Y Học Cổ Truyền Và Nghệ Thuật Lắng Nghe: Bí Quyết Chẩn Bệnh Từ Trái Tim

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Bà con thân mến,

Trong nghề làm thuốc mấy chục năm nay, Tuấn tôi luôn tâm niệm một điều: muốn chữa bệnh cho người thì trước hết phải lắng nghe người bệnh. Không chỉ nghe tiếng mạch đập dưới đầu ngón tay, mà còn phải nghe những nhịp trầm buồn, những ưu tư, lo lắng đằng sau từng ánh mắt, từng câu chuyện đời.

Có nhiều bà con tới khám hay nhắn tin hỏi Tuấn tôi: “Ủa, sao bác sĩ hỏi kỹ thế, hỏi nhiều thế? Khám trực tiếp cũng hỏi, mà khám online cũng hỏi không sót câu nào!”

Tuấn tôi hay cười bảo: “Hỏi vậy để hiểu, chứ không phải hỏi cho vui đâu bà con ạ. Bởi vì mỗi lời bà con chia sẻ, dù nhỏ thôi, cũng có thể là đầu mối dẫn tôi tới gốc rễ của bệnh tình”.

Bắt mạch: Không chỉ nghe mạch, mà nghe cả đời người

Trong Y học cổ truyền, “tứ chẩn” – Vọng, Văn, Vấn, Thiết – là căn bản. Trong đó, Thiết chẩn – tức là bắt mạch – với nhiều người chỉ là chuyện đặt tay lên cổ tay bệnh nhân, đếm nhịp nhanh chậm, mạnh yếu. Nhưng với Tuấn tôi, bắt mạch còn là cách lắng nghe những điều thầm kín nhất trong cơ thể và cuộc sống của mỗi bà con.

Dưới đầu ngón tay, tôi cảm nhận được không chỉ là dòng khí huyết lưu thông, mà còn là những thăng trầm âm thầm của lục phủ ngũ tạng. Mỗi nhịp mạch là một câu chuyện: ăn uống có điều độ không, giấc ngủ có tròn đầy không, tâm trạng có những nỗi buồn giấu kín nào.

Có những người, mạch đập yếu ớt như một tiếng thở dài cam chịu. Có những người, mạch lại nhấp nhổm, bồn chồn như một trái tim đầy lo lắng chưa tìm được lối ra. Lại có những mạch vừa nông, vừa sượng cứng – như một cơ thể đã kiệt quệ sau bao năm tháng gồng mình chịu đựng bệnh tật và áp lực.

Mỗi lần bắt mạch, Tuấn tôi không chỉ nghe bằng đầu ngón tay, mà còn phải lắng nghe bằng cả trái tim. Phải trò chuyện, phải gợi mở, để hiểu cái mạch ấy vì sao lại như vậy. 

Nếu chỉ nghe mạch mà không hỏi han kỹ càng, không thấu cảm cuộc sống của bà con, thì e rằng cái nhìn của tôi chỉ như người đứng ngoài mà đoán chuyện trong nhà.  Mà chữa bệnh, thì phải bước vào tận bên trong, mới mong giúp bà con tìm ra ngọn nguồn, trị tận gốc.

Vì sao Tuấn tôi hay hỏi bệnh nhân nhiều đến vậy?

Chắc bà con cũng từng gặp cảnh, đi khám bệnh, bác sĩ chỉ xem kết quả xét nghiệm, chẩn đoán vài phút rồi kê đơn. Nhưng với Y học cổ truyền, đặc biệt với Tuấn tôi, khám bệnh không chỉ là nhìn chỉ số mà phải nghe cả cơ thể và tâm hồn người bệnh.

Bởi vì trong Đông y, bệnh sinh ra từ cả “nội nhân” (bên trong) lẫn “ngoại tà” (tác động bên ngoài). Một cơn ho, một cái đau lưng, nhiều khi gốc lại nằm ở lo âu, buồn bã, stress kéo dài, chứ không phải chỉ tại thời tiết hay vận động sai tư thế. 

Bởi vậy, khi khám, dù trực tiếp hay online, Tuấn tôi luôn hỏi kỹ, hỏi sâu bởi hỏi vậy mới đào được tới tận gốc rễ, mới tìm ra lý do thật sự khiến cơ thể bà con sinh bệnh.

Ví dụ như, bà con chỉ than: “Tôi đau đầu suốt, uống thuốc mãi không khỏi”. Nếu chỉ nghe vậy, dễ nghĩ ngay tới phong hàn, cảm mạo. Nhưng Tuấn tôi sẽ nhẹ nhàng hỏi thêm:

  • “Bà con ăn uống ra sao? Có hay bỏ bữa không?”
  • “Dạo này giấc ngủ thế nào? Có hay giật mình, trằn trọc?”
  • “Công việc, gia đình có chuyện gì lo lắng không?”
  • “Tính khí có hay nóng giận, bực bội không?”

Chính những câu hỏi đó mới dẫn ra sự thật: hóa ra, bà con đang chịu quá nhiều áp lực công việc, mất ngủ triền miên, ăn uống thất thường. Từ đó, can khí uất kết, khí huyết đình trệ, gây đau đầu kéo dài. Nếu chỉ cắt triệu chứng mà không điều hòa can khí, dưỡng tâm an thần, thì bệnh còn mãi dai dẳng.

Trong quá trình tư vấn, tôi đều nhắc rất kỹ về liều lượng thuốc và một số lưu ý về chế độ ăn uống nhưng không phải ai cũng nghe theo

Hay có bệnh nhân bị ho mãi không dứt, Tuấn tôi đâu có vội kê đơn cầm ho ngay. Tôi hỏi:

  • “Bà con làm nghề gì? Môi trường có ô nhiễm không?”
  • “Có hay phải nói nhiều, hò hét không?”
  • “Dạo này tinh thần có hay buồn bực, căng thẳng không?”
  • “Có bị khô cổ, khát nước, hay đắng miệng không?”

Nhờ vậy mà nhiều lần Tuấn tôi phát hiện ra: căn nguyên không chỉ tại bụi bẩn hay viêm nhiễm, mà còn do gan nóng, khí huyết ứ trệ, tâm lý căng thẳng kéo dài.

Hay như có trường hợp một bà con tìm đến Tuấn tôi, than thở: “Tôi bị viêm xoang mấy năm nay, cứ tái đi tái lại. Xịt thuốc, uống kháng sinh suốt mà không khỏi”. Nghe vậy, nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ đơn giản là xoang viêm nhiễm lâu ngày.
Nhưng Tuấn tôi không vội vàng kết luận. Tôi hỏi tiếp:

  • “Ngoài nghẹt mũi, chảy dịch, bà con còn thấy gì khác không?”
  • “Có hay đau rát họng, hay ợ hơi, ợ chua gì không?”
  • “Giấc ngủ thế nào? Khi nằm ngủ có hay bị ho, nghẹt nhiều hơn không?”
  • “Dạ dày ăn uống có thấy đầy bụng, khó tiêu, trào ngược không?”

Từng câu hỏi như lần mở từng nút thắt. Cuối cùng, bà con ấy thừa nhận: “Dạ, tôi hay bị ợ chua, đêm nằm cứ thấy nghẹn cổ, ho khan… nhưng tôi nghĩ dạ dày thì liên quan gì tới xoang đâu mà nói”.

Không bà con ạ, trào ngược dạ dày lâu ngày sẽ đưa dịch axit lên tới vùng họng mũi, làm viêm niêm mạc hô hấp, từ đó kích thích viêm xoang mãi không dứt. Nếu không điều trị từ gốc – tức là chữa lành dạ dày, giảm trào ngược – thì dù bà con có xịt bao nhiêu thuốc mũi, uống bao nhiêu viên kháng sinh, bệnh vẫn như ngọn cỏ mọc hoài không chịu chết.

Đó bà con thấy không, mỗi lời bà con kể, mỗi chi tiết nhỏ nhặt về thói quen, tâm trạng, môi trường sống… đều như những chiếc chìa khóa nhỏ, mở ra cánh cửa dẫn tới gốc rễ của bệnh tình. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lời nhắn gửi tới bà con: Hãy chia sẻ trung thực

Tuấn tôi vẫn hay nhắc bệnh nhân: “Muốn chữa bệnh thì phải nói thật. Đừng ngại ngùng, đừng giấu giếm”.

Bà con càng chia sẻ trung thực thì Tuấn tôi càng có đủ thông tin để tìm ra căn nguyên và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. 

Có những chuyện tưởng chừng như không liên quan: mất ngủ, lo âu, mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc… lại chính là những ngòi nổ thầm lặng của bệnh tật. Không giải quyết được gốc ấy thì thuốc có hay mấy cũng chỉ là chữa ngọn, bệnh vẫn có ngày tái phát.

Vậy nên, khi bà con tìm tới Tuấn tôi, xin đừng chỉ kể về triệu chứng. Hãy kể cả về những trăn trở, nỗi niềm trong cuộc sống. Bởi một lương y giỏi không chỉ chữa cái bệnh trên cơ thể, mà còn phải xoa dịu được những vết thương trong tâm hồn.

Hành trình chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, theo Tuấn tôi, là hành trình chữa từ trái tim tới trái tim. Không vội vàng, không máy móc, mà là sự thấu hiểu, cảm thông, đồng hành cùng bà con.

Bắt mạch – nghe mạch. Hỏi bệnh – nghe lòng

Kê đơn – trao hy vọng

Tuấn tôi mong rằng, qua mỗi lần lắng nghe và sẻ chia, chúng ta không chỉ tìm được phương thuốc trị bệnh, mà còn tìm thấy niềm tin, sự bình an trong tâm hồn. Chúc bà con luôn mạnh khỏe, an vui. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được tư vấn, đừng ngại, cứ kể hết với Tuấn tôi nhé.

Đánh giá bài viết

5/5 - (9 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Cách Nhận Biết Sớm Nguy Cơ Đội Quỵ, Xác Định Đối Tượng Dễ Gặp – Ai Cũng Nên Đọc

Bà con thân mến, Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Cứ...

Mỗi chuyến đi tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ người dân bản địa

BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH CỦA LÃO TRUNG Y 103 TUỔI – 5 CÂU NÓI ĐÁNG SUY NGẪM

Bà con thương mến, Ở đời này, ai cũng mong muốn sống khỏe, sống lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách dưỡng sinh đúng...

Lương y Đỗ Minh Tuấn: “Hy vọng rằng trên đời không bệnh tật, Tủ thuốc phủ bụi, lặng thầm chờ mong”

Bà con thân mến, Không ai trong chúng ta mong muốn sống cùng bệnh tật. Nhưng chính sự hiện diện của nó lại giúp chúng...

Bấm huyệt chữa yếu sinh lý là phương pháp được nhiều quý ông quan tâm nhất

4 Huyệt Vị Quan Trọng – Bí Quyết Dưỡng Sinh Cho Tuổi Trung Niên

Bà con thân mến, Tuấn tôi xin chia sẻ một điều rằng, sức khỏe của tuổi trung niên không chỉ đến từ những viên thuốc...

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua