Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Bị Cảm

5/5 - (3 bình chọn)

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh phổ biến mà rất nhiều trẻ gặp phải, đặc biệt là vào giai đoạn giao mùa. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn,… Câu hỏi được đặt ra là trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không và cách chăm sóc như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng yếu do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị cảm lạnh. Trên thực tế có tới hơn 20 chủng virus có thể gây lên bệnh cảm lạnh cho trẻ, trong đó Rhinovirus là phổ biến nhất. Virus này sẽ xâm nhập trực tiếp vào mắt, mũi và họng của trẻ gây nên tình trạng chảy nước mắt, nước mũi, ho,…

Thông thường, trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, ở một số trẻ có hệ miễn dịch quá kém, cơ thể không thể tự chống lại virus gây bệnh nên dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không
Trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh như:

  • Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
  • Thời tiết giao mùa trẻ không được giữ ấm cẩn thận.
  • Trẻ tắm quá lâu hoặc ăn đồ ăn lạnh như kem, nước lạnh,…
  • Trẻ hít phải khói thuốc lá.
  • Môi trường xung quanh trẻ ô nhiễm, khói bụi, ẩm thấp dễ xuất hiện nhiều virus gây bệnh.
  • Trẻ bị viêm xoang hoặc bị dị ứng thời tiết.
  • Trẻ trong độ tuổi đến trường hoặc thường xuyên đến những nơi đông người và tiếp xúc với người bị cảm.

Các triệu chứng của trẻ khi bị cảm lạnh như:

  • Hắt xì hơi, chảy nước mắt liên tục.
  • Chảy nước mũi (có thể là màu trắng, màu vàng hoặc màu xanh).
  • Ho nhiều, ho có đờm, nhất là vào sáng sớm hoặc ban đêm.
  • Chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc, mệt mỏi.
  • Niêm mạc mũi họng bị sưng đỏ.
  • Có thể bị sốt hoặc không.

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?

Đây là một trong những vấn đề được phụ huynh đặc biệt quan tâm khi trẻ bị cảm. Vậy khi trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Câu trả lời là CÓ.

Việc tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn khiến trẻ dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra tắm còn ngăn ngừa được một số bệnh lý về da hay nhiễm trùng khác. Khi tắm cho trẻ bị cảm, cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Tắm cho trẻ với nước ấm khoảng 30 – 35 độ.
  • Tắm nhanh trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút trong phòng kín.
  • Tắm từng bộ phận cho trẻ tránh để toàn bộ cơ thể trẻ tiếp xúc với khí lạnh.
  • Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để trẻ thấy thông mũi, dễ thở
  • Khi tắm cần đóng kín cửa để tránh gió vào khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.
  • Tắm xong cha mẹ nên lau khô người và cho con mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Nếu vào mùa đông cha mẹ có thể bật đèn sưởi giúp trẻ thấy ấm áp hơn, nhưng cũng không nên bật quá nóng hoặc quá lâu có thể khiến trẻ bị bỏng da.

Lưu ý, tuyệt đối không tắm nước lạnh cho trẻ, vì khi đó các lỗ chân lông sẽ giãn nở, thân nhiệt bị giảm khiến không khí lạnh dễ xâm nhập làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? Vẫn có thể tắm bình thường
Trẻ bị cảm lạnh vẫn có thể tắm như bình thường

Khi nào trẻ bị cảm lạnh không nên tắm?

Thông thường trẻ bị cảm vẫn có thể tắm, nhưng trong một số trường hợp dưới đây, cha mẹ không nên tắm cho trẻ nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng:

  • Trẻ sốt cao, ho liên tục: Trẻ sốt và ho liên tục sẽ làm tiêu hao đi một nguồn năng lượng lớn. Nếu trong trường hợp này cha mẹ vẫn tắm cho con sẽ khiến tình trạng cảm lạnh nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang…
  • Tắm ngay sau khi ăn no: Khi trẻ vừa ăn xong, hệ tiêu hóa vẫn còn đang làm việc. Nếu cha mẹ tắm ngay cho trẻ sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi và nôn.
  • Tắm khuya: Càng về khuya nhiệt độ càng xuống thấp, việc tắm muộn dễ làm cho trẻ bị sốc nhiệt, mạch máu não co lại đột ngột rất nguy hiểm.
  • Tắm ngay khi ngủ dậy: Cũng tương tự như tắm khuya, việc tắm cho trẻ ngay sau khi ngủ dậy sẽ khiến con bị sốc nhiệt, không kịp thay đổi để thích nghi, từ đó bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian hoặc các loại thuốc được bác sĩ chỉ định dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh cho con.

Một số mẹo dân gian trị cảm lạnh cho trẻ

Một số mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh của trẻ:

Tắm nước gừng sả

Gừng và sả là hai nguyên liệu phổ biến xuất hiện trong các món ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên chúng còn được biết đến là những loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Cho trẻ tắm nước gừng và sả sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, kích thích ra mồ hôi từ đó đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hương thơm từ loại nước này sẽ giúp bé thông mũi, giảm các triệu chứng ngạt mũi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Gừng và xả rửa sạch, rồi cho vào đun sôi với khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Pha nước thu được với nước nguội để tắm cho trẻ.

Tắm nước lá tía tô

Trong Đông y lá tía tô có tính ấm, vị cay được biết đến với công dụng giảm ho, đào thải độc tố và giải cảm hiệu quả. Hơn nữa, loại lá này an toàn, lành tính lại rất dễ tìm kiếm.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô tươi rửa sạch, giã lấy nước cốt rồi pha cùng nước ấm tắm cho trẻ.
  • Đối với lá tía tô khô, mẹ cho vào đun cùng một lít nước lọc rồi pha ra tắm cho trẻ.
Tắm nước lá tía tô giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh của trẻ
Tắm nước lá tía tô giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh của trẻ

Tắm nước lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng chất kháng sinh cao giúp trị ho, long đờm, giải cảm hiệu quả. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, mùi thơm hắc giúp trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn cao nên rất phù hợp cho trẻ tắm trong mùa đông.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không tươi rửa sạch nhiều lần với nước rồi vò nát.
  • Cho vào nồi đun sôi với khoảng 0.5 lít nước.
  • Sau khi sôi để thêm 3 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp và đậy vung để tinh dầu tiết ra hết.
  • Pha nước trên với nước nguội để tắm cho trẻ.

Uống thuốc Tây y trị cảm lạnh ở trẻ

Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định có thể cho trẻ sử dụng tại nhà để điều trị bệnh cảm lạnh như sau:

  • Thuốc thông mũi: Khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ có thể dùng các loại nước muối sinh lý để nhỏ mũi sẽ giúp trẻ cảm thấy thông mũi và dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc bằng đường uống có chứa các thành phần như ephedrine, pseudoephedrine và phenylephrine.
  • Thuốc trị ho: Trong trường hợp trẻ bị ho dai dẳng, có đờm, ho nhiều vào ban đêm, mẹ có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc giảm ho phổ biến như codein, pholcodin và dextromethorphan. Thuốc sẽ có tác dụng ức chế cơn ho hiệu quả, từ đó giảm cảm giác khó chịu do cảm cúm gây ra.
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm và đẩy ra ngoài cơ thể. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như Mucosolvan, Bisolvon, Acemuc,…
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38 độ, cha mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt, loại thuốc phổ biến nhất là Paracetamol Paracetamol. Nên cho trẻ dùng cách 6 tiếng 1 lần.

Khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng liều lượng, không tăng giảm hay thay đổi thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Việc dùng thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cần có sự kê đơn từ bác sĩ
Việc dùng thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cần có sự kê đơn từ bác sĩ

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc Tây y, trong quá trình trị cảm lạnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi (nhỏ mũi, hút mũi) cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh đồ chơi, chăn gối của trẻ hàng ngày, hàng tuần để tránh vi khuẩn, nấm và bụi bẩn tích tụ.
  • Mặc quần áo cho con bằng chất liệu thoáng mát để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hạn chế đổ mồ hôi.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông người, đặc biệt là những nơi đang có người bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Không để trẻ nằm sấp vì sẽ khiến trẻ khó thở. Khi nằm nên kê cao đầu hơn một chút để trẻ thấy dễ chịu.
  • Bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay, chua, chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có gas, trà sữa.
  • Cho con uống nhiều nước ấm và uống thêm nước trái cây để tăng cường sức đề kháng.
  • Duy trì độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm.
  • Đối với trẻ còn bú, khi bị cảm lạnh nên bú mẹ nhiều hơn để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường như sốt cao không ha, co giật, phát ban,… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cùng với đó là cách chăm sóc cũng như lưu ý mỗi khi trẻ bị cảm lạnh. Hy vọng với nội dung trên bạn đọc đã có được câu trả lời cho mình để từ đó chăm sóc trẻ một cách an toàn và chu đáo nhất.

Bài đọc thêm:

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Có Nguy Hiểm Không?

Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Có Nguy Hiểm Không?

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân, Tay Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân, Tay Là Dấu Hiệu Của Bệnh...

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục An...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua