Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp giúp phục hồi chức năng
Mục đích vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp là giúp phục hồi chức năng vận động, phòng ngừa cứng khớp và hỗ trợ phục hồi khớp bị viêm, tổn thương. Trong bài viết này, Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ thông tin đến bà con các phương pháp vật lý trị mang lại hiệu quả cao, phù hợp với nhiều trường hợp.
Thông tin về viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân đau nhức khớp, sưng đỏ và xuất hiện tình trạng nóng khớp. Khi chuyển biến nặng nó có thể dẫn đến biến dạng khớp, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động như bình thường.
Căn bệnh này không chỉ gây triệu chứng ở khớp bị ảnh hưởng mà còn tác động đến nhiều bộ phận, cơ quan khác như mắt, lá lách, tim, phổi,… Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nặng như tàn phế, suy tim, viêm phổi,…
Hiện tại, y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra viêm khớp dạng thấp. Chỉ biết, bệnh có liên quan mật thiết với rối loạn hoạt động hệ miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có nguy cơ cao ở người có ba mẹ bị viêm khớp, chấn thương, thoái hóa khớp, thừa cân/ béo phì,…
Nhìn chung, căn bệnh này không quá nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Nhưng các triệu chứng lại diễn tiến âm thầm không đặc trưng nên nhiều bà con chủ quan, bỏ qua dấu hiệu bất thường. Đến khi phát hiện bệnh nặng gây khó khăn trong điều trị và phục hồi sức khỏe xương khớp.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán, thăm khám. Thông qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt sẽ biết được giai đoạn tiến triển, mức độ và số lượng khớp bị viêm cũng như những yếu khác như tiền sử bệnh lý, độ tuổi, yếu tố thuận lợi,…
Tuấn tôi thấy rằng có nhiều phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bao gồm y học hiện đại và y học cổ truyền mà tôi đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân. Phương pháp này cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà bà con lựa chọn cách chữa phù hợp.
Các phương pháp vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp
Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp dạng thấp là vật lý trị liệu. Phương pháp này được ứng dụng trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Hiện tại, có rất nhiều bệnh nhân của tôi phục hồi chức năng vận động tích cực, đi lại dễ dàng sau khi thực hiện vật lý trị liệu.
Mục tiêu chính của liệu pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp. Để từ đó giúp bà con đi lại, di chuyển, sinh hoạt bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vật lý trị được chia thành nhiều phương pháp nhỏ như bài tập, nhiệt trị liệu, sóng ngắn, siêu âm trị liệu,….
Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh sẽ có phương pháp vật lý trị liệu phù hợp. Nếu ở giai đoạn cấp, bệnh nhân thường sẽ dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, dùng nẹp hỗ trợ để giảm áp lực lên khớp và thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng. Đối với viêm khớp bán cấp sẽ thực hiện nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu và nhiều thiết bị điều trị khác.
Ở giai đoạn mạn tính, bà con sẽ được hướng dẫn các bài tập giúp tăng cường chức năng vận động, ngăn ngừa co cứng khớp. Đồng thời được hướng dẫn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe,…
Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp:
Bài tập vật lý trị liệu
Một số bài tập, bộ môn thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng độ dẻo dai, bền bỉ mà còn hỗ trợ điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Những tác động có thể cải thiện tình trạng cứng khớp, đau nhức, sưng khớp.
Việc áp dụng đều đặn còn có tác dụng chống dính khớp hiệu quả. Tuy nhiên, nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh tăng áp lực lên khớp bị tổn thương khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chỉ nên tập luyện vừa sức thay vì vận động quá mức.
Các bài tập vật lý trị liệu chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh nhân áp dụng đều đặn mỗi ngày và thực hiện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, cũng nên chú ý trang phục và thời gian tập luyện trong ngày. Tùy vào vị trí khớp bị viêm sẽ có bài tập phù hợp.
Dưới đây là một số bộ môn, bài tập thích hợp cho người bị viêm khớp dạng thấp:
- Đi bộ
- Các bài tập yoga
- Bài tập kéo căng các khớp và cơ thể
- Đạp xe
- Tập thể dục dưới nước ấm
- Các bài tập đùi
- Mở rộng vai Isometric
Siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu thường được áp dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp bán cấp tính. Mục tiêu của liệu pháp này là dẫn thuốc điều trị vào khớp bị viêm trực tiếp. Để tăng tác dụng sẽ ứng dụng các hiệu ứng hóa học, cơ học hoặc nhiệt học.
Liệu pháp này giúp nhiều bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng khớp, nóng khớp, đau nhức, tăng khả năng vận động. Ngoài ra, còn giúp giảm một số biểu hiện khác do bệnh lý gây ra. Có nhiều loại siêu âm khác nhau như siêu âm thuốc dẫn, siêu âm qua nước, tiếp xúc với da.
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cụ thể sẽ chỉ định liệu pháp siêu âm phù hợp. Mặc dù đem lại kết quả tích cực nhưng siêu âm trị liệu không dùng cho người bị viêm khớp nhiễm khuẩn, giãn tĩnh mạch, viêm tắc động mạch/ tĩnh mạch. Ngoài ra, không tác động lên vùng da có vết thương hở hoặc có kim loại như nẹp, đinh.
Điều trị bằng sóng ngắn
Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm nhận thấy, tia bức xạ điện từ ở bước sóng nhất định tác động tích cực đến quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Chính vì vậy, sóng ngắn trị liệu được ứng dụng trong chữa bệnh lý. Và bước sóng từ 11 – 12 là thích hợp vì không gây nhiễu sóng và giao thoa.
Dưới đây là những lợi ích mà liệu pháp vật lý trị liệu sóng ngắn mang lại:
- Kích thích giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện sưng khớp, ứ đọng máu gây nóng khớp và tổn thương mạch máu.
- Dưới tác động của bước sóng cảm giác đau sẽ được cải thiện nhanh chóng. Bởi lúc này dây thần kinh dẫn truyền cảm giác bị tê liệt tạm thời. Bên cạnh đó, các chất chuyển hóa cũng sẽ được thải trừ và bắt đầu tiếp nhận dịch tích tụ. Các cơ cũng sẽ giảm trương lực cơ thắt và cơn đau theo đó cũng dịu dần.
- Một trong những tác dụng mà liệu pháp này mang lại là tăng số lượng tế bào bạch huyết đến khớp bị tổn thương, viêm. Điều này giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.
- Hệ thần kinh thực vật sẽ được thư giãn, giảm áp lực, căng thẳng sau khi thực hiện liệu pháp sóng ngắn.
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là liệu pháp thường được áp dụng phổ biến trong chữa viêm khớp dạng thấp. Phương pháp này cũng được y học cổ truyền áp dụng vì nhận thấy kết quả tích cực mà nó mang lại. Theo đó, việc sử dụng nhiệt độ nóng tác động trực tiếp đến khớp bị viêm sẽ giúp giảm các biểu hiện lâm sàng nhanh chóng, đồng thời ngăn chặn quá trình viêm tiến triển.
Tác động nhiệt từ 37 – 50 độ C vào khớp bị ảnh hưởng sẽ kích thích tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức, sưng khớp. Nhờ vào tác dụng điều hòa chức năng thần kinh giúp ngăn ngừa cứng khớp và hiện tượng co thắt ở khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phục hồi mô khớp bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi.
Mặc dù dễ thực hiện và mang lại kết quả tích cực nhưng tôi không áp dụng cho bệnh nhân đang trong đợt viêm cấp, cơn đau dữ dội, mức độ sưng viêm, nóng khớp nặng và có dấu hiệu tràn dịch khớp. Bởi nếu áp dụng trong trường hợp này sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Trị liệu bằng tia hồng ngoại
Việc sử dụng tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào khớp bị viêm là cách được áp dụng phổ biến. Phương pháp vật lý trị liệu này có tác dụng ngăn ngừa cứng khớp, giảm đau, ngăn chặn quá trình viêm tiến triển, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi khớp bị tổn thương nhanh chóng.
Tia hồng ngoại trị viêm khớp dạng thấp có một hạn chế là chia thành nhiều đợt điều trị. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị từ 3 – 4 đợt và mỗi đợt sẽ chiếu tia từ 5 – 6 lần. Ngoài ra, sau khi chiếu vùng bị tác động sẽ có hiện tượng đỏ và cần dành vài ngày để phục hồi trước khi thực hiện đợt kế tiếp.
Đắp Paraffin
Paraffin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đối với điều trị viêm khớp dạng thấp, Paraffin sẽ được dùng ở dạng tinh khiết, có màu trắng, trung tính và không chứa độc tính. Nhờ vào khả năng giữ nhiệt cao trong thời gian dài nên nó được đánh giá cao trong điều trị bệnh lý.
Khi đắp Paraffin trực tiếp lên vùng da ngoài tương ứng với khớp bị viêm, nhiệt độ nóng sẽ tác động sâu vào khớp, kích thích tăng tiết mồ hôi giúp duy trì độ ẩm, không gây khô, khó chịu ở da. Đối với khớp, nó có thể giảm cơn đau nhức hiệu quả, thông khí huyết, chuyển hóa các dưỡng chất nuôi dưỡng mô sụn khớp.
Ngoài ra, liệu pháp này còn tác động làm giãn cơ, cải thiện tình trạng cứng khớp, co thắt, đặc biệt là vào buổi sáng. Nhờ đó, hoạt động, di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không dùng Paraffin đắp lên vùng da có vết thương hở, không chịu được độ nóng, mắc các bệnh da liễu, viêm khớp nhiễm trùng,…
Một số phương pháp vật lý trị liệu khác
Ngoài những phương pháp vật lý trị liệu phổ biến trên thì tôi nhận thấy còn rất nhiều liệu pháp khác mang lại hiệu quả đối với bà con bị viêm khớp dạng thấp. Những liệu pháp này nhìn chung đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng. Cụ thể:
- Chườm túi nhiệt
- Ngâm nước nóng
- Đắp bùn/ cát nóng
- Ngải cứu
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu,…
Trong đó, phương pháp châm cứu, bấm huyệt cần được thực hiện bởi những lương y có chuyên môn, am hiểu nhiều về bệnh lý và giàu kinh nghiệm. Hiện tại, Tuấn tôi đã giúp nhiều bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cải thiện chức năng vận động thông qua dùng thuốc kết hợp với châm cứu, bấm huyệt cũng như một số phương pháp vật lý trị liệu khác.
Khi đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bà còn sẽ được thăm khám, bắt mạch, sau khi xác định mức độ, vị trí khớp bị viêm, tôi sẽ kê thuốc và châm cứu, tác động đến những huyệt vị tương ứng. Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không?
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp mãn tính tự miễn. Tổn thương do bệnh lý gây ra không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như thần kinh, mắt, tim, phổi,… Do đó, việc xác định sớm và điều trị là rất cần thiết.
Nhiều bệnh nhân khi đến gặp tôi đều thắc mắc việc áp dụng vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp có mang lại hiệu quả không, có chữa dứt điểm bệnh không. Tôi đều thông tin đến bà con rằng, căn bệnh này rất khó để điều trị dứt điểm, mục tiêu của điều trị là để ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng, kiểm soát các triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Do đó, nếu chỉ áp dụng vật lý trị liệu chắc chắn không mang lại kết quả tốt nhất. Hơn nữa, không phải trường hợp nào cũng đáp ứng tốt các liệu pháp vật lý trị liệu. Để kiểm soát căn bệnh này, bà con cần kết hợp dùng thuốc để giảm các biểu hiện đau nhức, sưng viêm, nóng khớp và những triệu chứng khác.
Đối với những trường hợp viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng, phá hủy mô sụn và khớp gây biến dạng cùng nhiều biến chứng nặng. Lúc này sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp, chỉnh hình để kiểm soát. Sau khi phẫu thuật, các bài tập trị liệu cũng sẽ được hướng dẫn để cải thiện chức năng vận động, phục hồi tốt hơn.
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất, tôi mong rằng bệnh nhân nên can thiệp điều trị sớm và kết hợp với nhiều phương pháp chữa bệnh khác. Điều này không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn ngăn chặn biến chứng.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!