Giải Oan Cho Y Học Cổ Truyền
Nghe đến y học cổ truyền hay Đông y, có rất nhiều người nghĩ rằng đó là những phòng khám lừa đảo, do người Trung Quốc hay “lang vườn” lập ra hòng bòn rút túi tiền bệnh nhân. Là một người con của dòng họ có 5 đời theo nghiệp chữa bệnh cứu người, tôi xin mạn phép đưa ra những chia sẻ của mình để mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn với nghề thầy thuốc.
Đỗ Minh Tuấn tôi có thể gọi là con nhà nòi. Tôi sinh ra và lớn lên trong dòng họ có truyền thống quý là bốc thuốc. Khi còn nhỏ, chưa hiểu sâu về đạo lý này, tôi vẫn biết được rằng dòng họ mình có truyền thống rất quý và cao cả, từ đó mà cũng cảm thấy tự hào.
Sau này lớn lên, tôi lại chọn thi vào trường Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, rồi may mắn làm học trò của nhiều thầy thuốc, giáo sư hàng đầu. Từ đó, tôi nhận ra rằng nghề thuốc cổ truyền không chỉ là nghề chữa bệnh giúp người mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, kiến thức mà tổ tiên người Việt đúc kết hàng nghìn năm về cây thuốc. Tôi càng tin tưởng hơn vào con đường kế nghiệp của mình – truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh. Đỗ Minh Đường được thành lập, là nơi tôi và các cộng sự trực tiếp đón bệnh nhân, khám bệnh, chẩn bệnh và bốc thuốc trị bệnh, cũng là nơi tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển nghề y cổ truyền. Thấm thoắt đã vài chục năm, chưa bao giờ tôi thấy chán nghề, chỉ có ngày càng đam mê hơn mà thôi!
Nhưng có một vài điều khiến tôi không khỏi bận tâm suy nghĩ về hiện trạng bây giờ, đó là những nỗi hàm oan và sự thiệt thòi mà y học cổ truyền đang phải gánh chịu. Tôi viết bài này mong các quý vị có cái nhìn đúng hơn về y học cổ truyền.
Phòng khám trá hình, lừa đảo bệnh nhân
Xã hội ngày một tân tiến, kinh tế đi lên, khoa học và y tế phát triển vượt bậc, con người có điều kiện chăm sóc sức khỏe hơn. Các lựa chọn khám chữa bệnh hiện giờ rất phong phú, Tây y, Đông dược… đều sẵn có.
Nhưng phàm cái gì nhiều quá thì dễ nảy sinh tiêu cực, khó quản lý kiểm soát chất lượng. Dễ thấy hiện giờ phòng khám Đông y mọc lên hàng loạt, nhiều vị chưa có đủ kiến thức vẫn đứng ra tự nhận là lương y, bác sĩ, trộn tân dược vào lừa người dùng, hoặc bán thuốc giá cắt cổ. Bệnh nhân có bệnh thì vái tứ phương, nhưng chẳng may “vái” nhầm “lang băm”, “lang vườn” thì dễ rơi vào cảnh tiền mất tật mang, bị lừa đảo, dọa dẫm, “chăn dắt” rất khổ sở.
Hậu quả của mấy vị này để lại rất nguy hiểm. Tự nhiên Đông dược mang hình ảnh xấu trong mắt công chúng. Họ dè dặt hơn khi tiếp cận với y học cổ truyền và có cái nhìn xét nét, đề phòng hơn. Thậm chí nhiều người tưởng rằng hễ cứ Đông y là có nguồn gốc Trung Quốc! Không chỉ mỗi người dân, tai hại hơn, nhiều đồng nghiệp của tôi là các bác sĩ theo y học hiện đại cũng có cái nhìn thiếu thiện cảm với y học cổ truyền.
Hiện trạng này là có, không ai phủ nhận được. Nhưng đó chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh. Là một thầy thuốc Đông y gắn bó với nghề gần 20 năm, tôi rất đau lòng khi mọi người chỉ nhìn vào những mặt tối mà quay lưng với Đông y.
Để làm thầy thuốc, cần phải có lương tâm!
Nghề y vốn là một nghề đặc biệt, không phải ai cũng làm thầy thuốc được. Vì là nghề nhân đạo, nó không nên được xem là lĩnh vực kinh doanh để kiếm tiền bất chấp đạo lý. Cụ Lê Hữu Trác dạy: “Tôi thường thấy các thầy thuốc tầm thường, hoặc nhân người bệnh ốm nặng, hoặc nhân lúc nguy cấp về đêm tối, mà bệnh dễ chữa bảo là khó, bệnh khó bảo là không chữa được; hay đối với người giàu sang quyền quý thì ân cần để tính lợi, với người nghèo túng thì lạnh nhạt coi thường, như vậy là bất lương, coi nghề làm thuốc cũng như nghề buôn bán là không được…”
Có những người nghĩ y đức là cái gì đó rất to tát, cao xa. Nhưng với các bác sĩ, lương y thực sự thì y đức chẳng ở đâu xa mà nằm chính trong những việc chúng ta làm hàng ngày hàng giờ khi gặp gỡ người bệnh. Tiếp xúc với bệnh nhân cần đặt mình vào vị trí của họ, có thái độ đúng mức, ân cần. Đặc biệt nên nhớ: coi mình như kẻ trên cơ để hạch sách bệnh nhân là không được. Đừng lợi dụng lúc người ta ốm đau mà nhũng nhiễu, vẽ bệnh để bán thuốc thu lợi cho bản thân.
150 năm nay, các bậc tiền bối trong dòng họ Đỗ Minh cũng như rất nhiều lương y khác vẫn đang cố gắng phát huy sứ mệnh chữa bệnh cứu người, truyền bá y học cổ truyền đến đông đảo toàn dân. Chúng tôi khám, chữa bệnh dựa trên kinh nghiệm được đúc kết suốt lịch sử nước Việt Nam được kết hợp với khoa học hiện đại.
Ngay từ bé, tôi đã được các bậc tiền bối dặn dò: nhiệm vụ của con cháu là luôn phấn đấu giữ gìn, phát huy tổ nghiệp, luôn giữ vững tinh thần yêu nước thương dân, tận tâm phục vụ, coi người bệnh như người thân trong gia đình mà tận tình cứu chữa.
Để được tự xưng là lương y, một thầy thuốc y học dân tộc cần phải cực vững về chuyên môn, dược liệu, cách kết hợp các bài thuốc. Dù cùng mắc một căn bệnh như nhau, nhưng với mỗi người bệnh lại cần có cách bốc thuốc khác nhau. Trong y học cổ truyền, không có thứ công thức nào gọi là cố định, đó vừa là dịp mà các bậc cao nhân thể hiện khả năng trừ bệnh cứu người, vừa là thách thức đối với những thầy thuốc còn non tay. Ấy vậy mà dòng họ Đỗ Minh tôi, đã qua 5 thế hệ, mỗi thế hệ chỉ chọn duy nhất một người có khả năng nhất để truyền dạy nghề thầy thuốc.
Tôi biết nhiều người ngần ngại đến với Đông y cũng vì không tin tưởng vào bài thuốc, vào nguồn dược liệu. Tôi thừa nhận có nhiều phòng khám bốc thuốc kê đơn lung tung, kết hợp bài thuốc… sai bét, dùng dược liệu kém phẩm chất hòng bẫy người bệnh. Người dân đi khám nên tránh những nơi như vậy kẻo tốn kém tiền bạc và mất thời gian quý để chữa bệnh.
Bài thuốc có phát huy tác dụng được hay không phụ thuộc vào độ chất của nguyên liệu, bởi vậy mà từ khi tiếp quản Đỗ Minh Đường, tôi dành rất nhiều công sức, thời gian để phát triển trang viên, tự chủ nguồn cung dược liệu, kiểm soát được chất lượng cây thuốc. Riêng Đỗ Minh Đường để đảm bảo về thành phần bào chế luôn có vườn chuyên canh đạt chuẩn, cung cấp nguồn dược liệu sạch, tạo nên các thang thuốc đặc trị hiệu quả đến tay bệnh nhân.
Một vấn đề nữa là những phòng khám “dởm” đã gieo tiếng xấu cho Đông y vì tật “bốc phét”, quảng cáo nói quá về tác dụng chữa bệnh của những thứ thuốc tiên. Y học cổ truyền không phải phương pháp thần kỳ đến mức chữa được bách bệnh. Những bệnh cần can thiệp bằng Tây y như nối gân đứt, đốt laser, cắt polyp… vẫn phải tới bệnh viện làm phẫu thuật vì Đông y không mổ xẻ, không động dao kéo để làm được thủ thuật đó.
Nhưng những bệnh mạn tính, gây khổ sở cho người bệnh từ năm này qua năm khác như bệnh xương khớp, mũi họng, da liễu, thậm chí bệnh về đường sinh lý, bệnh thận lâu năm, mãn tính… y học cổ truyền tự tin làm được và làm tốt. Hiện các chuyên gia trong ngành vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, với hy vọng tìm ra cách chữa thật nhiều căn bệnh, càng nhiều càng tốt, giúp đời, giúp người.
Mặc dù nhiều khi không khỏi chạnh lòng về điều tiếng xấu mà Đông y chẳng may gặp phải do những kẻ trục lợi, tôi vẫn quyết tâm với nghề, phát triển nghề hơn nữa để chữa được cho càng nhiều người bệnh càng tốt, hơn nữa đào tạo lứa học trò kế cận để chúng lại trở thành những thầy thuốc có tài, có tâm, nhanh chóng giải được nỗi “oan thấu trời” của y học cổ truyền.
Đỗ Minh Tuấn
Đánh giá bài viết
Y hoc cổ truyền có chữa được bệnh nam khoa không bác sĩ, tôi thấy tình trạng của mình yếu hơn năm nay rồi, có chữa bằng thuốc tây cho tác dụng được luôn nhưng thấy uống thuốc vào người mệt với nếu muốn quan hệ tốt thì cứ phải uống thuốc suốt, tôi muốn tìm thuốc nào an toàn mà chữa hiệu quả khỏi được 1 lần luôn.
Em tưởng do em không hợp thuốc nên uống vào mới bị mệt mỏi người hóa ra anh cũng bị ạ, em đnag tìm hiểu thấy mọi gnuowif bảo bác sĩ Tuấn này chữa nam khoa mát tay lắm không biết có thật không?
Anh xã nhà em bị yếu sinh lý rối loạn cương dương chữa bài thuốc nam gia truyền của nhà bác Tuấn khỏi được rồi đó mà không có bị tác dụng phụ gì mỏi mệt người đâu, em thấy anh xã nhà em dùng thuốc khen lắm
Dừng mấy cái thuốc cường dương kích thích lại đi, đến gặp ông Tuấn này chữa cho, vừa khỏe vừa an toàn