Mề Đay Cholinergic

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Mề đay cholinergic là một biến thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Căn bệnh này có những triệu chứng tương tự mề đay thông thường, nhưng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá nóng. Bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục, gây ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất.

Mề đay cholinergic là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Mề đay cholinergic (cholinergic urticaria) là một dạng phát ban ngoài da do nhiệt độ cơ thể tăng lên, dạng nổi mề đay vật lý. Tình trạng này thường tiến triển khi bà con tập thể dục hoặc đổ mồ hôi, có thể tự xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài giờ.

Diễn giải rõ để bà con hiểu, cơ chế gây bệnh này được cho là có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Chất này được sản sinh quá mức gây kích ứng da thông qua kích thích lên tế bào mast và giải phóng histamin. Tình trạng này khiến da bị nổi ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay và tổn thương.

Trong vòng 6 phút đầu tiên khi tập thể dục, các triệu chứng nổi nốt mề đay sưng bắt đầu xuất hiện. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn trong 12 đến 25 phút tiếp theo. Các triệu chứng mề đay cholinergic mà bà con có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngứa da
  • Mẩn đỏ xung quanh vết sưng
  • Nổi mề đay (nốt nhỏ, sưng trên bề mặt da)

Mặc dù nốt mề đay có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, nhưng chúng thường bắt đầu ở trên ngực và cổ. Sau đó những vết sưng này có thể lan ra các khu vực khác. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút đến khoảng 4 tiếng sau khi tập thể dục.

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Cũng giống bệnh mề đay nói chung, thể cholinergic khiến người bệnh khó chịu vì các triệu chứng ban đỏ, ngứa ngáy ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, chất lượng giấc ngủ. Một số tổn thương trên da do ngứa – gãi có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý.

Ở một số trường hợp, bệnh mề đay cholinergic còn gây ra hiện tượng sốc phản vệ nguy hiểm với những triệu chứng đi kèm như: đau đầu, khó thở, buồn nôn, khò khè,… Tình trạng sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng, cho nên khi phát hiện những triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây mề đay Cholinergic

Theo như kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh của Tuấn tôi, tôi nhận thấy mề đay cholinergic xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bất cứ hoạt động hay cảm xúc nào làm tăng nhiệt độ cơ thể cũng kích hoạt cơ thể kích thích tế bào mast (dưỡng bào) tăng cường giải phóng histamin – nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Nhiệt độ: Do Acetylcholin kích thích cơ thể tạo ra nhiệt và sự hạ nhiệt độ ở môi trường bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, vào mùa đông khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt hoặc vận động tạo ra nhiệt cũng gây nổi mề đay cholinergic.
  • Mồ hôi: Khi bà con vận động nhiều, mồ hôi đổ ra làm cho nồng độ Histamin trong máu tăng lên và khi nồng độ Histamin đạt ngưỡng 25ng/ml thì mề đay cholinergic sẽ nổi lên.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị nổi mề đay cholinergic thì con cháu cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, sau đó di chuyển đến các cơ quan khác trên cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra kháng thể chống kháng nguyên và sinh ra chất gây dị ứng và nổi mề đay cholinergic.
  • Do dùng thuốc Aspirin: Một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ, đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh, điển hình là thuốc Aspirin. Theo nghiên cứu có khoảng 25% người bị bệnh do thường xuyên sử dụng thuốc Aspirin.
  • Nổi mề đay do căng thẳng: Stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng thì khả năng cao sẽ mắc bệnh mề đay cholinergic.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể do nhiễm ký sinh trùng. Khi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản xuất ra các kháng thể để chống lại kháng nguyên. Điều này làm tiết ra chất gây dị ứng da khiến bà con bị nổi mề đay.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải mề đay cholinergic, nhưng thường chủ yếu là ở đàn ông. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng 16 tuổi và có thể tiếp tục cho đến khi 30 tuổi. Bà con có thể dễ bị nổi mề đay hơn nếu gặp phải các dạng phát ban hoặc tình trạng da khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay cholinergic

Các triệu chứng bệnh mề đay cholinergic thường xuất hiện rất nhanh sau khi cơ thể ra mồ hôi hoặc tăng thân nhiệt và có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn trước khi mờ dần. Các triệu chứng điển hình dùng để nhận biết bệnh gồm:

Triệu chứng tại chỗ

Ban đầu bệnh thường xuất hiện tại những vùng nhất định với triệu chứng như:

  • Ban đầu là cảm giác ngứa, nóng, châm chích ở vùng da sắp có tổn thương
  • Sau đó xuất hiện các nốt ban đỏ, có kích thước nhỏ (khoảng 1 – 4mm) với quầng sáng rộng bao quanh
  • Tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp ở lưng, bụng, ngực, tay, chân (trừ lòng bàn tay, bàn chân). Rất hiếm thấy các tổn thương da ở nách.
  • Đôi khi các tổn thương da dạng nốt nhỏ có thể kết hợp với nhau thành từng mảng sưng có kích thước lớn
  • Đôi khi da chỉ xuất hiện những quầng sáng ngứa, không có phát ban đỏ.

Phần lớn các triệu chứng này thường xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ, sau đó có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Triệu chứng toàn thân

Khác với các bệnh ngứa da thông thường, ngoài việc gây ra các triệu chứng cơ năng mề đay Cholinergic còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như:

  • Khó thở, rối loạn hơi thở hoặc phát sinh cơn hen.
  • Bị phù mạch, môi và họng sưng to.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, kèm sốt nhẹ.
  • Toát mồ hôi lạnh, bị hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Một số ít trường hợp có ghi nhận, mề đay do Cholin còn có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Vì vậy nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như: Khó thở, khò khè, mệt lừ, sốt cao,.. bạn nên gọi ngay 115 hoặc đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

Mề đay Cholinergic có thể tái phát nhiều lần trong vài năm (trung bình từ 3 – 16 năm). Tuy nhiên ở một số đối tượng nhạy cảm, bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục trong khoảng 30 năm.

Cách điều trị mề đay cholinergic hiệu quả

Khi mề đay bắt đầu xuất hiện, bà con có thể áp dụng một số cách đơn giản dễ ứng dụng ngay tại nhà. Nếu bệnh nhẹ thì các dấu hiệu sẽ biến mất sau vài giờ, còn nếu bệnh kéo dài dai dẳng thì bà con cần phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời bằng thuốc Tây hoặc Đông Y cổ truyền.

Các biện pháp giảm nổi mề đay Cholinergic tại nhà

Việc thay đổi lối sống, tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh mề đay cholinergic chính là cách tốt nhất để bà con có được quá trình điều trị khả quan. Bà con có thể thực hiện một số biện pháp nhằm giảm nhẹ triệu chứng mề đay phổ biến sau đây:

  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh vùng da bị mề đay bằng túi chườm hoặc khăn lạnh có thể giúp giảm ngứa và sưng phồng da do mề đay. Nếu mề đay xuất hiện trên diện rộng bà con có thể tắm nước mát giúp giảm triệu chứng.
  • Tắm nước lá: Trong dân gian có sử dụng một số loại lá tắm giúp giảm các triệu chứng nổi mẩn ngứa. Như tắm lá khế (lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi đun sôi với 2 lít nước. Lấy nước này tắm khi đã nguội giúp giảm tình trạng ngứa da và nổi ban), tắm lá kinh giới (lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm khi nguội hẳn),…
  • Giảm mẫn cảm trên da: Việc tăng tiết mồ hôi tự thân giúp điều hòa thân nhiệt, giảm mẫn cảm trên da và giảm ngứa, nổi mẩn, phát ban do mề đay.
  • Hạn chế các tác nhân kích hoạt bệnh: Không vận động hoặc tập thể dục quá nặng, không ăn thực phẩm cay nóng và dễ kích ứng, không tiếp xúc thời gian dài với nhiệt, hạn chế tắm nước nóng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường, khí hậu,…
  • Giải tỏa căng thẳng: Bà con nên tìm cách giảm bớt căng thẳng, kiềm chế tức giận để có thể điều trị mề đay cholinergic hiệu quả hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà, bà con cần lưu ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không quá lạm dụng gây phản tác dụng. Đặc biệt, các biện pháp này chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng mề đay ngoài da tạm thời. Bệnh sẽ lại tái phát khi thân nhiệt cơ thể tăng trở lại, mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Do đó, với những trường hợp nặng hơn, bà con nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị mề đay bằng thuốc Tây

Thuốc kháng histamine sẽ là nhóm thuốc trị nổi mề đay được bác sĩ chỉ định đầu tiên để điều trị mề đay cholinergic cho bà con. Chúng có thể bao gồm một số loại như:

  • Chất đối kháng H1: terfenadine (Seldane) hay hydroxyzine (Vistaril).
  • Chất đối kháng H2: ranitidine (Zantac) hay cimetidine (Tagamet).
  • Tiêm carbamyl cholin 0,002% 0,05ml để giảm nhẹ các triệu chứng

Bên cạnh đó, một số loại thuốc kiểm soát lượng mồ hôi cũng có thể được chỉ định như montelukast (Singulair) hay methantheline bromide. Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc chẹn beta cũng có thể được bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp bà con gặp tình trạng sốc phản vệ, bác sĩ thường sẽ kê toa Epipen để ức chế các triệu chứng nghiêm trọng.

Lưu ý: Các loại thuốc tây chữa nổi mề đay được dùng để điều trị cholinergic chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và dự phòng ngừa biến chứng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc cần thận trọng bởi hầu hết các loại thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ. Lạm dụng thuốc Tây có thể gây hại gan khiến mề đay nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bà con hãy liên hệ, thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn điều trị hiệu quả và an toàn. Tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị bằng thuốc tây tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem Ngay: Top 5 Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu Tốt Và An Toàn Nhất

Cách chữa mề đay cholinergic bằng thuốc đông y

Nếu như Tây y chú trọng vào việc giảm các triệu chứng thì các bài thuốc Đông y lại giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, đem đến cải thiện toàn diện và bền vững cho người bệnh.

Bởi trong Đông y quan niệm bệnh mề đay là một thể bệnh phong nhiệt, gây ra bởi tác nhân ngoại tà và nhiệt độc xâm nhập khi phủ tạng suy nhược. Lúc này cả chính khí và vệ khí đều bị hư tổn, tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập vào trong và gây ra các biểu hiện ban đỏ, nóng rát, miệng khát kèm theo lưỡi đỏ, mạch phù sắc, rêu lưỡi vàng hoặc trắng.

Dựa trên nguyên lý này, các bài thuốc đông y sẽ kết hợp các loại thảo dược có cùng công dụng để giải độc thanh nhiệt, làm mát gan, giảm ngứa, chống dị ứng và kháng viêm. Bên cạnh đó, thuốc cũng quan tâm bồi bổ và phục hồi chức năng tạng phủ, đặc biệt là can thận để ổn định hoạt động điều hòa và thải độc, cân bằng âm dương và điều hòa cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

So với thuốc tân dược, thuốc Đông y có thể chữa bệnh tận gốc, hiệu quả lâu dài, toàn diện. Bên cạnh đó, thuốc sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn, ít gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai, đang cho con bú. 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, bà con cũng cần lựa chọn đúng trung tâm, bệnh viện khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín, chất lượng để được chẩn mạch, kê đơn, bốc thuốc phù hợp. 

Cách phòng bệnh hiệu quả từ chế độ sinh hoạt và ăn uống

Để bà con nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát mề đay cholinergic, Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên áp dụng các biện pháp sau: 

  • Không nên lạm dụng nước nóng khi tắm vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm khiến da khô ráp, ngứa ngáy, tạo điều kiện khiến bệnh bùng phát. 
  • Không nên luyện tập thể thao với cường độ cao, cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bà con có thể tập yoga, ngồi thiền hoặc bơi lội để hạn chế nguy cơ bị nổi mề đay. 
  • Thời tiết chuyển sang nóng ẩm nên ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, được may từ chất liệu có khả năng thấm hút tốt để tránh gây bí lỗ chân lông, nổi mẩn ngứa. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. 
  • Không nên ăn đồ cay nóng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi. 
  • Không nên uống rượu bia và các loại đồ uống làm tăng thân nhiệt gây bùng phát triệu chứng nổi mề đay. 
  • Chế độ dinh dưỡng nên tăng cường bổ sung rau của quả tươi, uống nhiều nước. 
  • Người dễ bị nổi mề đay nên thận trọng khi dùng thuốc để hạn chế phản ứng dị ứng. 
  • Chủ động bảo vệ da khi ra đường, khi thời tiết nắng nóng nên có biện pháp che chắn, dùng kem chống nắng. 
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng nổi mề đay. 

Mề đay Cholinergic là bệnh da liễu thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Do bệnh có thể tái phát nhiều lần và để lại các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên bà con không nên chủ quan. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi