TOP 7 Loại Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thuốc trị mẩn ngứa có nhiều loại, phù hợp cho nhiều đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cần nắm rõ tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là thông tin cơ bản về 7 loại thuốc trị mẩn ngứa hiệu quả mà Tuấn tôi muốn giới thiệu đến bà con. Cùng tham khảo ngay.

Các loại thuốc trị mẩn ngứa tốt nhất hiện nay

Bà con lưu ý, trong các trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bà con nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bà con sẽ được kê đơn thuốc điều trị khác nhau như:

Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine là loại thuốc điều trị mẩn ngứa phổ biến nhất. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sản xuất Histamine (hóa chất được hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại các phản ứng dị ứng). Trong hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa, bác sĩ thường kê thuốc kháng Histamine để giảm viêm, sưng và ngăn ngừa việc hình thành mẩn ngứa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Loratadine: Loại thuốc kháng Histamine này có thể làm giảm tác động của histamine tự nhiên trong cơ thể. Thuốc thường được sử dụng để cải thiện các tình trạng dị ứng, điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa và các vấn đề mãn tính khác ở da. Bên cạnh đó, Loratadine cũng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng chẳng hạn như hắt hơi, chảy nước mắt hoặc chảy nước mũi.
  • Levocetirizine Dihydrochloride: Có công dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng, giảm ngứa da và phát ban. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine tự nhiên và hạn chế các phản ứng của da khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.

Trong các trường hợp bị nổi mẩn ngứa nặng, vô căn hoặc mề đay vật lý, bà con có thể sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng Histamine có tác dụng mạnh hơn, bao gồm:

  • Vistaril: Có tác dụng cải thiện các phản ứng da bao gồm ngứa, nổi mề đay và sưng phù dưới da. Tác dụng phụ bao gồm đau dạ dày, tầm nhìn kém, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Clarinex: Có tác dụng kháng Histamine mạnh, thường chỉ được chỉ định cho trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.

Thuốc chẹn H2

Thuốc chẹn H2 hay còn gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2, là nhóm thuốc kháng Histamine thế hệ mới và thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamine thông thường. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu nhỏ dưới da. Điều này hỗ trợ giảm viêm, phù nề cũng như cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Zantac: thuộc một nhóm thuốc chẹn H2 được sử dụng để cải thiện tình trạng ngứa da dai dẳng và bệnh nổi mẩn ngứa. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả cao.
  • Tagamet (cimetidine): là một chất đối kháng thụ thể histamine, được sử dụng để điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa và dị ứng da nói chung. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng.

Thuốc Corticosteroid

Trong các trường hợp thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị, bà con có thể sẽ được kê thuốc Corticosteroid để cải thiện các triệu chứng. Thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm phản ứng của toàn bộ hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng nổi mề đay nhanh chóng. Do đó, Corticosteroid có thể mang lại hiệu quả cao khi các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa khác không có tác dụng.

Corticosteroid thường được sử dụng thông qua đường uống (dạng viên nén) hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tăng nhãn áp
  • Tăng cân
  • Tăng huyết áp
  • Loãng xương
  • Tiểu đường

Ngoài ra, lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng quy định, có thể dẫn đến tình trạng:

  • Đục thủy tinh thể
  • Giảm hormone tuyến thượng thận
  • Lượng đường trong máu cao
  • Giảm miễn dịch đối với một số bệnh lý thông thường bao gồm cảm lạnh
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Bà con lưu ý, sử dụng thuốc Corticosteroid theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định, tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc thay đổi loại thuốc mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene

Thuốc Leukotriene hoạt động bằng cách ngăn ngừa giải phóng Leukotriene. Đối với những trường hợp bà con nào không đáp ứng được thuốc kháng Histamine thì sẽ được chỉ định qua sử dụng thuốc Leukotriene này. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng viêm, sưng và hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa cấp tính, đặc biệt là tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng Aspirin hoặc dị ứng thực phẩm gây ra. Bên cạnh đó, thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene cũng hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa mãn tính, đặc biệt là mẩn ngứa do thời tiết nóng và do mồ hôi vận động.

Thuốc kháng sinh

Trong các trường hợp mề đay do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý nhiễm trùng gây ra, bà con có thể sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Aczone là loại kháng sinh phổ biến có thể hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng sưng và nổi mề đay mẩn ngứa.

Sử dụng kháng sinh điều trị mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bà con không được tự ý sử dụng kháng sinh, điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin

Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin hoạt động tương tự như thuốc kháng Histamine liều mạnh. Đôi khi bà con cũng có thể được kê đơn thuốc chứa Doxepin liều thấp để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa vô căn hoặc kéo dài.

Bà con nên sử dụng thuốc Doxepin dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên môn, không tự ý thay đổi liều lượng cũng như lạm dụng thuốc. Trong một số trường hợp quá liều, thuốc Doxepin có thể gây ra suy nghĩ muốn tự tử ở thanh thiếu niên và ở những người bị rối loạn tâm thần.

Điều trị mẩn ngứa hiệu quả bằng thuốc nam nguồn gốc thảo dược

Theo kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với YHCT và các bài thuốc nam, Tuấn tôi nhận thấy, căn nguyên sâu xa gây bệnh mẩn ngứa là từ tình trạng cơ thể cảm phải phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Đồng thời, tạng phủ suy yếu, chức năng thải độc bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém mà sinh ra mề đay mẩn ngứa, ban đỏ.

Vì vậy, thay vì chỉ điều trị triệu chứng như Tây y, các bài thuốc nam tập trung loại bỏ căn nguyên, tăng cường đề kháng từ đó triệu chứng bệnh dần biến mất và không có khả năng tái phát. Các phép trị mẩn ngứa thường được ứng dụng trong YHCT là giải độc, tiêu ban, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, khu phong tán hàn. Bên cạnh đó, thành phần thảo dược giúp thuốc nam an toàn, không tác dụng phụ với mọi đối tượng người dùng.

Một số lưu ý bà còn nên biết khi sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa

Để không gặp tác dụng phụ nguy hiểm trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, Tuấn tôi khuyên bà con nên tuân thủ một số lưu ý sau: 

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc được hướng dẫn bởi dược sĩ có chuyên môn, không tự ý mua thuốc và tự ý sử dụng khi không có chỉ dẫn
  • Không lạm dụng thuốc bừa bãi, tuân thủ tuyệt đối chỉ định được đưa ra, bao gồm thời gian sử dụng, liều dùng, cách dùng
  • Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa dùng đủ liều hoặc chưa thăm hỏi ý kiến chuyên môn từ bác sĩ, dược sĩ.
  • Sau 2 tuần sử dụng thuốc, nếu không thấy tình trạng bệnh được cải thiện, bà con cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp hơn.
  • Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc bôi trị mẩn ngứa khác nhau, nếu sử dụng kèm theo các loại thuốc khác phải hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định để tránh tương tác xấu giữa các loại thuốc
  • Đối với các loại thuốc bôi chỉ nên bôi đúng vùng da bị tổn thương, hạn chế tối đa việc bôi lan rộng ra các vùng da khác.
  • Các loại thuốc bôi thường được chống chỉ định với viêm da quanh miệng, vùng da mụn trứng cá, trứng cá đỏ.
  • Đối với các loại thuốc đường uống cần đặc biệt thận trọng trong liều lượng sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi bắt gặp các phản ứng phụ của thuốc phải ngay lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được thăm khám
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các dị nguyên dẫn đến bệnh.

Hy vọng với những thông tin Tuấn tôi chia sẻ ở trên, bà con đã có thêm những kiến thức bổ ích về các loại thuốc chuyên dùng để điều trị mẩn ngứa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bà con có thể liên hệ theo thông tin phía trên, Tuấn tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ 24/7.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

10 Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

10 Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Thuốc trị mề đay cho trẻ em

Top 6 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em An Toàn Và Tốt Nhất – Cha Mẹ Nên Tham Khảo Qua

Top 6 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em An Toàn Và Tốt Nhất –...

Top thuốc trị mề đay của Nhật được tin dùng

TOP 7 Thuốc Trị Mề Đay Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 7 Thuốc Trị Mề Đay Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Tổng Hợp 5 Thuốc Trị Mề Đay Của Mỹ Tốt Và Được Tin Dùng

Tổng Hợp 5 Thuốc Trị Mề Đay Của Mỹ Tốt Và Được Tin Dùng

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua