Top 6 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em An Toàn Và Tốt Nhất – Cha Mẹ Nên Tham Khảo Qua
Trong những lần khám chữa bệnh mề đay ở trẻ em tôi luôn trao đổi thẳng thắn với các bậc phụ huynh rằng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mề đay cho trẻ em. Tuy nhiên, phụ huynh nên tránh việc cho trẻ dùng thuốc bừa bãi để đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị. Tốt nhất, trước khi dùng loại thuốc gì, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến những lương y như tôi và chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp cần thiết.
Khi nào nên sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em? Cha mẹ đã biết chưa
Như Tuấn tôi luôn nói, tình trạng nổi mề đay ở trẻ em xảy ra phổ biến, do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động mà làn da của trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải tình trạng này. Có thể kể đến các yếu tố đến từ bên trong và bên ngoài cơ thể như thói quen sinh hoạt, ăn uống, bệnh lý,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà cha mẹ chủ quan nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi.
Thực chất, mề đay không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên trong nhiều trường hợp mề đay kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì thế, khi thấy trẻ em thường xuyên bị nổi mề đay, tái phát và kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì cha mẹ nên cho con em mình đi khám chữa càng sớm càng tốt nhé.
Vậy, khi nào nên dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em? Thuốc có hiệu quả nhanh, giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu cho trẻ em. Thế nhưng nếu dùng quá liều, dùng không đúng cách có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh chỉ nên cho các bé sử dụng thuốc trị mề đay sau khi đã thăm khám, xác định mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đưa ra kết luận cuối cùng, phác đồ dùng thuốc sẽ được xây dựng giúp bé sớm đẩy lùi triệu chứng, ngăn chặn những rủi ro không mong muốn khác.
Thuốc trị mề đay cho trẻ em tốt nhất phổ biến hiện nay
Dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, phòng tránh rủi ro cho bệnh nhi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng thuốc. Nếu tình trạng mề đay ở trẻ em không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách khắc phục tại nhà không cần dùng thuốc.
Chỉ sử dụng thuốc đối với trường hợp cần thiết và dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tham khảo những loại thuốc được kê đơn cho trẻ để chữa mề đay, mẩn ngứa trên da như:
Thuốc trị mề đay cho trẻ em – Thuốc chẹn H2
Thuốc chẹn H2 là nhóm thuốc được dùng trong điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa. Thuốc có công dụng chính là giúp kháng Histamin cho người bệnh. Các chuyên gia còn gọi thuốc chẹn H2 là thuốc đối kháng thụ thể H2.
DÀNH CHO BẠN: Tổng Hợp 5 Thuốc Trị Mề Đay Của Mỹ Tốt Và Được Tin Dùng
Thông thường trong điều trị dị ứng mề đay, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chẹn H2 kết hợp với thuốc kháng Histamin để tăng hiệu quả điều trị. Dùng thuốc cho trẻ em theo liều dùng bác sĩ chỉ định. Cơ chế hoạt động của thuốc giúp thu hẹp kích thước mạch máu dưới da, từ đó giúp cải thiện hiện tượng viêm, sưng và mẫn ngứa.
Một số thuốc chẹn H2 được dùng kể đến như:
- Tagamet: Loại này được dùng trong những trường hợp mắc vấn đề về dạ dày và các vấn đề liên quan. Tác dụng ức chế acid dạ dày, giảm lượng pepsin được sinh ra. Liều dùng cho trẻ em được bác sĩ chỉ định phù hợp với độ tuổi và cân nặng.
- Famotidine: Thường được dùng trong điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Bên cạnh đó loại thuốc này còn được dùng cho trường hợp bệnh nhân bị nổi mê đay, dị ứng đỏ, sưng tấy da. Thuốc giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhờ công dụng ngăn chặn hình thành Histamin gây dị ứng, kiểm soát tình trạng viêm sưng trên da. Sử dụng cho trẻ nhỏ liều 40m mỗi ngày, tuy nhiên tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra còn nhiều dạng thuốc chẹn H2 khác không được nêu trong bài viết. Mỗi loại thuốc có công dụng và cách dùng tương ứng với từng đối tượng, tình trạng bệnh lý. Đối với trẻ nhỏ, liều dùng thuốc sẽ không giống với người trưởng thành. Do đó, cha mẹ chỉ sử dụng theo phác đồ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi cho trẻ nhỏ.
Thuốc kháng Histamin liều dùng cho trẻ bị mề đay
Tình trạng mề đay ở trẻ em xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhi sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng histamin để kiểm soát triệu chứng, giảm mẩn ngứa lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ.
TÌM HIỂU NGAY: Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì, nên ăn gì tốt và giúp mau lành
Tùy mức độ viêm nhiễn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng đường uống hoặc dạng bôi ngoài da. Mỗi loại thuốc sẽ có cách dùng tương ứng đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất rủi ro gặp tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. Một số thuốc kháng Histamin kể đến như:
- Loratadine: Là thuốc chống dị ứng thế hệ 2, cải tiến hơn nên không gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, khi dùng không gây buồn ngủ cho bệnh nhân. Ngoài giảm bệnh mề đay cho trẻ em, thuốc còn có công dụng chữa trị nhiều vấn đề khác như viêm mũi, bệnh do dị ứng,… Trẻ em sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ 2 – 12 tuổi dùng 5mg cách ngày với dạng siro, trẻ trên 12 tuổi dùng theo liều dùng tương tự của người trưởng thành.
- Fexofenadine: Thuốc kháng Histamin được dùng trong điều trị bệnh mề đay do dị ứng. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định cho đối tượng bị viêm mũi khi tiếp xúc với tác nhân gây hại. Dùng cho trẻ em theo liều lượng được bác sĩ chỉ định. Có các dạng gồm viên nén, viên nén phân tán và dạng hỗn dịch.
Không chỉ có thuốc dạng uống, bệnh nhi có thể được dùng thêm các loại thuốc bôi da giúp cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Bố mẹ nên cho bé dùng thuốc theo hướng dẫn để đảm bảo đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất.
Dùng thuốc chứa Corticosteroid cho trẻ em
Trường hợp trẻ em mắc chứng mề đay mãn tính có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Corticosteroid. Thuốc có chứa thành phần cải thiện ngứa ngáy, mề đay, phù thanh quảnh, viêm mạch,… Tùy từng trường hợp thuốc sẽ được chỉ định dạng thuốc, liều dùng tương ứng.
ĐỪNG BỎ LỠ: Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? Tuấn Tôi Mách Bạn 8 Loại Hiệu Quả Và An Toàn Nhất Cho Bé
Thuốc chứa Corticosteroid được chỉ định khi bệnh nhi không đáp ứng điều trị bằng thuốc kháng Histamin. Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng dạng thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trường hợp không dùng đúng cách, lạm dụng có thể phát sinh nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Thuốc trị mề đay cho trẻ em chứa Corticosteroid dùng cho trường hợp cần thiết với sự theo dõi điều trị của bác sĩ. Một số dạng thuốc thường được dùng kể đến như:
- Prednison: Một loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn chứa Corticosteroid. Công dụng chính là giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cùng với các tình trạng bệnh lý liên quan. Dùng theo hướng dẫn nhất là trường hợp điều trị bệnh cho trẻ em. Thận trọng với tác dụng phụ của thuốc.
- Metasone: Chỉ định cho những trường hợp dị ứng, viêm da tự miễn, mề đay, mẩn ngứa và nhiều vấn đề khác. Thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng dị ứng. Liều dùng cho trẻ em tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Medrol: Thuốc điều trị chứa Corticosteroid, chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp, dị ứng, rối loạn dị ứng, tác dụng kháng viêm, giảm đau, phù hợp cho người bị viêm da, mề đay, mẫn ngứa và nhiều bệnh lý liên quan khác. Dùng cho trẻ em theo phác đồ.
Thuốc Corticosteroid có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, khi cho trẻ em sử dụng bà con nên theo dõi các phản ứng và trẻ gặp phải. Nếu cần thiết hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm.
Thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng kem bôi
Bên cạnh sử dụng thuốc uống trị mề đay cho trẻ em, bác sĩ cũng có thể chỉ định những dạng thuốc bôi ngoài da, khắc phục triệu chứng ngứa ngáy tại chỗ, loại bỏ hại khuẩn trên bề mặt da. Tuy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tương ứng.
XEM THÊM: Mề Đay Cấp Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Giúp Bé Khỏe, Cha Mẹ An Tâm
Các dạng thuốc bôi thường có chứa các hoạt chất kể trên giúp kháng viêm, chống khuẩn, làm nhanh lành tổn thương. Một số dạng kem bôi da dùng trong điều trị bệnh mề đay, bạn đọc có thể tham khảo:
- Phenergan: Điều trị tại chỗ, giảm ngứa, giúp trẻ em bị mề đay nhanh chóng cải thiện, dứt điểm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên loại thuốc này không phù hợp với trẻ dưới 2 tuổi, không dùng khi da trẻ có tổn thương chảy dịch, bị chàm, nhiễm trùng. Dùng cho trẻ em liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng.
- Eumovate: Thuốc bôi ngoài da chỉ định điều trị mề đay, viêm da, mẩn ngứa có hiện tượng viêm. Chỉ định cho bệnh nhân bị mề đay, viêm da cơ địa hoặc các dị ứng do tiếp xúc với tác nhân gây hại. Tuy nhiên không dùng cho người bị ngứa ngáy không phải do viêm, không trị mụn hoặc bệnh nhân đang bị nhiễm trùng da.
- Derumarezonone: Chỉ định cho người đang gặp vấn đề dị ứng dẫn đến nổi mề đay. Sản phẩm của Nhật bản, giúp điều trị bệnh ngoài da, chứa các thành phần kiểm soát triệu chứng.
Thuốc dạng bôi dễ dàng sử dụng, bố mẹ nên bôi thuốc cho bé theo liều dùng được hướng dẫn. Tránh trường hợp lạm dụng, quá liều gây phản tác dụng hoặc phát sinh các phản ứng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Omalizumab – Thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng tiêm
Thuốc trị mề đay cho trẻ được chỉ định dựa trên kết quả chẩn đoán. Trường hợp viêm nhiễm gây mề đay mãn tính được chỉ định sử dụng thuốc Omalizumab dạng tiêm. Dùng cho đối tượng trẻ em trên 12 tuổi không điều trị hiệu quả bằng các dạng thuốc kháng histamin H1.
Không dùng Omalizumab cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, chỉ dùng cho đối tượng được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng theo đường tiêm dưới da, tác dụng phát huy nhanh, giảm triệu chứng mề đay và các vấn đề khác.
Omalizumab – Thuốc chống dị ứng kháng thể đơn dòng được nhân bản hóa. Sử dụng liều cho trẻ trên 12 tuổi 2 hoặc 4 tuần liều 150 – 375mg. Bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng sao cho phù hợp với mức độ mề đay, tình trạng cấp và mãn tính mà trẻ em đang gặp phải.
Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc như nhức đầu, đau khớp và đau vùng thượng vị, vị trí tiêm thường đỏ, ngứa nhẹ, một số trường hợp sưng, nổi ban đỏ. Thận trọng đối với các phản ứng phụ sau tiêm nặng nề, hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
Các hoạt chất khác hỗ trợ điều trị
Trên đây là các dạng thuốc trị mề đay cho trẻ em được dùng theo đường uống, bôi da và dạng tiêm. Mỗi loại sẽ có hiệu quả, tác dụng và những phản ứng phụ khác nhau. Trường hợp sau khi dùng thuốc trên mà không thấy hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc chống chị ứng cho trẻ.
Những sản phẩm chứa chất giúp trẻ cải thiện hoạt động hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị mề đay cả cấp và mãn tính cho trẻ em. Bà con không tự ý dùng nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn. Tham khảo những loại thuốc như:
- Thuốc Tacrolimus: Ngăn tình trạng mề đay mẫn ngứa lan rộng, giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch. Dùng cho trẻ em bị dị ứng, nổi mề đay thường xuyên, hoặc điều trị các trường hợp bùng phát cấp tính. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ, nhất là với tình trạng lạm dụng.
- Thuốc Cyclosporine: Dạng thuốc giảm kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị tình trạng mề đay cho trẻ nhỏ do nguyên nhân dị ứng gây ra. Thận trọng khi sử dụng bởi dạng thuốc này khi dùng có thể tăng nguy cơ đau đầu, buồn nôn. Thông báo nếu bà con phát hiện bé gặp phải các tác dụng phụ nặng nề.
- Thuốc Mycophenolate: Dạng thuốc chữa mề đay cho trẻ khi tình trạng mẩn ngứa kèm hiện tượng rát nhẹ. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mỗi loại thuốc đều có công dụng và một vài hạn chế nhất định. Chính vì thế, trước khi cho trẻ em dùng thuốc chữa mề đay, các bậc phụ huynh nên đưa con trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ tổn thương và chữa trị sao cho an toàn, hiệu quả nhất.
Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em
Sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro. Bởi, thuốc tân dược nếu không đùng đúng liều lượng có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Do đó, tốt hơn hết bà con nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những chỉ định tốt nhất.
ĐỌC THÊM: 9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC Cho Trẻ [BÀ CON LƯU LẠI NGAY]
Ngoài ra, khi dùng thuốc bà con cũng nên lưu ý những vấn đề dưới đây để chăm sóc và bảo vệ an toàn sức khỏe trẻ nhỏ:
- Tuân thủ theo phác đồ, tùy tình trạng mỗi bệnh nhi, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa, thuốc dùng cho phù hợp. Bà con không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp cho trẻ dùng nhiều loại thuốc bừa bãi để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ.
- Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc chữa mề đay. Đối với tình trạng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh không nguy hại, mề đay ở trẻ thường thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên nếu can thiệp chữa trị không đúng cách, nguy cơ mề đay bùng phát nghiêm trọng hơn là khá cao.
- Theo dõi phản ứng cơ thể của trẻ trong quá trình dùng thuốc. Trường hợp phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường, bà con hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Kết hợp dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em phụ huynh cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống cho trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế để trẻ ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng chiên rán,…
- Vệ sinh không gian sống, giúp bé giữ vệ sinh cá nhân, giặt chăn màn, quần áo và vệ sinh những vật dụng của trẻ để hạn chế hại khuẩn lưu trú làm tái phát mề đay.
- Cho bé ngủ đủ, uống đủ nước, cùng trẻ tham gia các hoạt động thể chất giúp cơ thể bé dẻo dai, tăng cường đề kháng. Bổ sung vào thực đơn cho trẻ nhiều hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện.
Trên đây là các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em cùng lưu ý khi dùng. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc bừa bãi, thay vào đó nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định dạng thuốc chữa trị riêng. Mọi người có thể liên hệ Tuấn tôi để được hỗ trợ, chữa bệnh mề đay ở trẻ bằng bài thuốc gia truyền lành tính.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!