Sổ Mũi

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Sổ mũi thường là biểu hiện của các tình trạng như dị ứng, cảm lạnh,… và thường có khả năng tự cải thiện sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sổ mũi có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Sổ mũi kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Hiện tượng sổ mũi là bệnh gì?

Với kiến thức y khoa của tôi, chất dịch nhầy trong mũi có công dụng ngăn ngừa và chống lại những vi khuẩn, bụi bẩn hay những virus từ bên ngoài môi trường nhằm bảo vệ đường thở và phổi. Hầu hết các tình huống người bệnh bị sổ mũi là do dấu hiệu của bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng.

Bệnh sổ mũi xảy ra rất phổ biến cảnh báo bệnh lý về hô hấp hay dị ứng
Bệnh sổ mũi xảy ra rất phổ biến cảnh báo bệnh lý về hô hấp hay dị ứng

Thực chất, tình trạng sổ mũi là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để giúp bảo vệ tối đa sức khỏe của mình trước những tác nhân có hại. Hầu hết tình trạng chảy nước mũi do cảm lạnh, dị ứng do cảm lạnh hay kích ứng đều có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.

Mặc dù vậy, đôi khi tình trạng chảy nước mũi (sổ mũi) cũng là một dấu hiệu cảnh báo bà con đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như tổn thương vách ngăn mũi, bệnh thủy đậu,… Bệnh cần được can thiệp và điều trị sớm trước khi biến chứng nặng hơn.

Vậy hay chảy nước mũi là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà con bị chảy nước mũi, trong đó các yếu tố phổ biến nhất thường là dị ứng, nhiễm trùng hay cảm lạnh. Cụ thể như sau:

Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý mà vùng mũi, cổ họng bị tác nhân virus tấn công và gây nên. Tình trạng chảy nước mũi là một dấu hiệu điển hình của bệnh và không có người bệnh nào không trải qua. Bên cạnh cảm lạnh thì cảm cúm cũng là một bệnh lý tương tự, với nguyên nhân đến từ virus tấn công vào đường hô hấp.

Khi bị cảm lạnh, cơ thể bà con sẽ tự động tiết ra dịch nhầy ở mũi để tiêu diệt và ngăn chặn không cho virus xâm nhập vào sâu bên trong của cơ thể. Bệnh cảm lạnh không gây nguy hiểm cho bà con khi mắc, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày mắc dù có gây ra một chút khó chịu trong sinh hoạt. Tuy nhiên, cảm cúm thường nguy hiểm hơn đặc biệt là đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có miễn dịch kém.

Thông thường, bệnh cảm lạnh hay cảm cúm đều kéo dài tối đa khoảng từ 5 – 7 ngày, hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, sinh hoạt điều độ để giúp cơ thể sớm hồi phục.

Dị ứng với các tác nhân bên ngoài

Dị ứng là một bệnh lý thường rất dễ gây nên tình trạng sổ mũi và ngứa chảy nước mắt. Những tác nhân dị ứng phổ biến, thường tồn tại xung quanh chúng ta như lông động vật, khói bụi, phấn hoa, thức ăn, xà phòng,…

Khi bản thân bị dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra những phản ứng phù hợp để tác động lại những dị nguyên này theo nhiều cách khác nhau. Trong đó chảy nước mũi là một phản ứng rất tự nhiên, giúp cho đào thải tác nhân có hại trong đường mũi ra ngoài.

Bệnh viêm xoang

Bệnh lý viêm xoang xảy ra khi vùng xoang mũi bị viêm nhiễm dẫn đến sưng đau, bít tắc. Bệnh để lâu sẽ làm thu hẹp những đường ống dẫn khí đến phổi, gây tích tụ dịch nhầy, mủ ứ đọng dẫn đến khó thở.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm xoang
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm xoang

Trong hầu hết các trường hợp, bà con bị viêm xoang sẽ bị chảy dịch nhầy mũi liên tục. Đây là những chất nhầy kèm mủ ứ đọng trong xoang lâu ngày, chúng bị đẩy ra do tình trạng đầy ứ và khiến người bệnh rất khó chịu. Đôi khi chất nhầy này có thể chảy xuôi xuống phần cổ họng và được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau.

Dịch mũi do bệnh viêm xoang gây ra ban đầu thường có màu trắng trong suốt, sau dày dần lên, có màu vàng hoặc xanh lá cây báo hiệu bệnh đã ở giai đoạn trở nặng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, theo thực tế khám chữa bệnh cùng việc đọc hiểu các tài liệu y học, tôi nhận thấy tình trạng chảy nước mũi còn do một số nguyên nhân tiềm ẩn khác như:

  • Vẹo lệch vách ngăn mũi.
  • Hút thuốc lá
  • Không khí lạnh khô
  • Bệnh thủy đậu
  • Dùng các chất kích thích.
  • Polyp mũi xoang
  • Hen suyễn
  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi

Tùy theo từng tác nhân gây bệnh, bà con sẽ được hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh riêng biệt và phù hợp với cơ địa mỗi người như dùng thuốc, các sản phẩm hỗ trợ, dụng cụ điều trị,…

Tác hại của chứng bệnh chảy nước mũi

Bệnh sổ mũi kéo dài gây nên ứ đọng dịch, bít tắc đường hô hấp và khiến cho việc hô hấp của bà con trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, thiếu tập trung trong công việc và ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường ngày.

Bệnh khiến mọi người mệt mỏi, mất tập trung trong các hoạt động
Bệnh khiến mọi người mệt mỏi, mất tập trung trong các hoạt động

Tuy nhiên, về bản chất thì sổ mũi chỉ là một bệnh đơn giản, không nguy hiểm và rất dễ để điều trị nên bà con không cần quá lo lắng. Một số triệu chứng của bệnh có thể giảm nhanh chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, trong trường hợp bà con chủ quan trong việc điều trị, chứng sổ mũi có thể gây biến chứng thành một số bệnh lý như sau:

  • Viêm mũi: Đây là bệnh có nguy cơ biến chứng cao nhất, ban đầu chỉ là những biểu hiện chảy nước mũi do phản ứng lại tác nhân có hại từ môi trường. Nếu sau đó mũi không được làm sạch thì dịch mũi sẽ chảy liên tục và dẫn đến viêm mũi.
  • Viêm xoang: Nếu sổ mũi không được kiểm soát sớm và triệt để, dịch tiết ứ đọng trong hốc xoang không thoát được ra ngoài hoàn toàn có thể khiến cho viêm xoang phát triển. Lâu dần viêm xoang chuyển sang mãn tính, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
  • Viêm cuốn mũi: Chảy nước mũi kéo dài sẽ làm viêm nhiễm phần cuốn mũi, gây phù nề và thoái hóa. Ngoài ra có thể do bà con sử dụng các loại thuốc xịt co mạch khiến cho cuốn mũi bị teo dần.
  • Bệnh lý tai mũi họng: Nhìn chung, tai mũi họng thường thông với nhau nên một bộ phận bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phần còn lại.

Cách điều trị tình trạng sổ mũi hiệu quả

Việc cải thiện và điều trị tình trạng sổ mũi muốn hiệu quả cần tìm ra được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh lý. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng hơn, bà con cần phải điều trị y tế chuyên sâu.

Biện pháp cải thiện sổ mũi tại nhà

Hầu hết các trường hợp chảy nước mũi đều sẽ tự hết mà không cần can thiệp sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, độ tập trung trong học tập hay làm việc của bà con. Ngoài ra dịch mũi ứ đọng cũng không tốt cho xoang mũi, vì vậy việc tìm kiếm giải pháp giúp kiểm soát nhanh và giảm bớt dịch mũi hình thành là hoàn toàn cần thiết.

Một số biện pháp khắc phục nhanh như:

  • Uống nhiều nước lọc và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Dùng nước muối loãng để vệ sinh mũi hàng ngày.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để hạn chế để niêm mạc mũi bị khô.
  • Dùng thảo dược xông hơi.
  • Uống các loại trà ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu, dịu mũi họng.

Cụ thể, các mẹo dân gian tôi đánh giá là an toàn, phù hợp với đa số cơ địa của người Việt, dễ áp dụng và được nhiều bà con dùng phổ biến như:

Dùng lá tía tô trị sổ mũi

Tía tô là một vị lá thơm quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt mình, hơn hết chúng còn có vai trò như một vị dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị chứng cảm, sổ mũi, đau bụng,… Bản chất lá tía tô có vị cay, tính ấm nên giúp làm ấm đường thở, diệt khuẩn, kích thích lưu thông máu tốt hơn.

Mẹo dân gian trị chứng chảy nước mũi bằng cây tía tô
Mẹo dân gian trị chứng chảy nước mũi bằng cây tía tô

Bà con có thể dùng lá tía tô đem rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút gừng rồi nấu cùng với cháo trắng để điều trị bệnh. Bà con bị cảm, phong hàn hay sổ mũi thông thường chỉ cần ăn cháo vài lần trong ngày có thể khỏi bệnh rất nhanh chóng.

Gia vị hành, tỏi

Các loại hành tây, hành tím hay tỏi được dùng trong các món ăn hàng ngày, chúng cũng có khả năng điều trị bệnh rất tốt.

Theo các tài liệu tôi đọc được, bà con có thể dùng hành tỏi thái nhỏ hay giã nát, sau đó cho vào bát nhỏ dùng để xông mũi. Trong quá trình xông bạn tránh để hơi tỏi hành bay vào mắt vì sẽ làm cay mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng vài giọt tinh dầu chiết từ hành tỏi để nhỏ trực tiếp vào mũi, để khoảng 15 phút rồi xì nhẹ ra ngoài. Chúng sẽ giúp bạn để hết dịch nhầy ra ngoài, đồng thời cải thiện chứng nghẹt mũi nhanh chóng.

Hỗn hợp mật ong chanh

Mật ong và chanh có công dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp nhờ khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm ấm đường thở và kích thích lưu thông dịch trong các xoang, hốc mũi.

Bà con sử dụng 1 thìa mật ong, sau đó vắt thêm khoảng nửa quả chanh vào cùng 300ml nước. Mỗi ngày mọi người sử dụng 3 cốc chanh mật ong để uống, vừa có khả năng trị chứng sổ mũi, nghẹt mũi và đồng thời giảm ho hiệu quả hơn.

Lá húng quế hấp đường phèn trị sổ mũi

Húng quế cũng là một loại lá có chứa nhiều tinh dầu có lợi, giúp sát khuẩn đường hô hấp và thông thoáng mũi họng. Khi dùng lá húng quế cùng với đường phèn sẽ giúp nâng cao hiệu quả của bài thuốc, dịu họng, giảm dịch mũi.

Bà con sử dụng một nắm lá húng quế hấp cùng với đường phèn, sau đó chắt lấy phần nước uống. Người  bệnh nên uống lúc còn ấm, uống từng ngụm nhỏ và chậm rãi để tinh chất có thể thẩm thấu sâu, giúp giảm phù nề và tắc nghẹt ở mũi.

Trị chảy nước mũi bằng tinh dầu

Những loại tinh dầu thơm nói chung đều có khả năng điều trị được chứng sổ mũi, nghẹt mũi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ như trong lá bạch đàn có chứa antihistamine có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng hắt hơi, đau nhức mũi, sổ mũi, đồng thời giúp thư giãn tinh thần và giảm tiết chất nhầy mũi tốt hơn.

Bà con có rất nhiều cách để sử dụng những loại tinh dầu này, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị những loại lá tươi như lá sả, bạch đàn, quế, bạc hà,… Sau đó cho vào trong nồi đun thành hỗn hợp nước, dùng khi còn nóng bằng cách xông hơi sẽ giúp giảm chảy nước mũi nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cùng có thể dùng các loại tinh dầu đã được chiết sẵn, nhỏ vài giọt vào cốc nước nóng để xông vào vùng mũi đều được. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian điều trị một cách nhanh chóng.

Chữa trị bệnh bằng Tây y

Tây y là một liệu pháp điều trị chuyên khoa cho kết quả nhanh chóng và hiệu quả nên được rất nhiều bà con lựa chọn. Với nhịp sống tất bật như hiện nay, các loại thuốc dạng viên nén tiện dụng, cách dùng đơn giản và không mất công chuẩn bị nhiều được mọi người ưa chuộng.

Dùng thuốc Tây y giúp cắt nhanh triệu chứng và khó chịu
Dùng thuốc Tây y giúp cắt nhanh triệu chứng và khó chịu

Thông thường, để điều trị chứng sổ mũi thì bác sĩ chủ yếu sẽ kê cho bạn một toa thuốc kháng Histamin để có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng dị ứng. Thuốc sẽ giúp giảm bớt kích ứng ở niêm mạc mũi, từ đó giảm chảy nước mũi và sự khó chịu.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây phản ứng phụ là những cơn buồn ngủ bất chợt ập đến, người bệnh không tập trung được trong công việc và sinh hoạt. Ngoài ta để nắm được chi tiết hướng điều trị cũng như cách sử dụng thuốc, bà con nên tới các địa chỉ uy tín để thăm khám. Việc dùng sai thuốc hay không đúng liều lượng chuẩn có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, sử dụng thuốc lâu mà không khỏi bệnh, thậm chí là kháng thuốc.

Đối với những trường hợp người bệnh bị khó khăn trong việc sử dụng thuốc, trẻ em ghét uống thuốc thì bà con có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp để điều trị. Ví dụ như sử dụng khí dung để đưa thuốc vào cơ thể là một biện pháp rất tốt, không thông qua đường uống mà thuốc vẫn có thể vào sâu bên trong hệ hô hấp, đồng thời hơi sương từ máy cũng giúp cho dịch mũi loãng hơn, chảy ra ngoài và giúp mũi được thông thoáng.

Chữa chảy nước mũi bằng bài thuốc Đông y

Lo ngại trước tác dụng phụ của thuốc Tây y mạng lại cho sức khỏe, đồng thời phương pháp này cũng không giúp trị bệnh tận gốc. Rất nhiều người bệnh có xu hướng tìm hiểu sang những bài thuốc Đông y giúp trị bệnh từ căn nguyên, an toàn lành tính nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn cho người sử dụng.

Bài thuốc Đông y giúp trị bệnh an toàn, sâu tận căn nguyên
Bài thuốc Đông y giúp trị bệnh an toàn, sâu tận căn nguyên

Tôi có đọc nhiều tài liệu y học cổ và được biết theo Đông y, căn nguyên gây nên tình trạng bệnh sổ mũi thực chất là do phong hàn, nhiệt độc tấn công vào cơ thể. Vì thế, Y học cổ truyền còn gọi chúng với cái tên là bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt.

Bài thuốc trị sổ mũi do cảm mạo phong hàn

Bà con chuẩn bị các vị dược liệu gồm: Sài hồ, Xuyên khung, Độc hoạt, Cát Cánh, Phục Linh, Cam thảo đất, KInh giới, Khương hoạt, Tiền hồ, Chỉ xác,…

Người bệnh đem các vị dược liệu trên đi phơi khô, sau đó mang tán thành bột rồi bảo quản vào hũ thủy tinh để dùng dần. Sau đó, mỗi ngày bà con lấy 12g bột này để uống giúp trị nhanh bệnh lý chảy nước mũi.

Bài thuốc chữa chảy nước mũi do cảm mạo phong nhiệt

Chuẩn bị các loại thảo dược như Kim ngân, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Lá tre, Cam thảo, Độc hoạt, Cát cánh, Tang diệp, Hạnh nhân, Lô căn, Bạc hà,…

Đem những vị dược liệu trên đi sắc cùng với nước uống. Mỗi ngày bà con sử dụng đều đặn 1 thang, trong vòng hơn 1 tuần sẽ cảm nhận triệu chứng bệnh hết hẳn, đồng thời vi khuẩn trong hệ hô hấp cũng được tiêu diệt đáng kể.

Cách phòng ngừa tình trạng chảy nước mũi

Bệnh sổ mũi do một số tác nhân đặc biệt gây nên thì khó có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên để ngăn chặn và làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh, bà con nên chú ý đến một số lời khuyên của tôi như sau:

Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Luôn vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước sạch, dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% hoặc nước muối loãng thông thường. Cách làm này sẽ giúp bạn loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn trú ngụ trong khoang mũi, bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa bệnh tái phát. Nếu được, bà con hãy dùng bình xịt mũi để xịt vệ sinh nhằm tác động sâu vào trong các khe hốc mũi.
  • Ăn uống luôn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng. Đặc biệt vào những thời điểm thời tiết nhạy cảm, bà con nên tăng cường bổ sung vitamin C giúp tốt cho miễn dịch, tăng đề kháng, ngừa sổ mũi một cách tối đa.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vi khuẩn, virus hay những tác nhân có khả năng gây dị ứng. Hãy tập thói quen luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với nước rửa tay. Hãy đeo khẩu trang, mang gang tay bảo hộ khi cần phải tiếp xúc với gia cầm, không khí lạnh hay tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên tập thể dục và rèn luyện sức khỏe với những bài tập giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp bà con thích nghi tốt với những sự thay đổi bất thường đến từ môi trường bên ngoài như thời tiết hay dị nguyên xâm nhập.
  • Chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giặt giũ chăn màn ga gối để loại bỏ hết những bụi bẩn, nấm mốc sinh sôi trong môi trường sống bởi chúng chính là mầm bệnh. Hãy sử dụng máy lọc không khí, máy sưởi, máy hút bụi để giúp căn phòng được trở nên thoáng sạch hơn.
  • Khi bạn sử dụng khăn giấy để lau mũi, hãy vứt đi ngay lập tức sau khi dùng. Điều này giúp tránh tối đa việc truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh lại cho bạn và người thân của mình.
  • Tiêm vắc – xin phòng ngừa cảm cúm mỗi năm để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời miễn dịch của cơ thể với một số tác nhân cũng trở nên tốt hơn.
  • Không hút thuốc lá hay các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê,… Những loại đồ này có thể gây kích thích lên vùng niêm mạc mũi họng, từ đó làm giảm đề kháng và khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh hơn.

Bệnh lý sổ mũi rất phổ biến, tuy không phải bệnh nguy hiểm và khó chữa nhưng chúng sẽ gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ ở trên đây sẽ phần nào giúp cho bà con hiểu và phòng ngừa bệnh lý này tốt hơn. Bà con nên nhớ, trong bất kể trường hợp nào khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường thì không được chủ quan mà cần theo dõi sát sao. Cần thiết có thể đến bệnh viện để kiểm tra sớm, đảm bảo sự an toàn và yên tâm.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi