Nhiệt Miệng Ở Nướu

Nhiệt miệng ở nướu là hiện tượng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu cơn đau ở nướu kéo dài cũng sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất.

Nhiệt miệng ở nướu là gì?

Nhiệt miệng ở nướu là tình trạng bên trong nướu xuất hiện vết loét nông, nhỏ, có màu trắng hồng. Các vết loét này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, nhất là khi ăn uống.

Bệnh thường kéo dài trong vòng tối đa 2 tuần và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Ngoài ra nó cũng sẽ không để lại sẹo hay biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài hơn 2 tuần mà không thuyên giảm và có triệu chứng của bệnh có xu hướng diễn biến nghiêm trọng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Nhiệt miệng ở nướu gây đau rát khó chịu
Nhiệt miệng gây đau rát khó chịu ở nướu

Nguyên nhân gây bệnh

Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiệt miệng là do nóng trong người, thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc do thời tiết quá oi bức. Còn theo nhận định của Y học hiện đại, tình trạng nhiệt miệng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như:

  • Hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bị suy yếu.
  • Căng thẳng stress kéo dài.
  • Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi khi đến tháng hoặc do mang thai.
  • Người bệnh vô tình cắn phải nướu trong lúc ăn cơm hoặc nói chuyện.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt vitamin B12, vitamin C, axit folic, kẽm, sắt,…
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến thức ăn tích tụ dưới chân răng làm cho vi khuẩn phát triển.
  • Xuất hiện các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu…
  • Do sử dụng các loại niềng răng mắc cài gây tổn thương tới phần nướu.
  • Do hút thuốc lá hoặc lạm dụng quá nhiều rượu bia.
  • Do suy giảm chức năng gan khiến độc tố không được đào thải ra bên ngoài. Chúng sẽ tích tụ trong niêm mạc, gây nhiệt miệng, viêm loét miệng, sưng lợi.

Dấu hiệu bị nhiệt miệng ở nướu

Khi bị nhiệt miệng ở nướu, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Trong nướu xuất hiện một hoặc nhiều vết loét màu trắng nhỏ, kích thước chỉ từ vài mm.
  • Những đốm trắng này mang đến cảm giác đau rát, khó chịu, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và nói chuyện của người bệnh.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng vết loét phát triển to dần với kích thước 1cm, gây sưng nóng, sốt cao, nổi hạch ở góc hàm.
  • Các triệu chứng kéo dài từ 1-2 tuần là bắt đầu thuyên giảm và khỏi hẳn.

Hướng dẫn điều trị nhiệt miệng ở nướu

Điều trị nhiệt miệng không hề phức tạp, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y hoặc áp dụng một số mẹo chữa bệnh đơn giản tại nhà như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Có rất nhiều loại thuốc trị nhiệt miệng ở nướu giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả chỉ sau vài ngày sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo dùng một số loại thuốc Tây y dưới đây: 

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ bị bội nhiễm. Loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiệt miệng là Biseptol. Tuy nhiên người bệnh cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về uống để tránh xảy ra tác dụng phụ.

Hướng dẫn điều trị nhiệt miệng ở nướu
Thuốc kháng sinh có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm được dùng để điều trị nhiệt miệng kèm theo tình trạng bội nhiễm. Hai loại thuốc được dùng phổ biến là Prednisone và Colchicine. Thuốc sẽ phát huy công dụng hiệu quả trong việc chữa lành vết thương và giúp giảm đau hiệu quả. 

Thuốc có chứa corticosteroid

Những người bị nhiệt miệng nghiêm trọng và kéo dài sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc chứa corticosteroid. Thuốc sẽ có tác dụng nhanh chóng trong việc làm giảm triệu chứng nhiệt miệng, loại bỏ cơn đau rát sưng viêm khó chịu trong miệng. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần hết sức lưu ý bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, rối loạn miễn dịch….

Thuốc kháng nấm

Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng kem bôi, giúp đẩy lùi các triệu chứng nhiệt miệng do nấm gây ra. Một số loại thuốc kháng nấm được dùng phổ biến đó là fluconazole, nystatin, itraconazole. Người bệnh sẽ dùng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ, thuốc bôi trực tiếp lên vết thương và bôi nhắc lại khoảng 5-6 giờ một lần. Sau khi bôi không nên ăn hoặc uống trong vòng 30-60 phút. 

Viên uống kẽm, sắt và vitamin

Người thường xuyên bị nhiệt miệng do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất sẽ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thông quan chế độ ăn uống và viên uống vitamin tổng hợp. Vì vậy bác sĩ sẽ cho bạn uống một số viên vitamin B, C, sắt, kẽm để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Để cải thiện tình trạng nổi nhiệt miệng ở nướu, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số mẹo điều trị dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Đây là cách làm vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Nước muối có đặc tính sát khuẩn, ngừa viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng để bệnh nhanh được chữa lành. Người bệnh có thể mua nước súc miệng sinh lý từ các hiệu thuốc Tây hoặc tự pha nước súc miệng tại nhà theo công thức sau:

  • Dùng 5g muối biển, hòa tan với 200ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan hết muối và dùng để súc miệng.
  • Mỗi lần súc miệng từ 30 giây đến 1 phút để cải thiện vết loét bên trong nướu.

Dùng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt. Đặc biệt nguyên liệu này còn có tác dụng chữa lành vết thương tại niêm mạc, rất phù hợp với những người bị nhiệt miệng, sưng đỏ, đau rát tại nướu. Để ngăn ngừa nhiễm trùng do nhiệt miệng, người bệnh áp dụng theo cách làm như sau:

  • Thoa một ít mật ong nguyên chất lên vết nhiệt miệng.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần, kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Có thể kết hợp với uống nước mật ong để thanh nhiệt giải độc từ bên trong. 
Dùng mật ong cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở nướu
Dùng mật ong cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Dầu dừa

Dầu dừa cũng có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ nhờ có chứa hàm lượng acid lauric tự nhiên. Đặc biệt nguyên liệu này còn rất an toàn, lành tính, dùng được cho cả trẻ nhỏ, giúp giảm sưng đau trong miệng hiệu quả. Để điều trị bệnh, bạn thực hiện theo cách như sau:

  • Bôi dầu dừa lên vết nhiệt miệng, sau khi bôi không nên ăn uống gì trong vòng 2 giờ.
  • Nên áp dụng từ 3-4 lần trong ngày.
  • Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả điều trị cao.

Trà hoa cúc

Khi bị nhiệt miệng ở nướu người bệnh có thể dùng trà hoa cúc để cải thiện các triệu chứng khó chịu của mình. Cụ thể, trong thành phần của trà hoa cúc có chứa hoạt chất levomenol và azulene, có đặc tính kháng viêm, sát trùng, giảm đau và chữa lành vết thương hiệu quả.

  • Người bệnh cho hoa cúc khô vào ấm, đổ nước sôi vào và hãm 10 phút như hãm trà bình thường.
  • Dùng nước này để uống và súc miệng khoảng 3-4 lần/ngày.
  • Thực hiện liên tục trong 7-10 ngày cho đến khi tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

Những thực phẩm cho người bị nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu vitamin và khoáng chất như:

  • Rau xanh, trái cây tươi: Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả sẽ giúp quá trình hồi phục vết thương tại nướu diễn ra nhanh hơn.
  • Các loại đậu: Các loại đậu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, thích cảm giác ngon miệng và giúp hạn chế tình trạng nóng trong người dẫn đến nhiệt miệng.
  • Các loại thịt cá: Protein từ các giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét tại khoang miệng, hạn chế tình trạng đau buốt.
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Thực phẩm giàu sắt như trứng, súp lơ xanh, thịt gà, thịt bò,…. có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình chữa lành các vết nhiệt miệng.
  • Trà xanh: Hoạt chất trong lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy tốc độ hồi phục vết loét. Uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, thanh lọc cơ thể.
  • Rau má: Rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids, có khả năng thanh nhiệt giải độc, giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng.
Những thực phẩm cho người bị nhiệt miệng ở nướu
Bị nhiệt miệng ở nướu nên ăn nhiều rau củ quả

Phòng ngừa bị nhiệt miệng

Đa phần các trường hợp bị nhiệt miệng đều lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên những cơn đau tại nướu sẽ làm quá trình ăn uống của người bệnh bị gián đoạn. Để tránh khỏi những phiền toái này, bạn có thể phòng ngừa bị nhiệt miệng ở nướu theo cách như sau:

  • Nên dùng loại bàn chải đánh răng có lông mềm và dùng nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Đánh răng mỗi ngày từ 2-3 lần, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng và nướu.
  • Không nói chuyện trong lúc ăn để tránh cắn phải lưỡi, nướu, môi, má…
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa axit , rượu chia và các chất thích kích khác.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh thức khuya ngủ muộn để giúp cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng ở nướu. Đây không phải một vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nó cũng phản ánh sức khỏe của bạn không được tốt. Vì vậy để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh để hạn chế tình trạng nhiệt miệng xảy ra.

Nhóm bệnh liên quan

Nhiệt Miệng Ở Nướu

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi