Xông Mũi Trị Viêm Xoang Có Tốt Không? 9 Cách Làm Hiệu Quả

Hiện nay bên cạnh việc dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu, bệnh nhân bị viêm xoang thường xông mũi để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. Vậy thực tế xông mũi trị viêm xoang có tốt không, thực hiện như thế nào? Ở bài viết dưới đây bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những mẹo hay cùng lưu ý để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Xông mũi trị viêm xoang có tốt không?

Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Hiện nay có rất nhiều cách cải thiện các triệu chứng của bệnh, trong đó xông mũi bằng nguyên liệu tự nhiên được nhiều người lựa chọn. Vậy thực tế xông mũi trị viêm xoang có tốt không?

Các chuyên gia cho biết, xông mũi không chỉ giúp làm sạch hốc xoang và khoang mũi mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bị viêm xoang:

Xông mũi trị viêm xoang cho hiệu quả tốt, an toàn
Xông mũi trị viêm xoang cho hiệu quả tốt, an toàn
  • Cung cấp độ ẩm: Khi xông mũi, hơi nước sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi và xoang. Điều này giúp làm lỏng dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn lưu dịch xoang, giảm triệu chứng nghẹt mũi và cảm giác căng tức, đau nhức.
  • Cải thiện máu lưu thông: Hơi nóng từ quá trình xông mũi giúp giãn nở niêm mạc, tăng cường lưu thông máu ở các mạch máu nhỏ trong mũi. Sự tăng nhiệt này còn kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây viêm xoang.
  • Hiệu quả điều trị tốt: Khi sử dụng tinh dầu hoặc nguyên liệu tự nhiên xông mũi có thể tăng hiệu quả chữa bệnh xoang. Các hoạt chất thiên nhiên theo hơi nước sẽ tác động trực tiếp lên vùng viêm nhiễm, giúp giảm viêm, long đờm và khử khuẩn. So với thuốc uống, phương pháp này có tác dụng nhanh hơn và ít tác dụng phụ hơn.
  • Giúp người bệnh thư giãn: Các loại tinh dầu dùng để xông mũi không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp làm ấm đường hô hấp, mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người bệnh.

Bị viêm xoang nên xông gì?

Nếu chưa biết bị viêm xoang nên xông gì, bạn có thể tham khảo 9 công thức hiệu quả, được ứng dụng phổ biến nhất dưới đây:

Dùng lá trầu không

Một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều để xông mũi trị viêm xoang đó là lá trầu không. Được biết loại lá này chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất phenolic, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm ở các hốc xoang, từ đó giảm các triệu chứng viêm xoang như đau nhức và nghẹt mũi. Ngoài ra, hơi nước của lá trầu không cũng làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở và giảm nghẹt mũi để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Lá trầu không với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người bị viêm xoang
Lá trầu không với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người bị viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp đó cho lá trầu không vào nồi, đổ nước vào và đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi nước sôi, tắt bếp và để nước nguội bớt khoảng 1 – 2 phút.
  • Đưa mặt lại gần nồi nước, trùm khăn lên đầu để hơi nước không thoát ra ngoài. Hít thở sâu qua mũi trong khoảng 10 – 15 phút.

Xông mũi trị viêm xoang bằng gừng

Đây là một loại thảo dược quen thuộc trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh. Gừng chứa các hợp chất như gingerol và shogaol có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm viêm nhiễm ở các xoang và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nguyên liệu này có tính ấm, giúp làm dịu niêm mạc mũi và giảm đau nhức vùng xoang. Điều này đặc biệt hữu ích khi người bệnh cảm thấy căng tức và đau nhức do viêm xoang.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng hoặc đập dập.
  • Cho gừng vào nồi, thêm 1 lít nước và đun sôi, giảm lửa và để nước gừng sôi nhẹ trong khoảng 5 – 10 phút để các tinh chất từ gừng thấm ra nước.
  • Lúc này đổ nước gừng sôi ra một chiếc bát lớn, dùng khăn bông trùm kín đầu và bát nước gừng để giữ hơi nước không thoát ra ngoài.
  • Liên tục hít sâu hơi nước gừng bốc lên trong khoảng 10 – 15 phút.

Sử dụng tỏi

Dùng tỏi là một cách xông mũi trị viêm xoang hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Tỏi chứa allicin – một hợp chất có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang và ngăn chặn sự lây lan của chúng. Đồng thời, nguyên liệu này cũng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong xoang, giúp việc dẫn lưu và làm sạch dịch nhầy trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, sử dụng tỏi thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả hơn.

Xông mũi trị viêm xoang bằng tỏi làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng
Xông mũi trị viêm xoang bằng tỏi làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng

Cách thực hiện:

  • Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi đập dập để giải phóng allicin.
  • Bạn đun sôi 1 lít nước, sau đó thả tỏi đã đập dập vào, vặn lửa nhỏ cho hoạt chất tan vào trong nước.
  • Tiếp đó tắt bếp, chờ nước nguội bớt thì dùng khăn trùm kín đầu, đồng thời hít sâu hơi nước bốc lên trong 10 – 15 phút.

Lá bạch đàn

Trong số các phương pháp hỗ trợ điều trị, xông mũi bằng lá bạch đàn được nhiều người tin dùng. Lá bạch đàn chứa các hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng viêm tại các niêm mạc xoang. Các hoạt chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm xoang.

Thêm vào đó hơi nước từ lá bạch đàn có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp dẫn lưu dịch xoang dễ dàng hơn. Điều này giúp giảm cảm giác nghẹt mũi, cải thiện sự thông thoáng của đường thở, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá bạch đàn tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Khi nước sôi, giảm lửa nhỏ và đun thêm 5 phút để các tinh chất trong lá bạch đàn hòa tan vào nước.
  • Chờ khi nước nguội bớt thì dùng khăn trùm kín đầu và nồi nước để hơi nước không bị thoát ra ngoài.
  • Hít thở sâu để hơi nước lá bạch đàn thấm vào mũi và xoang. Xông trong khoảng 10 – 15 phút, tránh xông quá lâu để không làm khô niêm mạc mũi.

Xông lá bạc hà trị viêm xoang

Nếu chưa biết xông mũi trị viêm xoang bằng lá gì, bạn có thể dùng lá bạc hà. Nguyên liệu này có chứa menthol – một hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở, cải thiện lưu thông không khí. Đặc biệt tinh dầu bạc hà còn  làm mát và làm dịu niêm mạc, giúp giảm đau đầu và căng thẳng liên quan đến viêm xoang.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 năm lá bạc hà tươi rửa sạch với nước muối loãng.
  • Bạn cho lá bạc hà vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trong 10 phút.
  • Đổ nước lá bạc hà ra tô lớn, dùng khăn mặt che đầu và tô nước để giữ hơi nước không thoát ra ngoài, sau đó liên tục hít sâu rồi bước khoảng 10 – 15 phút.
Lá bạc hà hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang
Lá bạc hà hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang

Dùng lá chanh

Có thể bạn chưa biết, lá chanh có nhiều công dụng trong Y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất tốt. Ngoài khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, tinh dầu từ lá chanh còn làm loãng và loại bỏ dịch nhầy, giúp hốc xoang thông thoáng, giảm nghẹt mũi.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên cần chuẩn bị 1 nắm lá chanh tươi, rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Bạn đun sôi nước, cho lá chanh vào đun thêm 5 – 10 phút để tinh dầu hòa tan trong nước.
  • Sau đó chờ nước nguội bớt thì cúi mặt xuống gần nồi nước, dùng khăn trùm kín đầu và nồi để tránh hơi thoát ra ngoài.
  • Hít thở sâu và chậm rãi trong 10 – 15 phút để hơi nước mang theo tinh dầu từ lá chanh thẩm thấu vào mũi và xoang.

Lá tía tô

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô chứa nhiều hoạt chất như acid rosmarinic và perilla aldehyde giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm ở xoang, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tinh dầu tía tô cũng có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng, giảm triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, làm dịu niêm mạc mũi.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Đun sôi 1 lít nước rồi thả lá tía tô vào, đun thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bạn dùng khăn lớn trùm kín đầu và nồi nước, hít sâu hơi nước bốc lên trong 10 – 15 phút.

Xông mũi trị viêm xoang bằng lá trà xanh

Xông mũi trị viêm xoang bằng lá trà xanh cho hiệu quả cao nên được nhiều người lựa chọn. Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như polyphenol và catechin, có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức. Ngoài ra, xông nước trà xanh cũng làm sạch đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy và dịch mủ trong các xoang.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá trà xanh tươi, mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng.
  • Sau khi đun sôi 1 lít nước bạn cho lá trà vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Bạn chờ nước nguội bớt, dùng khăn lớn trùm kín đầu và nồi nước rồi từ từ hít hơi nước bốc lên. Xông trong khoảng 10 – 15 phút hoặc cho đến khi nước nguội.
Sử dụng lá trà xanh giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc mũi xoang
Sử dụng lá trà xanh giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc mũi xoang

Lá lốt

Lá lốt chứa các hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang, đồng thời giảm sưng tấy và viêm nhiễm trong các hốc xoang. Bên cạnh khả năng làm dịu đau nhức ở hốc xoang, giảm tiết dịch mũi, tinh dầu lá lốt còn tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 – 15 lá lốt tươi rửa sạch, cho vào nồi và thêm 1 lít nước để đun sôi trong 10 phút.
  • Cho nước ra tô lớn, dùng khăn lớn trùm kín đầu và nồi, để hơi nước xông lên vùng mũi.
  • Lúc này bạn hít thở sâu và đều trong khoảng 10 – 15 phút.

Lưu ý quan trọng khi xông mũi trị viêm xoang

Khi xông mũi trị viêm xoang, cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn:

  • Trước khi bắt đầu xông, cần kiểm tra nhiệt độ hơi nước để tránh bị bỏng, đặc biệt là với da mặt nhạy cảm. Nhiệt độ hơi nước nên ở mức ấm, không quá nóng, để đảm bảo không gây tổn thương cho da và niêm mạc mũi.
  • Trong quá trình xông, cần giữ khoảng cách phù hợp với mặt nước để tránh bị bỏng rát da mặt hoặc niêm mạc mũi.
  • Các thảo dược thiên nhiên thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây, do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian đủ dài.
  • Nếu sử dụng cây thuốc để nấu nước xông, cần lựa chọn nguyên liệu sạch, không hóa chất bảo vệ thực vật để tránh ngộ độc.
  • Trong trường hợp sử dụng máy xông chuyên dụng, hãy đảm bảo vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần xông để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình xông, nếu bạn cảm thấy chóng mặt, khó thở, hoặc da mẩn đỏ, hãy ngừng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
  • Sau khi xông, cần tránh xì mũi quá mạnh, móc mũi hoặc khạc nhổ đờm mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

Xông mũi trị viêm xoang mặc dù cho hiệu quả cải thiện tích cực, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm xoang, không phải là cách chữa bệnh tận gốc. Bệnh nhân cần kết hợp xông mũi với việc sử dụng thuốc giảm viêm xoang hoặc các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

 

Đánh giá bài viết

Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Mổ Viêm Xoang: 2 Phương Pháp Và Lưu Ý Chăm Sóc Phục Hồi

Mổ Viêm Xoang: 2 Phương Pháp Và Lưu Ý Chăm Sóc Phục Hồi

Mổ Viêm Xoang: 2 Phương Pháp Và Lưu Ý Chăm Sóc Phục Hồi

Ké Đầu Ngựa Chữa Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Thực Hiện

Ké Đầu Ngựa Chữa Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Thực Hiện

Ké Đầu Ngựa Chữa Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Thực Hiện

Cây Cà Dược Trị Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Cây Cà Dược Trị Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Cây Cà Dược Trị Viêm Xoang: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

3 Cách Dùng Lá Lốt Trị Viêm Xoang Giảm Bệnh Nhanh Chóng

3 Cách Dùng Lá Lốt Trị Viêm Xoang Giảm Bệnh Nhanh Chóng

3 Cách Dùng Lá Lốt Trị Viêm Xoang Giảm Bệnh Nhanh Chóng

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua