Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Trị Cho Bé

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, ảnh hưởng đến mắt, tim, tàn phế. Trong bài viết sau, Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ thông tin đến các bậc phụ huynh về bệnh lý cũng như phương pháp điều trị an toàn và phòng ngừa tái phát.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ là gì? Phân loại

Theo Y học hiện đại, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều độ tuổi và giới tính và đang có xu hướng tăng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài những biểu hiện đau nhức tại khớp bị ảnh hưởng thì trẻ mắc bệnh còn xuất hiện các triệu chứng ngoài khớp và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, tôi luôn khuyến khích các bậc cha mẹ đưa con thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Căn cứ vào số lượng và mức độ khớp bị viêm để phân loại như sau:

  • Viêm ít khớp: Trường hợp có số lượng khớp bị viêm dưới 4 được gọi là viêm ít khớp. Tổn thương thường xuất hiện ở những khớp lớn như gối, vai, cổ chân, khuỷu, háng,… Ngoài tổn thương khớp thì thể bệnh này còn tác động đến mắt và có thể để lại biến chứng nặng nề.
  • Viêm khớp toàn thân: Đây là một dạng viêm khớp dạng thấp phổ biến nhưng lại ít gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có mức độ nặng bởi không chỉ gây ra các biểu hiện ở khớp bị viêm mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, gan, hệ bạch huyết, lá lách.
  • Viêm khớp đa khớp: Ngược lại với viêm ít khớp, viêm đa khớp thường ảnh hưởng đến những khớp nhỏ và khớp chịu trọng lượng của cơ thể như ngón tay, mắt cá chân, ngón chân,… Số lượng khớp bị viêm trên 5 được xếp vào viêm khớp dạng thấp đa khớp.

Biểu hiện bệnh theo từng giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em sẽ tiến triển và gây ra các triệu chứng khác nhau. Theo đó, càng để lâu bệnh sẽ càng nghiêm trọng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên tôi mong cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện đầu tiên của viêm khớp dạng thấp.

Dưới đây là các biểu hiện bệnh lý theo từng giai đoạn:

  • Khi mới khởi phát, khớp bị viêm sẽ gây đau nhức, quan sát sẽ nhận thấy tình trạng sưng đỏ bên ngoài. Không ít trẻ là bệnh nhân của tôi gặp khó khăn khi đi lại, chạy nhảy do cứng khớp. Đồng thời số lượng tế bào trong dịch khớp tăng lên nhanh chóng.
  • Tình trạng viêm không được kiểm soát khiến sụn khớp bị tổn thương. Theo cấu tạo thì sụn khớp sẽ giúp giảm ma sát, chấn thương khi di chuyển. Khi chuyển sang giai đoạn này, cơn đau không chỉ tăng lên mà còn khiến việc cử động bị hạn chế, nhiều bệnh nhân mất khả năng vận động tạm thời.
  • Bệnh chuyển sang giai đoạn 3 sẽ gây phá hủy sụn khớp, xương được bao bọc sẽ lộ ra ngoài. Lúc này các biểu hiện lâm sàng dần nặng hơn, cơ thể gầy yếu và bắt đầu biến dạng khớp.
  • Khi chuyển sang giai đoạn cuối, xương kết hợp và mô sợi sẽ hình thành dẫn đến ngưng hoạt động khớp. Và trẻ có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt và những biến chứng khác đi kèm.

Cơn đau do bệnh lý gây ra có thể khởi phát từng đợt hoặc dai dẳng, Ngoài những biểu hiện trên thì còn xuất hiện nhiều dấu hiệu như: Ăn uống kém, sụt cân, nóng khớp, cứng khớp vào buổi sáng, lười vận động do đau nhức khớp, ngứa mắt, sốt cao, nổi nhọt, dễ cáu gắt, khó chịu,…

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ là do đâu?

Như tôi đã đề cập trước đó, viêm khớp dạng thấp nói chung và viêm khớp dạng thấp ở trẻ nói riêng là căn bệnh tự miễn và y học hiện vẫn chưa thể xác định cụ thể căn nguyên khởi phát. Do đó, việc kiểm soát dứt điểm gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

chấn thương gây viêm khớp
Chấn thương có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm điều trị tôi thấy rằng bệnh có liên quan mật thiết đến nhiều yếu tố như:

  • Di truyền: Tôi có thể khẳng định rằng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không di truyền. Tuy nhiên, yếu tố gen sẽ khiến trẻ có tỉ lệ mắc bệnh cao khi có ba/ mẹ hoặc cả ba mẹ đều bị viêm khớp dạng thấp.
  • Nhiễm khuẩn: Trường hợp trẻ nhiễm các loại virus như Parvo virus, Epstein-Barr virus, vi khuẩn đường ruột, Mycoplasma,… sẽ tác động và gây tổn thương khớp, mô sụn dẫn đến viêm khớp dạng thấp và mắc đồng thời nhiều bệnh lý khác.
  • Cơ địa: Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi dễ bị viêm xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Bởi giai đoạn này hệ miễn dịch, khớp xương chưa phát triển toàn diện. Nếu xuất hiện chấn thương, suy giảm sức đề kháng, béo phì/ thừa cân,… cũng có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh.
  • Tác động môi trường: Không được giữ ấm đúng cách hay sống trong môi trường lạnh kéo dài khiến trẻ dễ bị tổn thương và viêm khớp. Ngoài ra, yếu tố này còn gây ra các bệnh đường hô hấp như ho, viêm phế quản, viêm mũi,…

Mức độ nguy hiểm của bệnh lý

Tôi luôn nói với bệnh nhân và người thân của bệnh nhân rằng, dù là viêm khớp dạng thấp hay bất kỳ một căn bệnh xương khớp nào cũng cần được điều trị sớm. Bởi nhìn chung bệnh sẽ diễn tiến theo từng giai đoạn, nó âm thầm và không quá điển hình nên nhiều người thường chủ quan.

Nhưng đến khi phát hiện thì đã chuyển nặng, xương khớp gần như không thể phục hồi như ban đầu. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn tác động đến sự phát triển về sau của trẻ. Hơn nữa, sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh tật yếu nên sẽ gây ra nhiều biến chứng tại chỗ và biến chứng xa tác động trực tiếp đến sức khỏe.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Biến chứng tại chỗ: Loãng xương, biến dạng khớp, giảm vận động, hội chứng ống cổ tay, nốt thấp khớp, bại liệt.
  • Biến chứng xa: Hội chứng Sjogren, viêm túi bao quanh tim, viêm và hình thành sẹo ở mô phổi, viêm ống mắt, gan và lá lách bị tổn thương
  • Những ảnh hưởng khác: Sụt cân, suy giảm chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, trẻ chậm phát triển và tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý khác.

Trẻ viêm khớp dạng thấp có nên dùng thuốc Tây?

Thuốc Tây là phương pháp phổ biến được áp dụng để kiểm soát cơn đau nhức và tình trạng viêm do viêm khớp dạng thấp gây ra. Bên cạnh đó, vì sự tiện lợi, tác dụng nhanh nên nhiều bệnh nhân đã lựa chọn.

Tuy vậy, tôi luôn nói với bệnh nhân rằng nếu lạm dụng tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng và thậm chí khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Rủi ro sẽ tăng cao ở đối tượng trẻ nhỏ bị viêm khớp dạng thấp. Bởi cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém.

điều trị viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ căn cứ vào kết quả chẩn đoán

Vậy “Trẻ bị viêm khớp dạng thấp có nên dùng thuốc Tây không?” Theo tôi việc quyết định dùng thuốc Tây còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, thăm khám. Sau khi xác định mức độ tổn thương, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác (độ tuổi, cơ địa, cân nặng) sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay là xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, MRI) và xét nghiệm máu (yếu tố thấp khớp, kháng thể protein chống đông máu, tốc độ lắng của hồng cầu,…). Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

Một số loại tân dược thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen,…
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Methotrexate, Sulfasalazine,…
  • Thuốc corticosteroid
  • Thuốc sinh học: Abatacept, Etanercept, Anakinra, Adalimumab,…

Tuấn tôi nhận thấy rằng, đa số thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, hạn chế quá trình sưng viêm tiến triển. Nhưng về lâu dài thì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc rất khó để kiểm soát bệnh lý triệt để.

Do đó, nếu các bậc cha mẹ đang có con bị viêm khớp nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài tân dược thì còn có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh lý ở trẻ.

Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Tôi nhận thấy rằng, mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ là kiểm soát biểu hiện lâm sàng, ngăn chặn quá trình viêm, phá hủy sụn, phục hồi chức năng khớp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời thoái hóa khớp sớm.

Trẻ em chưa hoàn thiện miễn dịch, sức đề kháng nên việc sử dụng thuốc Tây hay can thiệp ngoại khoa luôn được cân nhắc kỹ về lợi ích và rủi ro để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đối với những trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, có thể tham khảo nhiều phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả tích cực như vật lý trị liệu, dùng thuốc Đông y hoặc chăm sóc giảm đau tại nhà.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm cứng khớp, cải thiện chức năng vận động, di chuyển, đồng thời thúc đẩy tái tạo sụn khớp. Tùy vào mức độ sưng đỏ khớp, đau nhức và giai đoạn, tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vận động nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật và phù hợp.

vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Bên cạnh đó, tôi luôn khuyên người thân của trẻ chọn các loại giày dép, quần áo dễ mặc, thuận tiện đi lại và tập luyện. Khuyến khích con em vận động, đi lại thường xuyên thay vì ngồi/ nằm một chỗ quá lâu. Ngoài ra, có thể dùng can chống để hỗ trợ giảm áp lực lên khớp bị ảnh hưởng.

Y học cổ truyền điều trị bệnh lý

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y mang lại kết quả không thua kém gì so với y học hiện đại. Tôi đã tiếp nhận và chữa trị thành công cho nhiều bà con gặp các vấn đề xương khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp.

Kết quả là bệnh nhân của tôi sau thời gian dùng thuốc Đông y và tập luyện đều đặn đã cải thiện bệnh lý đáng kể. Tình trạng đau nhức, sưng viêm giảm hẳn, đi lại dễ dàng, ăn ngon, ngủ ngon, sức khỏe phục hồi nhanh chóng.

Từ những dược liệu quý cùng tinh hoa y học cổ truyền được dòng họ Đỗ Minh Đường truyền lại và kiến thức y học được tôi tiếp nhận tại trường y đã mang đến bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh với nhiều công dụng. Sau khi thăm khám, tôi sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Dựa vào căn nguyên gây bệnh theo Đông y, phương pháp điều trị của tôi sẽ tập trung hoạt huyết, giải độc, kiện tỳ ích tràng, chỉ thống, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Bằng những dược liệu được chọn lọc, gia giảm liều lượng hợp lý sẽ mang lại những dấu hiệu khả quan.

Song song dùng thuốc thì tôi cũng hướng dẫn người bệnh các bài tập luyện hỗ trợ vận động, cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để mang lại hiệu quả bền vững, ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm.

Giảm đau tại nhà

Bên cạnh các phương pháp trên thì Tuấn tôi còn tư vấn các cách giúp cải thiện cơn đau nhức, cứng khớp cho trẻ tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Có thể áp dụng thường xuyên để cải thiện khả năng vận động, giảm sưng đỏ khớp và chặn phản ứng viêm tiến triển.

lá lốt
Lá lốt là vị thuốc Nam có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm do bệnh viêm khớp gây ra

Các bậc phụ huynh nên áp dụng những mẹo sau:

  • Chườm nóng/lạnh: Nếu khởi phát cơn đau, khó chịu và cảm giác nóng khớp thì nên chườm mát để cải thiện và ngược lại có thể cho trẻ ngâm nước ấm hoặc chườm ấm vào buổi sáng để tăng tuần hoàn máu, giảm cứng khớp. Mỗi ngày thực hiện vài lần và áp dụng đều đặn để mang lại hiệu quả.
  • Xoa bóp: Tác động nhẹ nhàng và đúng cách sẽ giúp khớp bị viêm giảm sưng đau, khó chịu và ngăn ngừa cứng khớp, di chuyển thuận tiện hơn. Theo đó, nên xoa bóp đều và nhẹ tại khớp bị viêm, nên áp dụng từ 3 – 4 lần để cải thiện triệu chứng.
  • Sử dụng một số thảo dược: Lá lốt, lá trầu không, gừng, ngải cứu,… là những thảo dược dễ tìm nhưng lại có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Các dược tính và hoạt chất trong những vị thuốc này có công dụng chỉ thống (giảm đau), chống viêm, tăng tuần hoàn máu đáng kể. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Các bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp ở trẻ nói riêng đều có thể phòng ngừa tốt nếu có kiến thức về bệnh. Ngoài ra, để kiểm soát bệnh tốt, tôi luôn khuyến cáo người thân của trẻ nên thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc.

Dưới đây là một số cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh lý ở trẻ em:

  • Các bệnh nhân đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường thăm khám và điều trị bệnh đều được hướng dẫn và dặn dò dùng thuốc đúng giờ, đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất. Việc dùng thuốc theo chỉnh định là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của phương pháp chữa bệnh.
  • Ăn uống khoa học bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin, chất xơ và canxi cao. Những thành phần hoạt chất này có nhiều trong rau xanh các loại, trái cây tươi, trứng, cá, thịt trắng, hải sản, các loại hạt,… Tuy nhiên, chỉ nên ăn với hàm lượng vừa đủ để tránh dư thừa dẫn đến thừa cân. Bên cạnh đó, cho con uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả để giảm khô, cứng khớp.
  • Tập luyện, vận động mỗi ngày là một trong những biện pháp giúp cải thiện khả năng vận động ở trẻ bị viêm khớp dạng thấp, đồng thời phòng ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả. Khuyến khích con thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản hoặc có thể đi bộ cùng con.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp thường khó ngủ, ăn uống kém do cơn đau nhức kéo dài. Do đó, ba mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho con. Tránh để trẻ thức quá khuya, cân chỉnh thời gian học tập, vui chơi và nghỉ ngơi.
  • Giữ ấm cơ thể giúp bảo vệ hệ thống xương khớp của trẻ, giảm đau nhức, xơ cứng khớp, đồng thời phòng ngăn ngừa thoái hóa xương khớp sớm.
  • Cân nặng là yếu tố tác động đến quá trình viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên cân bằng khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với tập luyện, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, béo dễ dẫn đến thừa cân/ béo phì.
  • Đưa con đi khám nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường ở khớp như đau nhức, chấn thương, sưng đỏ, khớp biến dạng, không thể đi lại như bình thường.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Tuấn tôi cũng giới thiệu qua các phương pháp điều trị bệnh lý an toàn và hiệu quả. Hy vọng các bật phụ huynh chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe con em, việc phát hiện sớm giúp việc điều trị và chăm sóc dễ dàng hơn.

Dinh dưỡng

Viêm Khớp Dạng Thấp Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì?

Review

Thuốc Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp

Phương Pháp chữa khác

Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Nọc Ong

Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam

Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y

Chữa Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Bằng Diện Chẩn

Cách Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Lá Lốt

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt nhất

Tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt nhất

vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp

Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp giúp phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp giúp phục hồi chức năng

Các bài thuốc

Chia sẻ 7 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Chia sẻ 7 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Lợi ích của việc vận động đối với viêm khớp dạng thấp

8 Bài Tập Cho Người Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả Tại Nhà

8 Bài Tập Cho Người Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả Tại Nhà

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua