Tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt nhất

Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên chú ý đến việc chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt. Biết cách điều chỉnh, loại bỏ những thói quen không có lợi, duy trì trạng thái tinh thần tích cực, cân bằng là cách tốt nhất giúp bệnh lý sớm thuyên giảm.

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp quan trọng như thế nào?

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khi khớp bị tổn thương, cứng khớp khó cử động. Tuy nhiên ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân vẫn có khả năng kiểm soát bệnh tốt, giảm thiểu những rủi ro gây hại đời sống và sức khỏe.

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp quan trọng như thế nào?
Điều trị viêm khớp dạng thấp kết hợp chăm sóc đúng cách

Mặc dù vậy, đa số bệnh nhân Tuấn tôi thăm khám đều đã phát triển viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng nề. Bởi, ở giai đoạn đầu hầu như nhiều người vẫn bị nhầm lẫn, chủ quan không can thiệp chữa trị sớm.

Khi đó, không chỉ triệu chứng xuất hiện tại khớp, nhiều trường hợp viêm khớp dạng thấp biến chứng, lan rộng làm ảnh hưởng đến cơ thể, viêm các khớp khác gây đau đớn khó chịu, teo cơ và nhiều vấn đề nguy hại khác.

Do đó, bà con nên nghe Tuấn tôi khuyên, nếu gặp phải những dấu hiệu sưng cứng khớp, đau nhức khó chịu kéo dài hãy đến gặp bác sĩ ngay. Khám và điều trị sớm giúp bà còn tránh được những biến chứng không mong muốn.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bà con nên lưu ý đến vấn đề chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cần được theo dõi tiến độ phục hồi, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp hơn.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp ở mỗi trường hợp sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Đối với tình trạng nhẹ việc chăm sóc thường không gặp nhiều khó khăn. Và ngược lại, sẽ khó khăn cho người chăm sóc khi bệnh nhân bị teo cơ, khó đi lại hoặc gặp những biến chứng toàn thân nặng nề khác.

Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt nhất

Bác sĩ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe để có phác đồ điều trị cũng như kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng viêm, đau nhức, các triệu chứng liên quan, tiền sử bệnh lý hoặc thuốc đang dùng,…

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Thăm khám và xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được kiểm tra mức độ biến chứng có thể xảy ra để có hướng chăm sóc đúng cách, an toàn nhất. Những yếu tố được theo dõi, kiểm tra chẳng hạn như tình hình tổn thương khớp, biến chứng tại các cơ quan khác như tim, phổi, mắt, kiểm tra bệnh lý đi kèm, vân vân.

Khi đã đưa ra kết quả chẩn đoán và những đánh giá liên quan, bác sĩ tiến hành chỉ dẫn bà con cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất. Dưới đây là những vấn đề bà con nên lưu ý:

Theo dõi dùng thuốc và phản ứng cơ thể

Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về vấn đề mà họ đang gặp phải. Việc này khá quan trọng giúp bệnh nhân nhận định được tình hình sức khỏe, từ đó có cách điều chỉnh, chăm sóc sao cho phù hợp nhất.

Những trao đổi về tình hình sức khỏe, hướng dẫn dùng thuốc sẽ giúp người chăm sóc, cũng như người bệnh biết được mức độ nghiêm trọng của viêm khớp và có cách kiểm soát đúng đắn. Theo đó, trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có mục theo dõi dùng thuốc và phản ứng sau khi dùng.

Người mắc bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc chống viêm khớp, kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, thành phần dược tính thuốc tân dược thường khá mạnh, cho hiệu quả nhanh nên cũng khó tránh khỏi tác dụng phụ.

Do đó, trong quá trình điều trị, người chăm sóc nên giúp bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, dùng đúng liều theo phác đồ đã được bác sĩ chỉ định. Trường hợp phát hiện bệnh nhân có những biểu hiện bất thường, người chăm sóc cần thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Kết hợp các bài tập trị liệu, phục hồi chức năng

Bệnh nhân mắc chứng viêm khớp dạng thấp cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến tổn thương đang hiện hữu. Tuy nhiên, người chăm sóc cũng nên hỗ trợ người bệnh vận động. Đây là một trong những lưu ý trong kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp.

kế hoạch chăm sóc
Phục hồi chức năng thông qua một số bài tập vật lý trị liệu có hướng dẫn

Bởi, tình trạng cứng khớp thường xảy ra, đặc biệt là vào sáng sớm hay khi bệnh nhân ngồi yên một chỗ quá lâu. Nếu không vận động, máu huyết lưu thông kém có thể làm tốc độ teo cơ, cứng khớp diễn ra nhanh chóng và thường xuyên hơn.

Do đó, trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần kết hợp vận động trị liệu để tăng cường hiệu quả kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu khác để giảm biến chứng teo tóp cơ bắp, cứng khớp ảnh hưởng đến đời sống.

Vận động phù hợp giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai, tránh tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tập luyện theo hướng dẫn từ người có chuyên môn, sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý.

Ngoài tập các bài tập tại nhà, bệnh nhân có thể đi dạo, đạp xe, tham gia những hoạt động với người thân để gân cốt được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ biến chứng viêm khớp dạng thấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày.

Áp dụng giải pháp giảm đau tại nhà

Cơn đau viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân khó chịu, vận động kém, mệt mỏi cơ thể,… Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có mục giảm đau, thư giãn cho người bệnh bằng các biện pháp tại nhà. Một vài gợi ý như:

  • Xoa bóp: Tác động lực nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Đây là cách giảm đau tại nhà cho bệnh nhân. Việc xoa bóp đúng cách còn giúp người bệnh giảm nguy cơ bị teo cứng khớp do không vận động thời gian dài.
  • Chườm đá, chườm nóng: Khi bị đau nhức khớp, bà con có thể thực hiện chườm lạnh, chườm nóng tùy tình trạng để giảm cảm giác khó chịu. Cách này khá phổ biến, được nhiều người thực hiện.
  • Dùng nước ấm để tắm: Tắm nước ấm giúp cơ thể được thư giãn, đồng thời kích thích tăng cường lưu thông máu. Từ đó, cơn đau nhức cũng được thuyên giảm, bà con thấy thoải mái hơn.
  • Dùng thảo dược: Một số cây thuốc nam có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp nhẹ, ngăn chặn biến chứng. Bà con có thể tham khảo sử dụng những loại như lá lốt, dây đau xương, gừng,… nấu nước uống hoặc đắp lên vùng bị đau mỏi.

Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, bà con nên lưu ý đến cân nặng. Việc kiểm soát cân nặng cũng khá cần thiết để ngăn những biến chứng viêm khớp dạng thấp không xảy ra nhanh chóng ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế, kế hoạch chăm sóc thường được bác sĩ ghi chú người bệnh nên duy trì số cân hợp lý sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Chăm sóc các vấn đề sinh hoạt khác

Đối với trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt do cứng khớp, đau nhức cần sự trợ giúp của người chăm sóc. Giúp người bệnh giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh những vùng tay bệnh nhân không với tới, làm sạch da những vị trí dễ lở loét, viêm nhiễm,…

Kế hoạch chăm sóc
Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp trong những sinh hoạt thường ngày

Ngoài ra, bà con nên lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:

  • Thường xuyên giặt chăn màn, mền gối cho người bệnh để tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya. Đảm bảo cơ thể khỏe mạnh khi ngủ đủ mỗi ngày 7 – 8 tiếng.
  • Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no và cũng không nên bỏ bữa, nhịn đói.
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tránh khói thuốc lá, không sử dụng bia rượu hoặc các đồ uống chứa cồn khác.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm thiểu áp lực làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không thể bỏ qua mục dinh dưỡng cho người bệnh. Theo đó, bà con nên điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, lựa chọn thực phẩm phù hợp và hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Theo đó, những thực phẩm nên bổ sung trong quá trình chữa bệnh kể đến như đồ ăn chứa nhiều vitamin có lợi, giàu canxi, chất xơ, chứa chất kháng viêm, giảm đau, omega 3,… Chẳng hạn trái cây, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, gừng, tỏi, cá béo,…

Đồng thời, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm sau đây để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh: Đồ ăn nhiều gia vị, quá ngọt, nhiều muối mặn, thức ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Loại bỏ những thực phẩm không lành mạnh đối với sức khỏe xương khớp giúp bà con ngăn chặn rủi ro biến chứng. Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, điều trị đúng cách giúp bà con sớm chữa khỏi bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất

Ngoài những vấn đề đã được Tuấn tôi đề cập bên trên, khi điều trị viêm khớp dạng thấp, bà con nên chú ý đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Theo đó, bà con nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ, điều chỉnh sớm.

Kế hoạch chăm sóc
Trò chuyện, tâm sự, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Duy trì trạng thái tinh thần lạc quan, tích cực mang lại nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe. Do đó, bà con nên hạn chế stress, áp lực căng thẳng quá mức. Khi gặp phải những biểu hiện bất thường hoặc cảm thấy cơ thể khó chịu, bà còn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi với người có kinh nghiệm để được hỗ trợ.

Những yếu tố trên đây nằm trong các danh mục được ghi chú giúp chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tốt hơn. Bà con theo dõi và thực hiện, có thể tham khảo bác sĩ điều trị khi thăm khám trực tiếp. Ngoài ra, bà con cũng có thể liện hệ với Tuấn tôi để được giải đáp trực tuyến, hỗ trợ nhiệt tình cho bà con.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bài bản, đúng cách mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ phục hồi cho người bệnh sau một thời gian điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự đánh giá mức độ cải thiện của cơ thể qua những chi tiết như:

  • Theo dõi sự thuyên giảm triệu chứng sưng viêm và đau nhức, kiểm tra độ linh hoạt của khớp, khả năng vận động của cơ thể.
  • Đánh giá triệu chứng có hoặc không có sự tiến triển nặng hơn. Viêm nhiễm có lan rộng đến những khớp khác hay không.
  • Kiểm tra hiệu quả thuốc điều trị, các phản ứng sau khi dùng thuốc có đảm bảo an toàn hay không.
  • Điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu xảy ra những vấn đề trong quá trình điều trị để tránh gặp phải các rủi ro khác.

Hy vọng những thông tin trong bài viết của Tuấn tôi đã giúp bà con biết cách chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, cũng như chính bản thân nếu mắc phải bệnh lý này. Điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh thực hiện những việc làm không phù hợp gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp

Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp giúp phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp giúp phục hồi chức năng

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bộ Y Tế (Mới Nhất)

Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bộ Y Tế (Mới Nhất)

viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Trị Cho Bé

Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Trị Cho Bé

Các bài thuốc

Chia sẻ 7 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Chia sẻ 7 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua