10 Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn
Thuốc trị mề đay mãn tính có tác dụng kiểm soát cơn ngứa dai dẳng, âm ỉ, phát ban, nổi sẩn đỏ trên da. Hầu hết những loại thuốc này chứa thành phần kháng chất trung gian gây dị ứng, phục hồi vùng da bị tổn thương. Tuấn tôi sẽ thông tin đến bà con một số loại thuốc chữa bệnh được thường được chỉ định.
Mề đay mãn tính được xác định khi các biểu hiện lâm sàng kéo dài trên 6 tuần và không đi kèm các biểu hiện toàn thân, nghiêm trọng. Tình trạng này thường là hệ quả của bệnh mề đay cấp tính không được điều trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, triệu chứng mề đay mãn tính còn xảy ra do bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như hóa chất, không khí lạnh/ nóng, phấn hoa, côn trùng, lông vật nuôi, thực phẩm,…. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng bởi các bệnh nội khoa như gan, thận, phổi hoặc nhiễm trùng da khác.
Theo nhận định của tôi, mề đay mãn tính mặc dù không có mức độ nặng và nguy hiểm như mề đay cấp nhưng bệnh không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Việc chữa trị bệnh mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi bà con phải kiên trì, phối hợp tốt với các bác sĩ, lương y có chuyên môn.
10 Thuốc trị mề đay mãn tính phổ biến, hiệu quả
Theo y học hiện đại, phương pháp điều trị mề đay và mề đay mãn tính nói riêng chủ yếu là dùng thuốc. Các nhóm thuốc uống và thuốc bôi được kết hợp để ức chế tác nhân gây dị ứng, đồng thời kiểm soát tốt tình trạng ngứa ngáy, phát ban đỏ, hồng, nổi sẩn, khó chịu,…
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính sẽ không có các biểu hiện nguy hiểm như phù mạch, khó thở, sốc phản vệ nên sẽ không chỉ định những loại thuốc điều trị khẩn cấp. Để đảm bảo an toàn, sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh thì cần được thăm khám, chẩn đoán đúng cách.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán và nhiều yếu tố khác, bà con sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc trị mề đay mãn tính hiệu quả được bác sĩ kê đơn:
Thuốc bôi Phenergan
Phenergan là thuốc bôi ngoài da được sản xuất bởi Công ty CP Dược Phẩm Sanofi-Synthelabo (Việt Nam). Thuốc thuộc nhóm tân dược kháng histamin với thành phần chính là Promethazin. Hoạt chất này khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế ức chế chất trung gian phản ứng dị ứng (chủ yếu là histamin), từ đó dự phòng các phản ứng viêm, kích ứng hiệu quả.
Thuốc bôi Phenergan được chỉ định trong những trường hợp dị ứng da gây ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay cấp và mãn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,… Vì ở dạng bôi ngoài nên thuốc có độ an toàn cao, các thành phần chỉ tích lũy lượng nhỏ trong cơ thể không đáng kể và chủ yếu là phát huy tác dụng tại chỗ.
Dù vậy nhưng loại thuốc này không chỉ định cho vùng da có vết thương hở, chảy máu, rỉ dịch hoặc mề đay nổi trên diện rộng. Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với promethazine, gặp các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, tăng hấp thụ cũng không được dùng thuốc.
Đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, trong thời gian dùng thuốc cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia cực tím vì có thể khiến da bị tổn thương, kích ứng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa đều lên da
- Mỗi ngày bôi từ 3 – 4 lần
Tác dụng phụ:
- Da nhạy cảm với ánh nắng
Thuốc Dexclorpheniramin
Thuốc Dexclorpheniramin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1 được dùng trong điều trị mề đay mãn tính. Thành phần trong thuốc có tác dụng cạnh tranh với histamin tại vị trí thụ thể H1 tại mạch máu, đường hô hấp, đường tiêu hóa, an thần, kháng cholinergic. Từ đó các biểu hiện do bệnh lý gây ra sẽ cải thiện đáng kể.
Ngoài tác dụng điều trị mề đay mẩn ngứa, Dexclorpheniramin còn được chỉ định trong điều trị một số bệnh liên quan đến các phản ứng của hệ miễn dịch với dị nguyên như viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay phù mạch, da vẽ nổi, hỗ trợ kiểm soát phản ứng phản vệ,…
Tùy vào từng đối tượng sẽ được chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng thuốc khác nhau. Theo khuyến cáo, Dexclorpheniramin không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với các thành phần trong thuốc, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, đang trong quá trình điều trị các bệnh đường hô hấp dưới, hen suyễn,…
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần uống 2mg, uống cách 4 – 6 tiếng
- Trẻ em: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Tác dụng phụ:
- Tức ngực
- Suy nhược thần kinh trung ương
- Choáng váng, hoa mắt
- Buồn ngủ
- Phát ban do thuốc
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau thượng vị
- Tiểu chảy, táo bón,…
Thuốc điều trị tại chỗ Eumovate
Eumovate là thuộc nhóm corticosteroid điều trị tại chỗ. Với thành phần chính là Clobetasone 17-butyrate thuốc có tác dụng cải thiện các biểu hiện viêm da, ngứa ngáy, phát ban, nổi sẩn đỏ, nóng da, khó chịu. Thuốc được dùng trong trường hợp mề đay cấp và mãn tính, chàm, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc,…
Dù có tác dụng chống viêm hiệu quả nhưng các nhóm thuốc điều trị tại chỗ chứa corticosteroid không được chỉ định sử dụng trong thời gian dài bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe như rối loạn sắc tố da, teo da, giãn mạch máu,…
Thuốc bôi ngoài da Eumovate không dùng cho những trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc quá mẩn với corticosteroid, người có làn da mỏng, nhạy cảm. Ngoài ra, thuốc không áp dụng cho người bị nổi mề đay toàn thân. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét dùng các loại thuốc đường uống để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần vào những vị trí nổi mề đay
- Không dùng cho những vùng da khỏe mạnh
- Khi nhận thấy triệu chứng bệnh cải thiện thì giảm liều
Tác dụng phụ:
- Châm chích, nóng rát da (biểu hiện này sẽ tự hết sau vài lần bôi thuốc)
- Nổi mụn nước, rạn da, mỏng da
- Nếu lạm dụng sẽ làm tăng hấp thu steroid và gây ra nhiều vấn đề về da
Thuốc Cetirizin
Thuốc Cetirizin thường được chỉ định trong điều trị mề đay mãn tính không rõ nguyên nhân, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,… Với khả năng ức chế phản ứng dị ứng sớm, histamin và các chất trung gian trong phản ứng dị ứng sẽ hạn chế phóng thích đến da và niêm mạc. Từ đó kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dung dịch. Trong điều trị mề đay mãn tính, bác sĩ thường chỉ định ở dạng viên 5mg và 10mg. Thuốc phải được dùng cả viên, không nghiền, hòa tan, nhai. Bệnh nhân có thể uống ngoài bữa ăn hoặc trong bữa ăn đều được nhưng phải đảm bảo liều lượng theo hướng dẫn.
Liều dùng ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau, trong đó người suy thận, suy gan hoặc gặp một số vấn đề sức khỏe đặc biệt sẽ được cân nhắc và hiệu chỉnh liều lượng phù hợp nhất. Bởi nếu tự ý dùng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Cách dùng và liều dùng:
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn mỗi lần uống 5mg
- Ngày uống 2 lần
Tác dụng phụ:
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức
- Buồn ngủ, ngủ gật
Thuốc Loratadine
Là một trong những loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, Loratadine được dùng trong điều trị mề đay mãn tính và có thể khắc phục một số tác dụng phụ của thuốc thế hệ 1. Ngoài tác dụng khắc phục các triệu chứng bệnh lý, thuốc còn mang lại hiệu quả trong điều trị viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi,…
Dựa vào thành phần và dược động học của thuốc chỉ được dùng cho trẻ từ 2 tuổi và người trưởng thành để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhìn chung, Loratadine mang lại hiệu quả tốt hơn so với các loại thuốc kháng histamin khác.
Sau khi sử dụng thuốc, phản ứng dị ứng được kiểm soát nên các biểu hiện phát ban, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, các mô da bị tổn thương cũng có điều kiện phục hồi nhanh chóng, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Mỗi ngày uống từ 5 – 10ml (thuốc ở dạng siro)
- Người lớn: Mỗi ngày uống 10mg
Tác dụng phụ:
- Đau đầu
- Khô miệng
- Viêm kết mạc
Acrivastine – Thuốc trị mề đay mãn tính
Thuốc Acrivastine không chỉ được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng mà còn được chỉ định trong những trường hợp mề đay mãn tính vô căn. Nằm trong nhóm thuốc kháng histamin H1, thuốc có tác dụng khắc phục nhanh các biểu hiện ngứa ngáy ngoài da, nóng rát, sưng đỏ và phát ban.
Tương tự như các loại thuốc kháng histamin khác, thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc, bệnh nhân suy thận. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi lần uống 8mg
- Ngày uống 3 lần
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ
- Chóng mặt, hoa mắt
- Tim đập nhanh
- Khó thở
- Sưng môi
Thuốc trị mề đay Diphenhydramine
Diphenhydramine là thuốc trị dị ứng được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên bao, viên nang, viên nén nhai, thuốc tiêm, kem bôi, dung dịch uống, siro với nhiều lượng và nồng độ khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng, độ tuổi.
Loại thuốc kháng histamin H1 này không chỉ cạnh tranh histamin ở thụ thể H1 để ngăn chặn các biểu hiện dị ứng, kích ứng ngoài da mà còn làm giảm các triệu chứng ở đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở,…
Ngoài chữa mề đay mãn tính, Diphenhydramine còn được chỉ định trong điều trị cảm lạnh, ngủ ngon, giảm say tàu xe,…Tuy nhiên, các thành phần trong thuốc cũng hạn chế một số đối tượng nhất định như người bị hen cấp tính, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, mẫn cảm với thành phần trong thuốc,…
Với những trường hợp gặp những vấn đề sức khỏe đặc biệt và không dùng tân dược được, tôi khuyến khích tham khảo chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Phương pháp này giúp khắc phục căn nguyên gây bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng nhưng có độ an toàn cao, hạn chế tác dụng phụ, rủi ro.
Liều dùng và cách dùng:
- Trẻ dưới 6 tuổi: Dùng 6.25mg – 12.5mg/ lần, liều dùng tối đa không quá 150mg/ ngày. Mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng
- Trẻ trên 6 tuổi: Mỗi lần dùng 12.5 – 25mg, liều dùng tối đa không quá 150mg/ ngày
- Người lớn: Dùng 25mg – 50mg/ lần. Liều dùng đối đa không quá 300mg
Tác dụng phụ:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn mửa
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Co thắt phế quản
Thuốc Fexofenadine
Với những trường hợp mề đay kéo dài, gây ra những cơn ngứa ngáy âm ỉ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày nhưng lại không xác định được nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ chỉ định Fexofenadine kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh mang lại hiệu quả nhanh chóng trong giảm ngứa ngáy, nóng da, khô ráp, nổi sẩn đỏ, khó chịu. Thuốc còn có tác dụng cải thiện các biểu hiện đường hô hấp trên do phản ứng dị ứng như ngứa họng, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, sổ mũi,… Vì vậy, Fexofenadine còn được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Vì là thuốc kháng histamin thế hệ 2 nên thuốc Fexofenadine có tác dụng nhanh, hiệu quả kéo dài. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc cũng sẽ không gây ra tình trạng buồn ngủ, tác động đến hệ thần kinh trung ương như một số loại thuốc kháng histamin khác.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 30mg/ lần, ngày uống 2 lần
- Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Uống 90mg/ lần, ngày uống 2 lần
Tác dụng phụ:
- Cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn
- Sưng họng
- Tiêu chảy
- Khó thở
Thuốc Clorpheniramin
Một trong những loại thuốc kháng histamin và dị ứng thường được dùng trong điều trị mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, viêm da tiếp xúc là Chlorpheniramin. Nhờ vào cơ chế đối kháng cạnh tranh với chất trung gian gây dị ứng (histamin) tại thụ thể H1, sau khi thuốc đi vào cơ thể sẽ làm giảm các biểu hiện bệnh lý nhanh chóng.
Thông thường, thuốc sẽ phát huy công dụng điều trị mề đay mẩn ngứa và các bệnh lý khác sau vài lần sử dụng. Tùy vào đối tượng và độ tuổi mà liều lượng và thời gian dùng thuốc sẽ có sự khác nhau. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cần dùng thuốc theo chỉ dẫn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 1/2 viên, ngày dùng 3 – 4 lần
- Người lớn: Uống 1 viên, ngày uống 3 – 4 lần
Thận trọng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc
- Không dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần trong thuốc
- Chống chỉ định với bệnh nhân hen suyễn cấp
- Người gặp các vấn đề về dạ dày, tá tràng cần thận trọng khi dùng thuốc
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Khô môi, mũi, họng
- Tức ngực
- Đau đầu
- Táo bón
- Mất tập trung, buồn ngủ
Thuốc Hydroxyzine trị mề đay mãn tính
Sử dụng Hydroxyzine trong điều trị mề đay mãn tính có tác dụng làm dịu biểu hiện ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng da, khó chịu. Thuốc có thành phần chính là Hydroxyzine Hydrochloride thuộc nhóm kháng histamin. Do đó, nên khi vào cơ thể sẽ ngăn chặn phóng thích chất trung gian phản ứng dị ứng, từ đó giảm các biểu hiện bệnh lý.
Hydroxyzine được bào chế ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch có liều lượng và dùng cho từng trường hợp cụ thể. Thuốc không dùng cho bà con có dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong dược phẩm. Phụ nữ nổi mề đay sau sinh hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc.
Liều dùng và cách dùng:
- Đối với trẻ em: Uống 0.6mg/ kg/ lần. Uống cách nhau từ 4 – 6 giờ
- Người lớn: Uống từ 25mg – 100mg/ lần. Liều dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng đồng hồ
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ, thiếu tập trung
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Hoa mắt
- Đau họng
- Buồn nôn
- Khô môi, mũi, miệng
Dùng thuốc trị mề đay mãn tính cần lưu ý gì?
Các loại thuốc trị mề đay mãn tính có những ưu điểm riêng nhưng cũng sẽ tồn tại những hạn chế nhất định. Đối với những bệnh lý ngoài da, bên cạnh dùng thuốc thì bà con có thể kiểm soát tốt thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, có thể tham khảo nhiều phương pháp điều trị khác như thuốc Nam, thuốc Đông y.
Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay mãn tính:
- Chỉ dùng thuốc trị mề đay mãn tính khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và nhiều tác dụng không mong muốn
- Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng viêm, chứa corticosteroid. Nếu bà con lạm dụng trong thời gian dài sẽ phát sinh các vấn đề về da khác cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Đối với các loại thuốc bôi cần vệ sinh sạch vùng da trước khi dùng thuốc lên. Bên cạnh đó, chỉ thoa một lớp mỏng vừa, tránh bôi thuốc lên những vùng da khỏe mạnh vì có thể gây kích ứng
- Nếu được chỉ định thuốc đường uống, bệnh nhân nên uống cùng với nước lọc. Không nghiền nát, cắn hoặc nhai vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng và không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
- Điều trị mề đay mãn tính bằng thuốc Tây chưa hẳn là phương pháp điều trị tốt nhất. Sở dĩ, ở thể bệnh này cần nhiều thời gian chữa trị. Việc dùng tân dược lâu dài có thể ảnh hưởng đến tạng phủ. Vì vậy, bà con có thể tham khảo điều trị bệnh bằng y học cổ truyền
- Mề đay và mề đay mãn tính chỉ được kiểm soát tốt khi cách ly với nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bên cạnh dùng thuốc thì bà con nên tìm hiểu nguyên nhân hoặc tránh ra những dị nguyên có thể khiến các triệu chứng bệnh bùng phát nặng nề.
- Chủ động thăm khám và thông báo tình trạng bệnh lý, các vấn đề sức khỏe để được điều chỉnh, chỉ định thuốc điều trị phù hợp với mức độ bệnh.
- Loại bỏ những thói quen ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh như cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương, hút thuốc, uống bia rượu, thường xuyên mặc quần áo, phụ kiện bó sát, tắm nước nóng, không vệ sinh cơ thể đúng cách…
- Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài. Bên cạnh đó, thường xuyên vận động, tập luyện các bộ môn có cường độ phù hợp để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là các loại thuốc điều trị mề đay mãn tính thường được kê đơn mà Tuấn tôi đã tổng hợp. Về bản chất, mề đay mãn tính đáp ứng kém các phương pháp điều trị và chăm sóc. Do đó, tôi khuyến khích bà con thăm khám và chữa bệnh sớm nhất có thể.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!