Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Bà Con Không Nên Bỏ Qua
Viêm amidan quá phát là bệnh lý đường hô hấp phổ biến và thường xảy ra khi viêm amidan bị tái nhiễm khuẩn nhiều lần. Khi amidan phát triển phì đại có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để mọi người có thể nhận biết được những triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả, tôi đã biên soạn bài viết này. Mời bà con cùng theo dõi!
Amidan quá phát là gì? Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không? Tuấn tôi giải đáp chi tiết
Bà con cần biết viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và tái phát nhiều lần, làm amidan phì đại và có kích thước to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, triệu chứng viêm amidan quá phát thường xảy ra sau đợt viêm amidan mãn tính kéo dài.
Bà con mắc viêm amidan quá phát có thể phải gặp phải các tình trạng như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, giọng nói bị ảnh hưởng, khó nuốt, cảm giác có dị vật ở cổ, bị nghẹn,…Tình trạng viêm amidan quá phát ở trẻ em khiến amidan sưng to, viêm amidan quá phát độ 3 có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất và gây biến dạng khuôn mặt. Vì thế tôi khuyên bà con, khi thấy có dấu hiệu amidan sưng to, bệnh nhân nên đi thăm khám ngay để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Amidan quá phát được chia thành 4 cấp độ:
- Độ 1: Đây là tình trạng amidan bị sưng viêm có cuống to tròn và gọn, có chiều ngang nhỏ hơn 1/4 so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
- Độ 2: Amidan quá phát độ 2 có hình dạng tương tự như amidan quá phát độ 1 nhưng chiều ngang nhỏ hơn 1/3 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
- Độ 3: Amidan sưng phồng và khiến chiều ngang nhỏ hơn 1/2 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
- Độ 4: Amidan quá phát độ 4 được gọi là thể xơ chìm, tình trạng này dễ gặp nhất ở người lớn. Amidan bị sưng đỏ, kích thước rất lớn, chăn hết đường thở và kèm theo nhiều u nhú trên bề mặt.
Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không? Tôi xin trả lời là Có. Cũng giống như dạng viêm amidan khác, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan quá phát gây ra tình trạng áp xe amidan.
- Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang mũi, viêm phế quản.
- Biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, viêm cơ tim, sốt thấp khớp.
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Amidan là cơ quan có vị trí và cấu trúc đặc biệt. Đây là tổ chức sản sinh kháng thể nhưng lại nằm ở ngay trước hầu họng, cửa ngõ dẫn tới phổi. Vì thế amidan bị ảnh hưởng đầu tiên bởi các tác nhân gây hại. Do amidan có cấu trúc rỗng nên có thể giúp amidan bắt giữ virus, vi khuẩn dễ dàng. Cũng chính từ điều này khiến amidan là ổ chứa lý tưởng cho chúng phát triển khi amidan bị suy yếu.
Tình trạng virus, vi khuẩn xâm nhập ồ ạt khiến amidan không đủ sức tiêu diệt sẽ bị nhiễm trùng ngược. Amidan viêm nhiễm và sưng tấy bất thường là hiện tượng cho thấy các tế bào miễn dịch đang phải làm việc quá mức. Các vi sinh vật trú ngụ và phát triển trong thời gian dài thì amidan càng sưng to.
CHUYÊN GIA CẢNH BÁO: Biến Chứng Viêm Amidan – Bệnh Nguy Hiểm Bà Con Cần Chú Ý
Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác cũng tạo điều kiện cho vi sinh gây hại phát triển:
- Người bệnh thường phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
- Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém.
- Do ảnh hưởng của viêm xoang, viêm họng, viêm VA,…
- Do hạch bạch huyết làm việc quá phát và gây suy giảm chức năng miễn dịch.
Triệu chứng viêm amidan phì đại
Khi mắc viêm amidan quá phát, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, ho, đau họng, khó nuốt như viêm amidan thông thường. Một số triệu chứng bà con cần đặc biệt lưu ý như sau:
- Nghẹt mũi, khó hô hấp bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng.
- Viêm amidan quá phát gây bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong khi ngủ.
- Giọng nói bị thay đổi, phát âm khó khăn
- Với trường hợp viêm amidan quá phát độ 4 sẽ thấy có hơi thở hôi bất thường.
- Với trường hợp trẻ nhỏ bị viêm amidan quá phát, trẻ thường bị nói chậm và phát âm bất thường.
Điều trị viêm amidan quá phát bà con có thể tham khảo
Như tôi đã đề cập ở trên, viêm amidan quá phát thường phát triển vào giai đoạn mãn tính. Do đó, bà con nên chủ động phát hiện các triệu chứng, thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dựa vào mức độ và tình trạng bệnh mà Tuấn tôi hay các bác sĩ khác sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Thông thường, viêm amidan quá phát thường điều trị bằng các phương pháp sau đây:
Cách chữa viêm amidan quá phát tại nhà
Các giải pháp điều trị viêm amidan quá phát tại nhà bằng mẹo dân gian vừa tiện lợi, dễ dàng thực hiện mà lại tiết kiệm chi phí. Một số cách bà con có thể áp dụng tại nhà đó là:
- Chữa viêm amidan quá phát tại nhà bằng rau diếp cá: Bà con chuẩn bị một nắm rau diếp cá và cam thảo, sau đó đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng cho sạch bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo. Cho cam thảo và rau diếp cá vào nồi cùng khoảng 1 lít nước và đun lửa nhỏ cho tới khi cạn còn khoảng ⅓ nước thì tắt bếp. Chắt nước ra để nguội bớt và uống thuốc khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. Bà con thực hiện mỗi ngày 1 lần.
- Trị viêm amidan bằng lá hẹ: Bà con rửa sạch lá hẹ, cắt khúc, trộn đều với mật ong và hấp cách thủy trong khoảng 5 – 10 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày. Nên thực hiện liên tục để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
- Dùng lá húng chanh trị viêm amidan: Bà con rửa sạch một nắm lá húng chanh, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút, vớt ra để ráo. Nhai trực tiếp lá húng chanh cùng một ít muối trắng. Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Chữa viêm amidan tại nhà bằng tỏi: Bà con nướng củ tỏi tới khi cháy xém và có mùi thơm. Sau đó để nguội, bóc vỏ và giã nhuyễn cùng một chút muối hạt và thêm một chút nước. Ép lấy nước cốt, uống mỗi ngày 1 lần.
Mặc dù các cách trị viêm amidan tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng nhanh, an toàn và ít gây tác dụng phụ nhưng những mẹo này chỉ áp dụng tình trạng bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này để điều trị bệnh ở giai đoạn nặng vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Viêm amidan quá phát uống thuốc gì?
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to bất thường nên bác sĩ thường sẽ tập trung giảm phù nề amidan. Nếu bà con được chẩn đoán mắc viêm amidan quá phát là do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại kháng sinh. Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát thường bao gồm các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm phù nề: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc amitase hoặc men chống viêm a choay để giảm tình trạng sưng phù và xung huyết amidan.
- Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Zinnat, Clamoxyl, Augmentin có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol) hỗ trợ giảm sưng viêm nhẹ. Bà con cũng lưu ý không dùng Aspirin cho người dưới 18 tuổi.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm loãng như bicarbonat natri…, thuốc sát khuẩn (oropivalone, betadine, lysopaine…).
- Thuốc trị ho: Thành phần chứa Toplexil, Codein, Alimemazin, Dextromethorphan.
Người bệnh xuất hiện triệu chứng nào sẽ được bác sĩ phối hợp dùng thuốc loại đó. Mặc dù thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như xuất huyết dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,… do vậy người bà con cần tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý lạm dụng thuốc.
XEM THÊM: Bà Con Bị Viêm Amidan Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?
Trong quá trình dùng thuốc trị viêm amidan, người bệnh có dấu hiệu như phát ban, khó thở, tức ngực cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ để khắc phục. Tuấn tôi nhận thấy rằng, việc dùng thuốc tây y thường ít mang lại hiệu quả tích cực với viêm amidan quá phát. Với người bệnh diễn tiến độ 3 hoặc 4, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ amidan.
Viêm amidan quá phát có nên cắt không?
Khi viêm amidan quá phát độ 3 – 4 sẽ gây cản trở quá trình hô hấp cũng như ăn uống của người bệnh. Vì thế, các bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật trong các trường hợp này. Vì thế, các bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật trong các trường hợp này.
Hiện nay với công nghệ hiện đại, khoa học phát triển, việc phẫu thuật cắt amidan cũng ít rủi ro và đau đớn hơn trước. Dù vậy, biến chứng gây mê cũng là nỗi lo lớn nhất trong phẫu thuật.
Người được chỉ định phẫu thuật phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe, thể chất. Tuyệt đối không cắt amidan cho người gặp phải các vấn đề về tim, huyết áp, thận, máu,… Nếu người bệnh lo sợ rủi ro khi cắt amidan thì có thể tìm hiểu và tham khảo biện pháp đông y. Một giải pháp có thể chữa mọi dạng viêm amidan từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan quá phát
Là người thăm khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp bằng phương pháp YHCT đã hơn 20 năm nay, tôi thấy nguyên nhân gây ra viêm amidan là do tà độc đánh kết khô hầu hạch, làm mạch lạc bị ngăn trở, màng cơ bị thiêu đốt. Hoặc ngoài tà tủng thịnh, thừa kế truyền vào lý, phế vị nhiệt thịnh, hỏa nhiệt bốc lên trên, đánh kết khô hầu hạch. Ngoài ra còn có các yếu tố bất nội ngoại nhân (chế độ ăn uống và sinh hoạt) làm cho tỳ vị uẩn nhiệt, nhiệt độc công lên trên, đánh vào hầu hạch mà thành bệnh.
Nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y đó là chữa viêm amidan từ gốc đến ngọn bằng cách sử dụng các loại thảo dược:
- Quy Thận, Tỳ, Phế nhằm điều dưỡng và phục hồi công năng.
- Có khả năng thanh nhiệt giải độc, trừ ho hóa đờm, tiêu viêm tiêu sưng.
- Bồi bổ chính chí, cải thiện cơ địa, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sau đây là một số bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh áp dụng, bà con có thể tham khảo:
- Bài thuốc Đông y trị amidan quá phát từ huyền sâm, ngưu tất, hoài sơn: Huyền sâm 10gr, hoài sơn 10gr, trạch tả 12gr, ngưu tất 10gr, sơn phù 10gr, thiên hoa phấn 12gr, đan bì 6gr, địa cốt bì 4gr, sinh địa 12gr, phục linh 6gr, tri mẫu 6gr. Bà con đem rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc ở lượng nước vừa đủ,. Đun thuốc tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun kỹ để ngấm đều các vị thuốc. Đun tới khi thuốc cạn còn 2/3 so với lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.
- Thuốc Đông y trị viêm amidan từ cỏ nhọ nồi, bạc hà, bồ công anh: Cỏ nhọ nồi 14gr, huyền sâm 10gr, kim ngân hoa 10gr, bạc hà 12gr, bồ công anh 12gr, sinh địa 10gr, xạ can 4gr, sơn đậu căn 8gr, cát cánh 8gr. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi cùng 500ml nước. Đun thuốc ở lửa vừa cho tới khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc Thể phế âm khuy hư: Chuẩn bị Bắc sa sâm, Huyền sâm, Tang bạch bì, Thái tử sâm, Mạch đông mỗi loại 12g, Xạ can 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và sử dụng thuốc trong ngày.
- Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan từ phòng phong, triết bối mẫu: Phòng phong 10gr, bạch chỉ 10gr, thiên hoa phấn 10gr, sơn đậu căn 10gr, tảo hưu 10gr, chế nhũ hương 3gr, cam thảo 3gr, mộc dược 3gr, triết bối mẫu 10gr, kim ngân hoa 10gr, xích thược 10gr. Bà con đem các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi cùng 500ml nước, đun ở lửa vừa tới khi nước chuyển màu đậm. Người bệnh chia thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
Trên đây là những thông tin liên quan tới viêm amidan quá phát mà tôi muốn cung cấp tới bà con. Hy vọng qua bài viết này, bà con đã hiểu được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh viêm amidan quá phát.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!