Nhiệt Miệng Ở Má Trong: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Ngừa

Nhiệt miệng ở má trong là hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc, làm phát sinh các vết loét nhỏ, ở giữa có màu vàng hoặc trắng, xung quanh màu đỏ. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, không nguy hiểm cho tính mạng và có thể tự lành sau vài ngày tới 1 tuần nhưng lại gây nhiều đau đớn, khó chịu… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nhiệt miệng bên trong má hiệu quả nhất.

Cách nhận biết nhiệt miệng ở má trong

Nhiệt miệng được định nghĩa là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng gây ra viêm nhiễm, hình thành vết loét trong môi trường miệng. Nhiệt miệng tuy không phải bệnh lý nhưng lại gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, khiến mỗi người gặp khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày. 

Nhiệt miệng ở má trong có biểu hiện là các vết loét nông ở niêm mạc má. Chúng thường có hình tròn, màu trắng, xám hoặc vàng, viền xung quanh màu đỏ kèm theo sưng tấy. Đặc biệt, các nốt nhiệt sẽ gây đau đớn, cảm giác rát/xót khi uống nước, ăn đồ mặn, chua, cay… hoặc chạm bàn chải đánh răng, thức ăn vào vị trí tổn thương.

Cách nhận biết nhiệt miệng ở má trong
Má trong bị nhiệt gây đau rát, khó chịu cho mỗi người

Tình trạng nhiệt miệng bên trong má có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài tới 1-2 tuần. Dù không gây hại cho sức khoẻ nhưng nhiệt miệng lại kéo theo nhiều phiền toái khiến người mắc khó chịu, đau đớn khó nhai nuốt, nói chuyện… ít nhiều ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống và chất lượng cuộc sống.

Bị nhiệt miệng ở má trong do nguyên nhân nào?

Dân gian cho rằng, tình trạng nhiệt miệng do nóng trong gây nên. Còn theo Y học cổ truyền, chứng nhiệt miệng bên trong má do hoả độc hay nhiệt độc ở tỳ vị bốc lên, từ đó gây loét, nóng rát. Hiện tượng này cũng được Đông y lý giải là thường gặp khi thời tiết oi nóng, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng…

Ngày nay, Y học hiện đại chỉ ra nguyên nhân bị nhiệt miệng ở má trong là do các yếu tố sau:

  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Vitamin B12, axit folic, kẽm hay sắt là những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe niêm mạc miệng. Khi những vitamin, khoáng chất này bị thiếu hụt, không đủ cung cấp sẽ khiến niêm mạc miệng giảm miễn dịch, dễ tổn thương dẫn đến tình trạng nhiệt.
  • Kích ứng với thực phẩm, đồ uống, chất làm sạch răng: Những thành phần có trong một số loại thực phẩm, đồ uống, nước súc miệng, kem đánh răng đôi khi sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng. Điều này dễ gây ra tình trạng nhiệt miệng ở nướu, má gây nhiều khó chịu.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự tăng hoặc giảm bất thường của nội tiết tố thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh/tiền mãn kinh có thể gây nóng trong, tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress kéo dài, tinh thần luôn căng thẳng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Một trong những hệ quả do căng thẳng kéo dài gây nên phổ biến nhất là nhiệt miệng.
  • Tác động ngoại lực: Đánh răng mạnh, chỉnh răng, cắn phải má, tai nạn thể thao… cũng là những nguyên nhân có thể gây tổn thương má, tạo thành vết thương hở gây đau, xót như nhiệt miệng.
  • Bệnh lý: Tiểu đường, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, Crohn, Celiac,… là những bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Nhiệt miệng má trong có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Tình trạng nhiệt miệng ở má trong có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng bên trong má có nguy hiểm không, đe doạ sức khoẻ nhiều không là thắc mắc của nhiều người. Thực thế, tình trạng này không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Trong y khoa, nhiệt miệng được xem là hiện tượng bình thường và có thể gặp ở mọi đối tượng.

Tuy nhiên, ở một số người nhiệt miệng lại là dấu hiệu phản ánh sức khỏe đang gặp trục trặc. Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, mỗi người nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cụ thể:

  • Các vết loét do nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, thậm chí hơn 1 tháng tình trạng không thuyên giảm.
  • Nhiệt miệng ở má trong tái đi tái lại nhiều lần nhưng không do dùng thuốc, không kích ứng thực phẩm, không do đồ cay nóng, không bị tác động bên ngoài.
  • Trong niêm mạc má xuất hiện nhiều hơn các vết loét có kích thước trên 1,5cm ở cùng thời điểm, chúng có thể loét kéo dài hết phần trong 2 bên má.
  • Lở loét do nhiệt miệng kèm theo sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, khó chịu vùng cổ… Triệu chứng này có thể cho thấy bạn bị nhiễm trùng.
  • Vết loét do nhiệt miệng xuất hiện dày đặc khắp các vị trí trong khoang miệng: Nướu, má, lưỡi…
  • Ổ loét không tiêu biến, không gây cảm giác đau.
  • Vết loét chai cứng lại.

Điều trị nhiệt miệng bên trong má thế nào?

Bản chất của nhiệt miệng là tổn thương lành tính, không lây nhiễm, tự khỏi sau tối đa 2 tuần nên không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số người nhiệt miệng phía trong má gây đau xót, khó chịu, ảnh hưởng tới cả ăn uống và sinh hoạt. Nếu đang gặp tình trạng này và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm có tác động không nhỏ tới tình trạng nhiệt miệng ở má trong, khả năng lành lại của vết loét. Nếu muốn vết loét mau lành, giảm bớt đau đớn khó chịu bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

Mỗi người có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:

  • Tích cực ăn sữa chua mỗi ngày: Điều này giúp bổ sung canxi, vitamin D, protein từ đó tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước: Mục đích là giữ cho miệng luôn ẩm ướt, giảm đau và khó chịu do nhiệt miệng gây nên. Đồng thời việc làm này cũng giúp tăng cường đào thải độc tố, làm mát cơ thể giúp thời gian lành lại của vết loét diễn ra nhanh hơn.
  • Ăn nhiều rau củ quả: Rau củ và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin, nước, khoáng chất vô cùng dồi dào. Chúng giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quá trình làm lành vết thương. Người bị nhiệt miệng nên ưu tiên bổ sung các loại trái cây, nước ép ít đường như cam, táo, cần tây…
  • Hạn chế thực phẩm, sản phẩm có hại: Đồ ăn cay nóng, nước uống chứa cồn, kem đánh răng chứa natri lauryl sulfate, nước súc miệng có thành phần cồn… là những sản phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, làm tình trạng nhiệt thêm trầm trọng.
Điều chỉnh nhiệt Miệng Ở Má Trong bằng thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống tích cực giúp giảm phần nào nhiệt miệng

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn

Hiện nay, các loại thuốc/sản phẩm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tương đối đa dạng. Trong đó, phân loại theo cách sử dụng chúng được chia thành 2 nhóm chính:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, làm dịu đi các vết loét đang sưng tấy gây khó chịu. Trong đó phổ biến nhất là Gel Emofluor, Urgo, Film-Forming Gel for Canker Sores, Trinolone Oral Paste…
  • Thuốc uống: Chủ yếu được sử dụng cho trường hợp nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, mỗi đợt kéo dài trên 2 tuần. Các loại thuốc, viên uống thường được dùng là: Kháng sinh, Colchicine, Prednisone, sắt, vitamin B12, vitamin C… 

Ưu điểm khi sử dụng các loại thuốc Tây y là cho hiệu quả nhanh trong giảm đau, xử lý vết sưng loét trong má. Tuy nhiên, đôi khi những dược phẩm này lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, đòi hỏi mỗi người phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Đặc biệt tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mỗi người có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian để làm giảm triệu chứng nhiệt miệng ở má trong. Đây chủ yếu là các mẹo tại nhà, sử dụng thảo dược có sẵn để cải thiện vết nhiệt.

Áp dụng bài thuốc dân gian trị nhiệt Miệng Ở Má Trong
Có khá nhiều vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng phổ biến:

  • Nấu nước thảo dược uống hằng ngày: Bạc hà, rau diếp cá, húng quế… là những thảo dược giàu chất kháng viêm, kháng khuẩn và chất chống oxy hoá. Nhờ vậy chúng giúp giảm đau, viêm ở vết loét nhiệt miệng. Bạn có thể nấu nước với những loại lá này, để nguội và uống trong ngày thay nước lọc cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bôi nguyên liệu tự nhiên vào vết loét: Mật ong, khoai tây sống, nha đam… có thể giúp giảm đau, làm dịu đi các vết thương. Bằng cách giã nát các nguyên liệu rồi đắp lên vết loét vài phút, sau đó nhổ bã, thực hiện kiên trì 1-2 lần/ngày bạn sẽ nhận thấy hiệu quả nhất định.

Các gợi ý từ dân gian tương đối lành tính, không tác dụng phụ, dễ thực hiện tại nhà do nguyên liệu đơn giản, giá rẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, các mẹo dân gian trong điều trị nhiệt miệng bên trong má chỉ có tác dụng hỗ trợ, sẽ mất nhiều thời gian mới phát huy hiệu quả. Do vậy mỗi người không nên quá phụ thuộc.

Phòng ngừa nhiệt miệng ở má trong thế nào?

Tình trạng nhiệt miệng có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, nhất là nhiệt miệng bên trong má. Hiện tượng này gây nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của mỗi người. 

Phòng ngừa nhiệt miệng ở má trong
Việc chủ động phòng ngừa nhiệt miệng là rất cần thiết

Để phòng tránh bị nhiệt miệng nói chung và nhiệt ở má trong nói riêng, mỗi người nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, giàu rau xanh và chất xơ để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn nhiệt miệng.
  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, đảm bảo loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn còn lại trong khoang miệng. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút, có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Sử dụng nước muối pha loãng hoặc dung dịch súc miệng phù hợp để sát trùng, kháng viêm, loại bỏ các vi khuẩn và yếu tố gây bệnh.
  • Căng thẳng, stress kéo dài dễ làm suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể nhiễm trùng, tăng nguy cơ nhiệt miệng. Do vậy hãy cố gắng thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng việc đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền…

Nhiệt miệng ở má trong không quá nguy hiểm, không đe doạ sức khoẻ và có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu các vết loét kéo dài trên 2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể đây là triệu chứng bất thường. Lúc này, mỗi người nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, tránh chủ quan xem nhẹ.

Dinh dưỡng

Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì

Viêm Amidan Nên Ăn Gì

Viêm Xoang Kiêng Ăn Gì

Nhạt Miệng Nên Ăn Gì?

Đau Họng Ăn Gì?

Review

Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng

Thuốc Trị Viêm Amidan

Thuốc Viêm Xoang Của Nhật

Kháng Sinh Trị Viêm Xoang

Thuốc Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Tỏi

Cây Thuốc Xông Trị Viêm Xoang

Cách Chữa Viêm Amidan Ở Trẻ Em

Cách Trị Viêm Amidan Tại Nhà

Ké Đầu Ngựa Chữa Viêm Xoang

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Cách Nhận Biết, Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Cách Nhận Biết, Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

[Bí Quyết Gia Truyền] Bài Thuốc Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng Đỗ Minh Được VTV2 Giới Thiệu

[Bí Quyết Gia Truyền] Bài Thuốc Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng Đỗ Minh Được...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua