Giải Pháp Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp dành cho bệnh ở mức độ nặng, xuất hiện biến chứng và tác động trực tiếp đến chức năng vận động. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng phù hợp nhất.
Tổng quan về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói riêng là những bệnh xương khớp mãn tính, các biểu hiện phát triển qua từng giai đoạn và gần như không để điều trị dứt điểm. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên, cao tuổi, làm những công việc nặng nhọc, chấn thương,…
Cơn đau nhức, tê bì, ngứa râm ran các chi do bệnh lý gây ra là do nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm tràn ra ngoài gây chèn ép ống sống, rễ thần kinh và màng tủy. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn bàng quang, đại – tiểu tiện không tự chủ, yếu cơ bắp, teo chi, liệt nửa người hoặc toàn thân.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá phổ biến bởi bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, giúp các hoạt động, di chuyển linh hoạt. Trong đó, các đĩa đệm có chức năng hấp thụ xung động để bảo vệ cột sống trước những tác động cơ học.
Tuy nhiên, khi cơ quan này bị tổn thương sẽ kéo theo chức năng cột sống bị ảnh hưởng. Ngoài đau nhức thì bà con còn gặp phải tình trạng cứng khớp, nhất là vào buổi sáng, cường độ vận động giảm đi, không được linh hoạt như trước đó. Về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, giai đoạn tiến triển, biến chứng, đối tượng mắc bệnh,… Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn để làm chậm tiến triển và kiểm soát các biểu hiện lâm sàng như dùng thuốc, vật lý trị liệu, laser, kéo giãn cột sống,…
Trong một số trường hợp bị thoát vị đĩa đệm qua giai đoạn cấp tính có thể được chỉ định phương pháp châm cứu, bấm huyệt để tăng tuần hoàn máu, giảm mức độ chèn ép ống sống, rễ thần kinh và hạn chế cứng khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được phong bế thần kinh chọn lọc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh lý.
Nếu người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn thì bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị cuối cùng là phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống lưng để ngăn chặn biến chứng và cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân.
Giải pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tùy theo từng mức độ tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định mổ hở, mổ nội soi hoặc phẫu thuật vi phẫu qua ống nong để làm giảm áp lực lên tủy sống, rễ thần kinh, khắc phục tình trạng bao xơ bị rách, tổn thương.
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, thoát vị đĩa đệm không thể điều trị dứt điểm ngay cả khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm thì tỉ lệ thành công sẽ cao và hạn chế biến chứng phát sinh. Thông thường, các biểu hiện lâm sàng sẽ cải thiện sau 3 tháng đầu khi can thiệp mổ.
Ngoài ra, tình trạng yếu cơ bắp, tê bì các chi có xu hướng thuyên giảm hẳn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm liền. Trong khi đó, cũng có không ít trường hợp không đạt được kết quả như mong muốn sau phẫu thuật, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do tổn thương nặng và nhiều yếu tố khác.
Mục tiêu của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là khắc phục tổn thương ở đĩa đệm, giải phóng dây thần kinh, tủy sống bị chèn chèn ép. Từ đó giúp cải thiện các biểu hiện như tê mỏi các chi, đau nhức, nóng ran, yếu cơ bắp, khó vận động, di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng.
Chỉ định
Như trước đó tôi đã đề cập về việc chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Đây là phương pháp điều trị sau cùng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Mặc dù được chỉ định trong những trường hợp bệnh chuyển biến nặng nhưng không phải trường hợp nào cũng được can thiệp ngoại khoa.
Dưới đây là những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật:
- Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không cải thiện sau 6 – 8 tuần điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu
- Bệnh đi kèm với những tổn thương vận động như yếu liệt cơ
- Xuất hiện tình trạng rối loạn cơ tròn
- Trong vòng 2 – 3 ngày có tổn thương vận động
- Cơn đau cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, khả năng vận động và tiểu – đại tiện không tự chủ
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tương tự như mổ thoát vị đĩa đệm, phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá đa dạng, phù hợp với nhiều mức độ tổn thương và nhu cầu của bệnh nhân. Trước khi tiến hành mổ, bệnh nhân sẽ được thăm khám, tư vấn mức độ rủi ro và tỉ lệ thành công của từng phương pháp mổ để có quyết định phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Cắt bỏ đĩa đệm
Mục tiêu của phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương, thoát vị ở cột sống thắt lưng. Theo đó, phương pháp này giúp làm giảm chèn ép lên ống sống, rễ thần kinh. Từ đó giúp cải thiện biểu hiện đau, tê bì lan rộng xuống các chi dưới.
Thông qua đường rạch ở cột sống thắt lưng tương ứng với đĩa đệm bị thoát vị, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm gây chèn ép. Hiện nay, y học đang áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vi mô ít xâm lấn và có thời gian phục hồi ngắn hơn.
Cắt cung sau cột sống
Đối với phương pháp phẫu thuật này, bệnh nhân cần được gây mê toàn thân trước khi tiến hành mổ. Theo đó, Lamina – một lỗ ở vòng đốt sống sẽ được tạo thông qua việc tiếp cận trực tiếp tại đĩa đệm bị tổn thương. Phương pháp này giúp làm giảm chèn ép cột sống, nhờ đó cơn đau được cải thiện đáng kể, tăng cường khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Hợp nhất cột sống
Phẫu thuật hợp nhất cột sống được tiến hành bằng cách liên kết các đốt sống bằng xương được hiến tặng hoặc xương của chính cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cố định cột sống. Phương pháp này có thể làm giảm nhẹ bệnh, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển nhưng có hạn chế lớn nhất là cột sống bị cố định hoàn toàn.
Thay đĩa đệm nhân tạo
Thay thế đĩa đệm nhân tạo được xem là phương pháp mang lại hiệu quả khả quan. Theo đó, các đĩa đệm bị tổn thương sẽ được thay thế bằng những đĩa đệm nhân tạo để khắc phục tình trạng chèn ép và cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế như làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, không chỉ định với người bị dị ứng với đĩa đệm nhân tạo, gây yếu xương.
Quy trình phẫu thuật
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải tuân thủ theo các tiêu chí của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Theo đó, trước khi tiến hành mổ thoát vị đĩa bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Dưới đây là quy trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Thăm khám và chẩn đoán:
Các kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm bao gồm:
- Chụp x-quang
- Chụp MRI
- Chụp cắt lớp vi tính
- Đo xung điện dọc theo cơ và dây thần kinh
- Thăm khám sức khỏe tổng thể, loại thuốc đang sử dụng
Tiến hành phẫu thuật:
Tùy vào phương pháp phẫu thuật đơn giản hoặc phức tạp mà thời gian diễn ra cuộc phẫu thuật nhanh hoặc lâu. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ được gây mê toàn thân. Sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe. Nếu không có vấn đề bất thường sẽ được xuất viện về nhà.
Tái khám và đánh giá cuộc phẫu thuật:
Sau 2 tuần phẫu thuật, bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ để được tái khám. Từ kết quả tái khám sẽ đánh giá được mức độ cải thiện bệnh, từ đó xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng vận động phù hợp. Sau 6 – 8 tuần kế tiếp bạn sẽ tái khám lần cuối cùng để đảm bảo quá trình phục hồi đạt được kết quả tốt nhất
Biến chứng hậu phẫu thuật
Bất kỳ một phương pháp điều trị bệnh nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Đặc biệt là những phương pháp can thiệp xâm lấn đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Bởi xâm lấn sâu nên sẽ có tỉ lệ biến chứng cao hơn so với các phương pháp điều trị bảo tồn.
Các biến chứng hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường đến từ việc chọn cơ sở điều trị không đảm bảo, tay nghề bác sĩ kém, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn và chăm sóc kém.
Dưới đây là một số biến chứng sau phẫu thuật ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau phẫu thuật là biến chứng khá phổ biến. Tình trạng này có tỉ lệ cao ở bệnh nhân can thiệp mổ truyền thống, vết mổ lớn. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do quy trình phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh hoặc bệnh nhân chăm sóc không đúng chỉ dẫn. Nhiễm trùng tại đĩa đệm, dây thần kinh hoặc ống sống cần được kiểm soát nhanh chóng để tránh đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Dây thần kinh kích ứng: Dây thần kinh bị kích ứng, tổn thương sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân đau nhức và tê bì các chi thường xuyên. Biến chứng này thường là sơ sót trong quá trình mổ hoặc hiện tượng chèn ép lâu dài của nhân nhầy khiến dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.
- Thoái hóa cột sống: Sau phẫu thuật, đốt sống có thể bị ảnh hưởng và có xu hướng thoái hóa sớm. Tình trạng này hóa cột sống ảnh hưởng đến khả năng vận động, linh hoạt của cột sống.
- Bệnh lý tái phát: Thống kê cho thấy có đến 15% trường hợp tái phát thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sau khi mổ. Bởi về tính chất thì căn bệnh gần như không thể điều trị hoàn toàn dù đã can thiệp phẫu thuật. Việc tác động đến cột sống cũng góp phần làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
- Lệch đĩa đệm nhân tạo: Trường hợp can thiệp phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo có thể gặp phải biến chứng lệch đĩa đệm nhân tạo. Khi đó, bệnh nhân bắt buộc phải làm một cuộc phẫu thuật bổ sung để điều chỉnh đĩa đệm lại đúng vị trí.
- Các biến chứng khác: Ngoài các biến chứng trên thì người phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cũng có thể bị xơ hóa, xuất huyết trong mô, yếu cơ bắp, bại liệt, nghiêm trọng nhất là tử vong.
Chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chế độ chăm sóc tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi sức khỏe và khắc phục các triệu chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nếu thực hiện tốt, bà con còn phòng ngừa các biến chứng, bao gồm tái phát bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc hậu phẫu thuật:
- Trong 1 – 2 tuần nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tạo điều kiện cho vết thương phục hồi, giảm đau, chảy máu
- Sau đó nên vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng cứng khớp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn một số động tác, bài tập phù hợp
- Tránh tập luyện quá sức, vận động mạnh và đặc biệt không bê vác các vật nặng. Bởi những hành động này khiến bệnh chậm phục hồi và ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya và hạn chế làm việc quá sức. Nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần.
- Duy trì cân nặng hợp lý bởi tình trạng thừa cân – béo phì có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như gây ra các bệnh xương khớp khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe và tốt cho hệ thống xương khớp. Theo đó, bà con nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin, thực phẩm chứa canxi, omega 3, photpho,…
- Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lít nước lọc để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung các loại nước ép, sinh tố để tăng cường sức đề kháng.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc và cả thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, cần tránh khói thuốc thụ động bởi đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Hạn chế tối đa các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị.
- Sau phẫu thuật, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về thời gian dùng thuốc, lưu ý trong chăm sóc. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường cần thông báo ngay để được xử lý đúng cách.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp sau cùng cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Thực tế thì phương pháp có mức độ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe khá cao nên Tuấn tôi luôn khuyến cáo bà con chủ động chữa trị bệnh sớm.
Dinh dưỡng
Review
Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm
TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất
5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!