Bị Suy Thận Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì? Cho Tốt – Tôi Tư Vấn Ngay

Bị suy thận nên ăn gì? Ăn gì không tốt cho người bệnh suy thận?… Đang là câu hỏi rất nhiều người bệnh gửi đến cho tôi. Trước băn khoăn đó, Tuấn tôi đã quyết định nghiên cứu và tổng hợp lại những thực phẩm tốt nhất cho bệnh suy thận trong bài viết này. 

Suy thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe và giúp điều trị bệnh tốt nhất
Suy thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe và giúp điều trị bệnh tốt nhất

Suy thận hay tổn thương thận được hiểu là tình trạng suy giảm các chức năng của thận. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận. Chia theo thời gian mắc bệnh, gồm hai nhóm bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn.

Trong thời gian gần đây, Tuấn tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của người bệnh về bệnh lý suy thận và việc bị bệnh suy thận nên ăn gì, kiêng ăn gì?  Theo nghiên cứu của tôi, bệnh nhân suy thận đòi hỏi cần tuân thủ nghiêm ngặt một chế độ ăn uống đặc biệt. Từ đó mới có thể giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra nhằm cải thiện chức năng thận và giúp hạn chế tình trạng tăng urê trong máu cũng như làm giảm biến chứng hiệu quả. Hãy cùng Tuấn tôi tìm hiểu xem suy thận nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Người bệnh suy thận nên ăn gì?

Chế độ ăn phù hợp với người bệnh suy thận
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh suy thận

Trong khi thăm khám cho nhiều bệnh nhân suy thận, tôi thấy phần lớn mọi người đều băn khoăn về chế độ dinh dưỡng trong quá trình chữa bệnh. Nhiều người không biết nên ăn gì, ăn bao nhiêu, một số thì không rõ kiêng gì, ăn thứ nọ, thứ kia có tốt không? Tiện thể trong bài viết hôm nay, Tuấn tôi sẽ giải thích chi tiết cho mọi người.

Theo tôi, bệnh nhân suy thận nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, lành mạnh để có thể giúp cho quá trình điều trị diễn ra tốt nhất. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh suy thận, tôi đã xếp theo thứ tự ưu tiên, các bạn và người nhà có thể tham khảo:

  • Ớt chuông đỏ: Đây là loại quả này có chứa ít kali nên rất tốt cho chế độ ăn uống người bệnh thận. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A cũng như vitamin B6. Cung cấp nhiều lycopene – chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh ung thư.
  • Bắp cải: Bắp cải chứa nhiều chất phytochemicals có tác dụng phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại cho cơ thể. Loại rau này cũng được biết đến rất tốt trong việc bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và bảo vệ tốt cho tim mạch. Bắp cải cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin K, vitamin C và giàu chất xơ.
  • Súp lơ: Thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin C và folate. Ngoài ra súp lỡ còn chứa entoles, thiocyanates và glucosinolates – các hợp chất giúp gan trung hòa được các chất độc hại có thể gây tổn thương đến màng tế bào.
  • Tỏi:Thực phẩm có mùi thơm với công dụng làm giảm cholesterol, đồng thời giúp tiêu sưng và giảm chứng viêm.
  • Hành: Chứa các chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm khả năng mắc bệnh tim và giúp chống lại nhiều bệnh ung thư. Hành tây chứa lượng kali thấp và có nguồn crom dồi dào – một khoáng chất giúp hấp thụ carbohydrate protein và chất béo.
  • Táo: Được biết đến nhằm giúp cơ thể giảm cholesterol, chống lại bệnh tim, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, táo còn chứa các hợp chất giúp chống viêm rất tốt.
  • Nho đỏ: Được biết đến có chứa các flavonoid có tác dụng tốt giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách ngăn ngừa quá trình oxy hóa, cũng như giảm sự hình thành cục máu đông.
  • Gừng: Được biết đến vì như một vị thuốc tự nhiên có công dụng giảm đau, giảm sốt, an thần và kháng khuẩn. Trong gừng cũng chứa vitamin B5, magie và mangan.
  • Quả việt quất: Quả việt quất rất giàu chất dinh dưỡng, hơn thế nữa còn có khả năng chống oxy hóa tốt. Chính vì vậy, loại quả này có công dụng hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tim mạch, tiểu đường hay suy giảm trí tuệ,… Còn đối với người bệnh suy thận, việt quất là loại quả không thể bỏ qua được, bởi thực phẩm này chứa rất ít kali, natri và photpho. Cụ thể: khoảng 148g việt quất chỉ chứa chứa khoảng 114mg kali, 1,5mg natri và 18mg phốt pho.
  • Thịt gà (phải bỏ da): Với những bệnh nhân suy thận, việc bổ sung thêm protein vào cơ thể cần phải tính toán thật cẩn thận. Bà con có thể lựa chọn ức gà không có da để nạp vào bữa ăn hàng ngày của mình. Với ức gà không có da chứa rất ít hàm lượng kali, natri và photpho hơn thịt gà ở các bộ phận khác. Tuy nhiên, khi mua gà, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế sản phẩm gà đã qua chế biến bởi hàm lượng natri và photpho trong thực phẩm này cao hơn gà bình thường. Cụ thể trong 84g ức gà không da có chứa khoảng 216 mg kali, 63mg natri và 192 mg photpho.
  • Dầu oliu: Bệnh nhân suy thận cũng cần phải bổ sung các chất béo để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, dầu oliu là sự lựa chọn hàng đầu bởi chất béo này không chứa photpho. Còn đối với những bệnh nhân suy thận cần kiểm soát cân nặng, dầu oliu lại càng là loại thực phẩm lành mạnh không nên bỏ qua. Trung bình trong 28g dầu oliu có chứa khoảng 0,3 mg kali, 0,6 mg natri và không chứa photpho.
  • Cá chẽm: Cá chẽm là thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo lành mạnh gọi là omega 3. Các chất này còn có tác dụng làm giảm trầm cảm, lo âu và suy giảm nhận thức ở người bệnh. Đặc biệt, cá chẽm chỉ chứa một lượng photpho thấp so với những loại hải sản khác nên người bệnh suy thận có thể bổ sung xen kẽ để có một bữa ăn phong phú hơn. Đồng thời, người bệnh cũng chỉ nên dùng một phần ít để kiểm soát tốt hơn lượng photpho trong cơ thể. Cụ thể trong 85g cá chẽm (chín) có chứa khoảng 279mg kali, 74mg natri và 211mg photpho.

Với công dụng như trên, các thực phẩm này không chỉ tốt cho quá trình điều trị suy thận mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh nhân suy thận cần kiêng ăn gì?

Người bệnh không nên ăn nhiều hải sản như tôm, cua
Người bệnh không nên ăn nhiều hải sản như tôm, cua

Ngoài việc quan tâm xem suy thận nên ăn gì, bà con còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn về chất đạm, muối. Theo nghiên cứu của Tuấn tôi thì điều này sẽ giúp giảm được lượng chất thải mà do cơ thể tạo ra, từ đó giảm bớt gánh nặng cho hoạt động của thận.

  • Muối: Người bệnh suy thận không nên ăn quá nhiều muối, vì vậy cần cắt giảm muối trong khẩu phần ăn. Khối lượng muối và mì chính cho 1 người hạn chế khoảng 2 g/ngày.
  • Thịt: Hạn chế ăn thịt gà, thịt thú rừng, thịt ngỗng, thận heo và nội tạng động vật (đối với người bệnh suy thận đi tiểu ra máu và có hàm lượng axit uric cao).
  • Hải sản: Tránh ăn cua, cá sủ vàng, cá trích, cá cơm, sò,…
  • Trái cây: Người bệnh nên ăn ít chuối, dưa hấu, dứa, cam, chanh, quýt, bưởi, nho, đào, lựu,… (nếu người bệnh bị tăng kali máu).
  • Rau củ quả: Cần kiêng đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ, măng tre, gừng, rau bina,…

Ngoài ra, người bị bệnh suy thận cũng cần kiêng các thực phẩm cay nóng (dễ làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm có chứa nhiều kali (trường hợp bị tăng kali trong máu), chất béo, phốt pho,…

Người bị suy thận nên uống nhiều nước hay ít nước?

Với cơ thể người lớn và trẻ em lượng nước cần cung cấp không giống nhau
Với cơ thể người lớn và trẻ em lượng nước cần cung cấp không giống nhau

Đây là câu hỏi mà tôi gặp rất nhiều trong quá trình tư vấn, thăm khám cho bệnh nhân. Ngoài chế độ ăn, người bị bệnh suy thận cũng cần chú ý việc đến việc uống nước. Uống nhiều hay ít nước khi chức năng thận bị suy giảm đều ảnh hưởng rất lớn đến thận. Bởi vậy, đối với người bị bệnh suy thận, lượng nước bổ sung cho cơ thể sẽ phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Đối với người có lượng nước tiểu ít: Cần uống nhiều nước, thậm chí là cần phải truyền nước.
  • Đối với người bị bệnh đái tháo nhạt và tiểu nhiều: Bổ sung lượng nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với người bị bệnh suy thận nặng: Hạn chế uống nước nhằm giảm áp lực cho thận. Việc bổ sung lượng nước cho cơ thể sẽ tùy theo nhu cầu của người bệnh.
  • Đối với người bị phù và suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cũng nên cân bằng giữa lượng nước bổ sung vào và thải ra. Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước thải ra thì rất dễ gây ra tình trạng phù nề, khó kiểm soát huyết áp và suy tim. Còn trường hợp lượng nước vào nhỏ hơn sẽ gây ra hiện tượng mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp và choáng váng).
  • Còn tính trung bình lượng nước bổ sung vào cơ thể mỗi người theo độ tuổi như sau: Lượng nước bổ sung cho người lớn = lượng nước tiểu/ngày + (500 – 700ml). Lượng nước bổ sung cho trẻ nhỏ = lượng nước tiểu/ngày + 200 ml.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân suy thận

Người bệnh suy thận cần chú ý xây dựng cho bản thân mình một thực đơn khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh
Người bệnh suy thận cần chú ý xây dựng cho bản thân mình một thực đơn khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh

Sau khi đi tìm hiểu suy thận nên ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến các nguyên tắc xây dựng thực đơn khoa học nhất. Theo tìm hiểu của tôi, người mắc bệnh suy thận có thể tham khảo thực đơn như sau:

Năng lượng: Khẩu phần ăn cho người lớn khoảng 30 – 35 Kcal/kg/ngày. Khẩu phần của trẻ khoảng 70 – 80 kcal/kg/ngày.

Protein: Lượng protein mỗi ngày khoảng 0,6 – 0,8 kg.

Khoáng chất và vitamin: Người mắc bệnh suy thận cần phải duy trì hàm lượng kali dưới 200mg/ngày.

Giảm đạm: Đây là chất có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo và xây dựng cơ thể, cùng với đó là góp phần chủ yếu vào men, kháng thể, vitamin,… để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên với các bệnh nhân suy thận, người bệnh không thể đào thải được các sản phẩm được tạo ra trong quá trình chuyển hóa đạm như acid uric, ure,… Chính vì vậy mà bệnh nhân suy thận cần ăn giảm đạm. Giảm bớt đạm cũng cần phải tuân thủ 1 số điều sau:

  • Ưu tiên đạm nguồn gốc từ động vật (đạm động vật chiếm tỷ lệ từ 60%)
  • Với bệnh nhân chạy thận 1 lần/ tuần: Lượng đạm cần thiết là 1g/ kg cân nặng/ ngày.
  • Với bệnh nhân chạy thận 2 lần/ tuần: Lượng đạm cần thiết là 1,2g/ kg cân nặng/ ngày.
  • Với bệnh nhân chạy thận 3 lần/ tuần: Lượng đạm cần thiết 1,4g/ kg cân nặng/ ngày.

Lưu ý: Ở trẻ nhỏ bị bệnh suy thận nếu không có lượng ure trong máu cao thì ngoài việc cần ăn nhạt thì vẫn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Với bệnh nhân bị suy thận giai đoạn đầu, không bắt buộc phải kiêng tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng nên dùng ở một số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày vừa đủ đạm, năng lượng và sinh tố. Cần hết sức lưu ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối kali cũng như phosphore. Tuấn tôi mong rằng, sau khi đọc xong tài liệu này, bà còn sẽ có được một thực đơn tốt cho bệnh tình của mình.

Dinh dưỡng

Suy Thận Nên Ăn Gì?

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua