TOP 15+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Được Áp Dụng Phổ Biến Nhất

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc hoặc các biện pháp tự nhiên. Tuấn tôi xin chia sẻ một số cách trị vảy nến dân gian an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà.
Top 15 cách trị vảy nến dân gian tại nhà
Trong tự nhiên có nhiều nguyên liệu giúp giảm triệu chứng vảy nến an toàn, dễ thực hiện mà hiệu quả không thua kém gì thuốc Đông – Tây y. Tuấn tôi xin chia sẻ một số mẹo dân gian đơn giản, bà con có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Sâm đại hành
Sâm đại hành hay còn được dân gian gọi là tỏi đỏ. Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt, tính bình, giúp kháng viêm, tiêu độc, cải thiện tình trạng sưng đỏ, đau rát trên da. Tuy nhiên, Tuấn tôi nhận thấy rằng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, giúp giảm triệu chứng chứ không thể thay thế điều trị chuyên sâu. Nếu bà con kiên trì sử dụng, có thể thấy da bớt viêm, đỡ ngứa ngáy, nhưng hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy vào cơ địa từng người.

Cách sử dụng:
- Chuẩn bị từ 15-20g củ sâm đại hành.
- Đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào nồi đun vùng với lượng nước phù hợp.
- Dùng nước thu được để uống trong ngày.
- Nếu không uống hết bạn có thể dùng nước này để bôi lên vùng da bị bệnh cũng sẽ có tác dụng tương tự.
Lưu ý: Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với sâm đại hành. Phụ nữ mang thai, người có bệnh lý gan, thận nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Cách trị vảy nến dân gian từ hành hoa
Hành hoa là một dược liệu tự nhiên có vị cay, tính ấm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa hoạt động của phủ tạng. Nhờ đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh, hành hoa có thể hỗ trợ giảm sưng viêm, đau rát, tấy đỏ và bong tróc do vảy nến.
Tương tự sâm đại hành, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp làm dịu triệu chứng chứ không thể trị bệnh tận gốc. Hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa từng người, bà con cần kiên trì áp dụng kết hợp với chế độ chăm sóc da phù hợp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g hành hoa, rửa sạch, để ráo nước.
- Ngâm hành hoa trong nước muối loãng 10 phút để sát khuẩn.
- Cắt hành hoa thành từng khúc nhỏ khoảng 2-3cm.
- Sau đó cho hành vào nồi đun cùng với nước.
- Khi nước sôi cho thêm một ít muối hạt vào, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Dùng nước này pha thêm với nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị vảy nến.
- Sau khoảng 10 phút thì người bệnh rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng của vảy nến được thuyên giảm.
Lưu ý: Không dùng nếu da có vết thương hở, loét sâu để tránh kích ứng. Người có làn da nhạy cảm nên thử trước trên một vùng nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Dầu dừa
Từ lâu, dầu dừa đã được nhiều bà con tin dùng để cải thiện tình trạng vảy nến nhờ khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da. Thực tế, thành phần vitamin C, E, axit lauric và axit capric trong dầu dừa giúp giảm bong tróc, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, giúp làn da tổn thương phục hồi tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh vệ sinh vùng da bị vảy nến bằng nước sạch.
- Bôi dầu dừa nguyên chất lên các vùng da đang bị vảy nến.
- Massage thật nhẹ nhàng để các dưỡng chất có thể thẩm thấu vào bên trong.
- Sau khoảng 30 phút thì bạn rửa lại với nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày để giúp da mềm hơn, giảm bong tróc.
Lưu ý: Không bôi dầu dừa lên vùng da bị nhiễm trùng nặng hoặc có dấu hiệu chảy dịch. Người có da nhờn hoặc dễ bít tắc lỗ chân lông cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Nghệ vàng
Nghệ vàng từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, làm lành vết thương và giúp da phục hồi nhanh chóng nhờ hoạt chất curcumin. Không chỉ vậy, nghệ còn giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa và làm mờ thâm sẹo, giúp làn da khỏe mạnh hơn. Trong quá trình điều trị, Tuấn tôi từng gặp nhiều bệnh nhân áp dụng nghệ để cải thiện tình trạng vảy nến, một số người thấy da dịu hơn, bớt bong tróc, nhưng cũng có trường hợp không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, cạo vỏ, giã nát.
- Gạn lấy nước cốt nghệ trộn thêm với một ít muối hạt.
- Sau đó người bệnh thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến.
- Giữ nguyên trên da khoảng 20-30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tinh bột nghệ cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.
Lưu ý: Nghệ có thể làm vàng da tạm thời nên bà con cần rửa sạch sau khi dùng. Không bôi lên vết thương hở hoặc vùng da nhiễm trùng để tránh kích ứng.
Cách trị vảy nến dân gian bằng trà xanh
Trà xanh là một dược liệu quen thuộc trong dân gian, được nhiều người sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Nhờ chứa các hoạt chất như caffeine, theocin, acid tannic, trà xanh giúp kháng khuẩn, giảm bong tróc và hạn chế viêm nhiễm. Đặc biệt, dược liệu này còn hỗ trợ kích thích enzyme caspase 14, giúp da tái tạo nhanh hơn. Một số bệnh nhân của tôi khi áp dụng lá trà xanh để rửa hoặc đắp lên vùng da tổn thương đã nhận thấy da bớt khô, ít ngứa hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, đem rửa sạch.
- Cho dược liệu vào nồi nấu nước sôi để tắm.
- Cho thêm một ít muối hạt vào để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
- Dùng nước này pha thêm nước lạnh và tắm mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Không dùng nước trà quá nóng để tránh làm da bị kích ứng. Không áp dụng cho vùng da có vết thương hở hoặc bị nhiễm trùng nặng.
Yến mạch
Yến mạch giúp cải thiện tình trạng vảy nến nhờ khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da và giảm ngứa. Theo kinh nghiệm của Tuấn tôi, nhiều bà con khi ngâm mình trong nước yến mạch hoặc đắp yến mạch lên vùng da tổn thương đều cảm thấy dễ chịu hơn, da bớt căng rát và bong tróc cũng giảm đi đáng kể. Cách làm này đơn giản nhưng cần kiên trì để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng bột yến mạch vừa đủ, hòa tan với nước để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Dùng yến mạch thoa lên vùng da bị bệnh và giữ nguyên trong vòng 20 phút.
- Sau đó người bệnh làm sạch da bằng nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần để giúp làn da khỏe mạnh hơn.
Lưu ý: Không dùng nếu da bị nhiễm trùng hoặc có vết thương hở.
Nha đam
Nha đam vốn là nguyên liệu quen thuộc trong chăm sóc da, chứa các hoạt chất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm giúp giảm ngứa, hạn chế bong tróc và hỗ trợ tái tạo làn da bị tổn thương do vảy nến. Tuấn tôi đã thấy nhiều bà con thử cách này và có người cải thiện rõ rệt, nhưng cũng có trường hợp da không hợp, thậm chí bị kích ứng.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-4 lá nha đam, gọt vỏ, rửa sạch phần nhựa vàng.
- Cho phần thịt nha đam vào máy xay rồi đem xay nhuyễn.
- Đắp phần gel này lên vùng da bị vảy nến.
- Giữ nguyên 15-20 phút cuối cùng rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần.
Lưu ý: Một số người có thể bị dị ứng với nha đam, bà con nên thử trước trên một vùng da nhỏ.
Giấm táo
Giấm táo cũng là cách trị vảy nến dân gian hiệu quả nhiều bà con thường áp dụng. Nhờ chứa nhiều vitamin nhóm B, C, khoáng chất và axit amin, giấm táo giúp kháng viêm, ức chế vi khuẩn, loại bỏ tế bào chết và cân bằng độ pH cho da. Một số bà con khi dùng giấm táo để rửa hoặc thoa lên vùng da bị vảy nến đã cảm nhận được sự cải thiện, da đỡ bong tróc và ít khó chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 2:10.
- Cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đề tăng thêm hiệu quả điều trị.
- Uống mỗi ngày 2 ly nước giấm táo vào buổi sáng và tối.
- Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày sẽ giúp mang lại cho bạn hiệu quả đáng kể.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể pha loãng dung dịch giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:3 rồi dùng bông gòn thấm trực tiếp lên da cũng sẽ có hiệu quả tương tự. Để khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có thể kết hợp với dầu dừa hoặc mật ong để tăng hiệu quả làm dịu da.
Lưu ý: Giấm táo có tính axit mạnh, không dùng trực tiếp lên da để tránh kích ứng. Người bị bệnh dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tinh dầu tràm trà
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Journals (Mỹ) đã cho biết tinh dầu tràm trà hoàn toàn có thể dùng để điều trị bệnh vảy nến, phát ban, viêm da,… Trong thành phần của tinh dầu tràm trà có chứa hoạt chất Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol, có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, chăm sóc da và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, bà con có thể tham khảo cách cải thiện tình trạng vảy nến dưới đây.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch vùng da bị vảy nến, lau khô bằng khăn sạch.
- Trộn đều 10 giọt tinh dầu tràm trà với 1/4 cốc tinh dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu oliu.
- Dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Sau khoảng 10 phút người bệnh hãy rửa lại với nước sạch.
- Mỗi ngày bôi 1 lần để đạt được hiệu quả cao.
Lưu ý: Không bôi trực tiếp tinh dầu tràm trà lên da vì có thể gây kích ứng mạnh. Bà con có làn da nhạy cảm nên thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Dầu ô liu
Dầu ô liu từ lâu đã được Tuấn tôi đánh giá cao nhờ khả năng dưỡng ẩm, giảm viêm và hỗ trợ phục hồi da tổn thương. Nhờ chứa nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa, dầu ô liu giúp làm dịu vùng da bị bong tróc, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy tái tạo tế bào da mới. Đây là nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ khi sử dụng đúng cách.

Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch vùng da bị vảy nến.
- Bôi trực tiếp dầu ô liu lên da và massage nhẹ nhàng.
- Có thể lưu lại trên da 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Không nên bôi quá nhiều vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt với bà con có làn da dầu.
Cách trị vảy nến dân gian bằng cây vòi voi
Cây vòi voi là một trong những dược liệu dân gian được nhiều bà con sử dụng để hỗ trợ điều trị vảy nến nhờ khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy và làm dịu vùng da tổn thương. Theo Đông y, cây này có vị đắng nhẹ, mùi hăng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, rất thích hợp để cải thiện các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, á sừng, mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá vòi voi, rửa sạch để loại bỏ đất cát, sau đó để ráo nước.
- Cho toàn bộ dược liệu trên vào giã nát với một thìa muối.
- Sau khi vệ sinh vùng da bị vảy nến người bệnh đắp lá vòi voi lên da,
- Giữ qua đêm bằng băng gạc.
- Sáng hôm sau dậy bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Cây vòi voi có chứa alkaloid pyrolizidine – một hợp chất có thể gây hại cho gan nếu dùng lâu dài. Vì vậy, bà con không nên lạm dụng hay uống dưới bất kỳ hình thức nào.
Lá muồng trâu
Theo Đông y, lá muồng trâu có vị cay, tính ấm, mùi hơi hắc nhẹ, giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại, dược liệu này chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, anthraquinone, acid chrysophanic và vitamin C, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da. Nhiều bà con sau khi kiên trì áp dụng thấy da đỡ bong tróc, ít ngứa hơn, nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.ư
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá muồng trâu, ngâm với nước muối pha loãng 10 phút rồi để ráo.
- Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bị vảy nến rồi đắp hỗn hợp lên da.
- Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi làm sạch lại với nước mát.
- Nên áp dụng liên tiếp trong 2-3 tuần.
Lưu ý: Lá muồng trâu có thể gây kích ứng với một số người có làn da nhạy cảm, bà con nên thử trước trên vùng da nhỏ.
Cây lược vàng – Cách trị vảy nến dân gian hiệu quả
Cây lược vàng từ lâu đã được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da. Tuấn tôi từng gặp nhiều bà con áp dụng phương pháp này và nhận thấy có sự cải thiện nhất định, đặc biệt trong việc giảm viêm, làm dịu da và hạn chế bong tróc.
Theo nghiên cứu hiện đại, lược vàng chứa nhiều hoạt chất như Digalactosy glycerides, Triacyglyceride, Sulfolipid, Vitamin PP, Vitamin B12, Quercetin và Kaempferol isoorien… giúp kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ kiểm soát vảy nến.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị từ 5-6 lá cây lược vàng, đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho dược liệu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn với một ít muối hạt.
- Vắt lấy nước cốt và bôi lên vùng da bị vảy nến.
- Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày một lần.
Lưu ý: Một số bà con có cơ địa nhạy cảm có thể bị kích ứng khi dùng lược vàng, vì vậy nên thử trước trên vùng da nhỏ. Không nên dùng nếu da có vết thương hở hoặc nhiễm trùng.
Lá khế
Lá khế là một dược liệu dân gian mà Tuấn tôi thường khuyên bà con sử dụng để hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay. Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính lạnh, giúp kháng viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Còn theo Y học hiện đại, dược liệu này chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, K, cùng khoáng chất như natri, magie, canxi, sắt, phốt pho…, giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, hạn chế bong tróc và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cho toàn bộ dược liệu trên vào cối giã nát với một ít muối hạt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, lau khô lại bằng khăn mềm.
- Đắp lá khế lên và giữ nguyên khoảng 15-20 phút.
- Sau đó bệnh nhân chỉ cần rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả cao.
Lưu ý: Không dùng nước lá khế khi còn quá nóng để tránh gây bỏng da. Tránh áp dụng lên vùng da có vết thương hở hoặc nhiễm trùng nặng.
Cách trị vảy nến dân gian với lá trầu không
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa như kẽm, canxi, eugenol, chavicol, carvacrol, alkaloid,… Từ đó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời loại bỏ các tế bào sừng và hỗ trợ chữa lành những tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không và 10 lá bèo hoa dâu.
- Các nguyên liệu trên người bệnh đem rửa sạch, sau đó để ráo nước.
- Cho dược liệu vào nồi đun với 2 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 20 phút rồi tắt bếp.
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da đang bị bệnh vảy nến.
- Thực hiện khoảng 2 ngày 1 lần.
Lưu ý: Lá trầu không có thể gây kích ứng với một số cơ địa nhạy cảm, bà con nên thử trước trên một vùng da nhỏ. Không dùng lên vùng da có vết thương hở hoặc nhiễm trùng nặng.
Lưu ý khi lựa chọn điều trị vảy nến bằng mẹo dân gian
Trong quá trình áp dụng cách trị vảy nến dân gian, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Lựa chọn dược liệu sạch, không chứa hóa chất độc hại, chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu.
- Sơ chế dược liệu cẩn thận bằng cách rửa qua nhiều lần nước và ngâm với nước muối loãng 10-15 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
- Các phương pháp dân gian có dược tính thấp, hiệu quả chậm, vì vậy bà con cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt kết quả tốt.
- Nếu trong quá trình sử dụng thấy da bị kích ứng, mẩn đỏ, bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn, cần dừng ngay và đi khám bác sĩ.
- Những cách này chỉ phù hợp với trường hợp vảy nến nhẹ, mới khởi phát. Nếu bệnh kéo dài, có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, bà con nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Trên đây là những cách trị vảy nến dân gian mà ông cha ta đã lưu truyền từ nhiều đời nay. Tuấn tôi nhận thấy rằng, dù sử dụng các nguyên liệu tự nhiên lành tính, nhưng không phải ai áp dụng cũng đạt kết quả tốt. Vì vậy, bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị để tránh mất thời gian và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài đọc thêm:
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!