2 lần mỗi ngày (sáng và tối).
Lưu ý:
- Chống chỉ định: Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc và phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần được bác sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ: Có thể gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón và mệt mỏi. Một số trường hợp nhạy cảm có thể bị phát ban, giảm tiểu cầu, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ.
Giá bán tham khảo: Giá bán lẻ mỗi viên khoảng 170 đồng, trong mỗi hộp chứa 2 vỉ hoặc 10 vỉ x 15 viên/vỉ.
Fexofenadine
Fexofenadine là thuốc trị ngứa và nổi mề đay, có tên khoa học là Fexofenadine Hydrochloride. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp viêm nhiễm và mẩn đỏ ngoài da do dị ứng. Loại thuốc này có thể phù hợp với nhiều lứa tuổi, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Thành phần chính: 60mg Fexofenadine, Titan Dioxyd, Talc, Povidon, tinh bột ngô và các tá dược cần thiết khác.
Công dụng:
- Giảm nhanh các triệu chứng của nổi mề đay mãn tính, bao gồm ngứa ngáy và nóng rát trên da.
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi, ngứa họng và nghẹt mũi.
Cách sử dụng:
- Người lớn & trẻ em trên 12 tuổi: 180mg/ngày, chia làm 2 lần uống.
- Trẻ em từ 6-11 tuổi: 60mg/ngày, chia làm 2 lần uống.
Tác dụng phụ:
- Có thể gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.
- Trong một số trường hợp nặng, có thể xuất hiện ban đỏ, khó thở và sưng viêm họng.
Lưu ý: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng, người bệnh cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Giá bán tham khảo: Khoảng 2400 VNĐ/viên.
Acrivastine
Acrivastine là một loại thuốc trị mề đay dị ứng kháng histamine được sử dụng để điều trị nổi mề đay và các triệu chứng dị ứng khác như viêm mũi dị ứng. Thuốc này giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng mẩn ngứa và nổi ban đỏ.
Thành phần chính: Acrivastine.
Công dụng:
- Điều trị các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay và viêm mũi dị ứng.
- Giảm ngứa da trong các trường hợp nổi mề đay mãn tính vô căn.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 8mg, 1-3 lần mỗi ngày.
- Không khuyên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và người trên 65 tuổi.
Tác dụng phụ: Có thể gây sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt và khó thở.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có vấn đề về thận hoặc đang dùng thuốc khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Giá bán tham khảo: 500.000 VNĐ/hộp (5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén).
Diphenhydramine
Diphenhydramine là một loại thuốc kháng histamin, có tác dụng ức chế hoạt động sản sinh histamin, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nổi mề đay và dị ứng trên da. Thuốc được sản xuất theo dạng uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi uống hoặc tiêm khoảng 2 giờ, thuốc sẽ phát huy tác dụng và kéo dài trong 7 giờ.
Thành phần chính: Diphenhydramine, allantoin, kẽm acetate.
Công dụng:
- Giảm nồng độ histamin trong cơ thể, giảm ngứa ngáy và sưng tấy do mề đay gây ra.
- Hạn chế tăng sinh Histamin và ngăn không để chúng phát triển quá mạnh.
- Có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp, liều 25-50mg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần. Không dùng quá 300mg/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Tiêm liều 12,5-25mg/lần, lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần. Không dùng quá 150mg/ngày.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Tiêm liều 6,25-12,5mg/lần, lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần. Không dùng quá 150mg/ngày.
Lưu ý:
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tác dụng phụ: Có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như buồn ngủ, nhức đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến co thắt phế quản và suy hô hấp.
Giá bán tham khảo: Hiện tại, Diphenhydramine chưa có giá niêm yết. Người bệnh nên liên hệ với bệnh viện hoặc các đơn vị cung cấp thuốc uy tín để được báo giá chính xác.
Methylprednisolone
Methylprednisolone là một loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa, thuộc nhóm corticosteroid. Thuốc có tác dụng hỗ trợ tình trạng dị ứng, chống viêm và ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
Thành phần chính: Methylprednisolone, bột ngô, sucrose, paraffin lỏng, lactose và các tá dược khác.
Công dụng:
- Điều trị các bệnh về da như viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc và nổi mề đay.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, mắt và huyết học.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 60-120mg/ngày, nhắc lại sau 6 giờ nếu cần.
- Trẻ em: Uống 10-30mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.
Lưu ý:
- Chống chỉ định: Không dùng cho người mắc bệnh dạ dày, tâm thần, tiêu hóa, bị nấm toàn thân hoặc mẫn cảm với methylprednisolone.
- Tác dụng phụ: Có thể gây kích động thần kinh, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và tăng nguy cơ tiểu đường.
Giá bán tham khảo: Khoảng 130.000 VNĐ/hộp (3 vỉ x 10 viên/vỉ).
Eumovate
Eumovate là thuốc trị nổi mề đay chứa Clobetasone Butyrate, một hoạt chất kháng viêm thuộc nhóm Corticosteroid. Thuốc có công dụng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.
Thành phần chính: Clobetasone Butyrate 0,05% và các thành phần phụ khác.
Công dụng: Giảm ngứa và mẩn đỏ do nổi mề đay, viêm da cơ địa, hăm da, viêm da tiết bã nhờn và các phản ứng dị ứng ngoài da, bao gồm cả phản ứng do nọc độc côn trùng.
Cách sử dụng:
- Hãy làm sạch vùng da bị tổn thương trước khi bôi thuốc.
- Bôi trực tiếp thuốc lên da, tối đa 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm.
Liều lượng theo vùng da:
- Vùng da nhỏ (dưới cánh tay, bàn tay, bàn chân): Dùng lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay.
- Vùng da lớn (lưng, bụng, đùi, cẳng chân): Dùng lượng thuốc bằng khoảng 2 đốt ngón tay.
Tác dụng phụ: Có thể gây teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban và cảm giác bỏng rát tại vùng da bôi thuốc.
Lưu ý: Sử dụng liều lượng phù hợp với từng vùng da khác nhau để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Giá bán tham khảo: Một tuýp thuốc bôi 15g có giá khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ.
Clorpheniramine
Clorpheniramine là thuốc kháng histamine H1 phổ biến được sử dụng để điều trị nổi mề đay, viêm mũi dị ứng và viêm da tiếp xúc. Thuốc có tác dụng kháng histamine tại các tế bào da, giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
Thành phần chính: Clorpheniramine maleate 4mg.
Công dụng: Giảm các triệu chứng dị ứng, nổi mẩn do mề đay và các tình trạng dị ứng khác ở đường hô hấp trên.
Cách sử dụng:
- Người trên 12 tuổi: Uống 1 viên, 3-4 lần mỗi ngày. Không dùng quá 6 viên/ngày.
- Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống ½ viên, 3-4 lần mỗi ngày.
Lưu ý:
- Chống chỉ định: Những người bị bệnh tắc cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh nhân hen mãn tính, loét dạ dày và phụ nữ đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Có thể gây hoa mắt, bí tiểu, buồn ngủ, khô miệng. Trong một số trường hợp nặng, có thể gây khó thở và suy hô hấp. Thuốc có tác dụng an thần, giảm tập trung nên không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi dùng.
Giá bán tham khảo: Khoảng 35.000-40.000 VNĐ/hộp (10 vỉ x 20 viên/vỉ).
Prednisolone
Prednisolone là một loại thuốc chống viêm thuộc nhóm Corticosteroid, được sản xuất dưới dạng viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau, từ 2mg đến 50mg, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng.
Ngoài dạng viên nén, Prednisolone còn có các dạng khác như dung dịch tiêm, viên đặt trực tràng, siro uống và dịch nhỏ mắt. Sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay.
Thành phần chính: Prednisolone.
Công dụng:
- Giảm sưng, ngứa và nổi mẩn đỏ do dị ứng hoặc nổi mề đay.
- Hỗ trợ điều trị các trường hợp vảy nến và dị ứng phấn hoa.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 2-4 lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
- Trẻ em: Dùng 0,14-2mg/kg cân nặng/ngày, chia làm 4 lần uống.
Tác dụng phụ: Có thể gây kích động thần kinh, mất ngủ, chảy máu cam và đục thủy tinh thể.
Lưu ý:
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Prednisolone trừ khi cần thiết và phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ bác sĩ.
- Mẹ đang cho con bú có thể dùng nhưng cần chú ý liều lượng vì thuốc có thể tiết vào sữa mẹ.
Giá bán tham khảo: 10.000 VNĐ/vỉ (10 viên).
Cetirizin
Cetirizine là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và dung dịch, có tác dụng giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do nổi mề đay gây ra, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Thành phần chính: 10mg Cetirizine Hydrochloride và các hoạt chất khác như Talc, Titanium Dioxide, Aerosil,…
Công dụng:
- Điều trị nổi mề đay mãn tính.
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm kết mạc và viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên nên uống 10mg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Tác dụng phụ: Có thể gây đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Do đó, bệnh nhân không nên tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc.
Lưu ý: Bệnh nhân suy thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Giá bán tham khảo: 60.000 VNĐ/hộp (10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên).
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay
Để điều trị hiệu quả, việc sử dụng thuốc trị nổi mề đay đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.
- Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu trình điều trị nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
- Bạn cần dọc kỹ thông tin sản phẩm trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, giúp bạn hiểu rõ về liều lượng, cách dùng để không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn..
- Liều lược được chỉ định cần tuân thủ tuyệt đối, không tự ý giảm hoặc tăng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu không tuân theo sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.
- Nếu bạn đang dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, hãy thông báo cho bác sĩ biết để tránh các tương tác thuốc có thể gây hại. Một số loại thuốc có thể làm giảm hoặc tăng hiệu quả của thuốc trị nổi mề đay.
- Khi sử dụng thuốc, hãy theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn nôn, chóng mặt, phát ban hoặc khó thở. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
- Ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, hãy tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình đã được kê đơn. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc cần để ở những nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần chăm sóc da đúng cách bằng cách giữ da sạch sẽ, tránh các yếu tố gây kích ứng như hóa chất, và chất tẩy rửa mạnh.
Việc sử dụng thuốc trị nổi mề đay đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và khó chịu do tình trạng dị ứng này gây ra. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, việc tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Hãy đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng và lưu ý các tác dụng phụ của sản phẩm. Để biết mình phù hợp với loại thuốc nào, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!