Viêm Họng Hạt Có Lây Không? Cần Làm Gì Để Phòng Tránh

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Từ trước tới nay, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ người bệnh, ví dụ như: Viêm họng hạt có lây không? Đây là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người, nhất là đối với những gia đình đông người, thường xuyên ăn uống và tiếp xúc với nhau. Thực tế, theo kinh nghiệm và chuyên môn của tôi thì bệnh lý này ngày càng phổ biến và dễ mắc phải, nhưng có lây hay không thì tôi sẽ giải thích kĩ càng ngay trong bài viết dưới đây. Bà con cứ đọc kĩ thì sẽ hết băn khoăn. 

Viêm họng hạt có lây không?

Theo những tài liệu y khoa tôi có đọc, Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính. Khi bị tái phát nhiều lần sẽ khiến các tế bào lympho (một tế bào trong cơ thể có vai trò bảo vệ) hoạt động quá nhiều. Lâu dần, chúng bị sưng phồng tạo thành các hạt trắng với kích thước khác nhau. Những hạt này có thể chỉ bé như đầu đinh, có thể to bằng hạt ngô hay hạt đỗ, và thậm chí nối thành mảng với nhau.

Khi mắc viêm họng hạt, cơ thể bà con trở nên mệt mỏi, đau rát cổ họng, ngứa hay vướng víu khó chịu. Khi đó ngay cả khi nuốt nước bọt hay uống nước cũng khó khăn, đồng thời có triệu chứng ho khan, ho có đờm hay sốt.

Hiện nay, ở nước ta số người mắc viêm họng hạt ngày càng tăng. Đặc biệt là khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa. Bệnh ban đầu gây cảm giác khó chịu và bất tiện cho sinh hoạt ăn uống, thậm chí là hô hấp của bà con. Nếu để lâu ngày, bệnh này sẽ có diễn biến xấu, biến chuyển sang các bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm khớp, viêm ngoài màng tim,… Và nguy hiểm nhất là nó có thể biến chứng sang ung thư vòm họng. Bởi vậy, mối lo lắng của nhiều bà con là, liệu rằng viêm họng hạt có lây không, và lây qua đường nào?

Viêm họng hạt lây từ người này sang người khác bằng nhiều cách khác nhau
Viêm họng hạt lây từ người này sang người khác bằng nhiều cách khác nhau

Câu trả lời cho viêm họng hạt có lây không là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt vốn là bởi các virus, vi khuẩn. Chính vì thế, chúng hoàn toàn có thể phát triển và lây lan từ cơ thể người này qua người khỏe mạnh khác theo nhiều cách khác nhau.

Viêm họng hạt lây qua đường nào?

Như vậy, câu trả lời của tôi gửi đến bà con là viêm họng hạt hoàn toàn có thể lây nhiễm. Vậy chúng lây qua con đường nào? Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, bằng kinh nghiệm của mình, tôi lý giải rõ, bệnh lây qua nhiều con đường, nhưng chủ yếu lây qua đường hô hấp. Các virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan qua 2 con đường chính:

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh

Con đường lây qua tiếp xúc trực tiếp là khi người bị viêm họng hạt ho hay hắt hơi mà không có che chắn ở miệng sẽ phát tán vi khuẩn ra bên ngoài. Sau đó, người lành tiếp xúc trực tiếp với nước bọt có chứa các tác nhân này sẽ dẫn đến khả năng mắc bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị bệnh cũng có thể bị lây viêm họng hạt
Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị bệnh cũng có thể bị lây viêm họng hạt

Ngoài ra, ngay cả khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao vì lúc đó bà con phải tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy bắn ra từ miệng người bệnh khi nói chuyện. Với những người có sức đề kháng yếu khi tiếp xúc với môi trường này, các virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập và thích nghi nhanh với cơ thể. Sau đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh.

Không chỉ có vậy, bà con tiếp xúc trực tiếp với các dịch mũi và đờm trong cổ họng của người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm viêm họng hạt.

Viêm họng hạt có lây không? – Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi có thể khẳng định với bà con rằng ngoài việc lây nhiễm qua con đường tiếp xúc trực tiếp, các virus, vi khuẩn gây viêm họng hạt còn tồn tại trong các đồ dùng trong gia đình hay những vật dụng cá nhân của người bệnh như:

  • Sử dụng chung bát, đũa, cốc, chén, thìa,…
  • Dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt,…
  • Tiếp xúc, sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân khác như: Phấn, son môi, quần áo, khẩu trang,…

Mặc dù việc tiếp xúc gián tiếp này có nguy cơ mắc bệnh không cao bằng tiếp xúc trực tiếp, nhưng bà con cũng cần lưu ý và thận trọng để tránh mắc phải bệnh này.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người xung quanh, đặc biệt là người thân, những người bị viêm họng hạt nên thực hiện đúng và đủ các biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, bà con nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để dứt điểm bệnh viêm họng hạt.

Trên thực tế, viêm họng hạt là một bệnh lý nguy hiểm vì có nguy cơ biến chứng tương đối cao. Và sự phát triển của các hạt là dấu hiệu cảnh báo các tế bào miễn dịch không đủ sức để chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Viêm họng hạt có khả năng lây lan một cách nhanh chóng tới các bộ phận lân cận như tai, mũi, amidan,… Từ đó, rất dễ bị thêm các bệnh khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,… Bởi vậy, bà con cần điều trị dứt điểm viêm họng hạt càng sớm càng tốt, đồng thời cần có những phương pháp dự phòng, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm viêm họng hạt?

Viêm họng hạt không chỉ là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng hàng của bà con, mà còn rất dễ lây lan. Bởi vậy, để hạn chế tối đa sự lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho chính mình, bà con cần lắng nghe tôi, rồi từ đó thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng tránh sau:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Điều này giúp cho miệng và khoang họng được sát khuẩn. Đồng thời ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây hại.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và say khi tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh viêm họng hạt như quần áo, khẩu trang, khăn mặt, bát đũa, son môi,… Điều này sẽ giúp bà con tránh khỏi tình trạng lây nhiễm mầm bệnh viêm họng hạt một cách gián tiếp.
  • Cần giữ ấm cơ thể khi mùa đông lạnh hay khi thời tiết thay đổi thất thường.

Khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với chỗ đông người cần bịt khẩu trang cẩn thận.

Cần tự phòng tránh viêm họng hạt bằng cách bịt khẩu trang khi ra ngoài
Cần tự phòng tránh viêm họng hạt bằng cách bịt khẩu trang khi ra ngoài
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội,… để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bà con nên cân bằng những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây, đặc biệt là vitamin B, C để cải thiện hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại.
  • Hạn chế những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là họng như rượu, bia, thuốc lá, đồ chua, cay nóng, lạnh,…
  • Uống nước đầy đủ, đảm bảo 2 lít nước mỗi ngày, và không uống nước lạnh.
  • Luôn giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, nhiệt độ ổn định và luôn thoáng mát.
  • Khi thấy có những biểu hiện của bệnh, cần có những phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Hoặc đi thăm khám và chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là kết luận của tôi cho câu hỏi viêm họng hạt có lây không. Câu trả lời là bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, xong cũng có những biện pháp phòng tránh. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bà con trong hiện tại và tương lai trong việc chữa và phòng ngừa viêm họng hạt.

Nếu bà con có những thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại tin nhắn cho tôi qua blog này, hoặc liên hệ theo số điện thoại 0984 650 816 hay Facebook Đỗ Minh Tuấn. Bên cạnh đó, cũng có thể đến địa chỉ số 37A ngõ 97 Văn Cao Ba Đình, Hà Nội để thăm khám trực tiếp. Tôi sẽ giải đáp cụ thể chi tiết mọi thắc mắc về tình trạng viêm họng hạt. Cuối cùng, tôi thương chúc bà con có thật nhiều sức khỏe!

Câu hỏi liên quan

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi là câu hỏi tôi nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Sở dĩ mọi người quan...
“Tại sao viêm họng lại sốt” là câu hỏi của rất nhiều bà con, bởi một trong những biểu hiện phổ biến dễ gặp của bệnh viêm họng chính là sốt. Bệnh cũng có nhiều...
Nuốt nước bọt đau họng có phải bị Covid không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, bạn cần chủ...
Triệu chứng nuốt nước bọt đau họng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng thông thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì vậy...
Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch khá yếu với cơ thể nhạy cảm, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những việc sử dụng kháng sinh đối với mẹ...

Đánh giá bài viết

Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì nhanh khỏi? - Amoxicillin

Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì? TOP 12 Thuốc Phổ Biến Hiện Nay

Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì? TOP 12 Thuốc Phổ Biến Hiện Nay

Ngậm quế mỗi ngày cũng sẽ giúp hiện tượng đau họng thuyên giảm

Đau Họng Ngậm Gì Để Nhanh Cải Thiện Các Triệu Chứng Nhanh Nhất?

Đau Họng Ngậm Gì Để Nhanh Cải Thiện Các Triệu Chứng Nhanh Nhất?

Uống nước đá không đảm bảo an toàn vệ sinh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Tại Sao Viêm Họng Không Được Uống Nước Đá? Làm Gì Để Nhanh Khỏi

Tại Sao Viêm Họng Không Được Uống Nước Đá? Làm Gì Để Nhanh Khỏi

Ai Nên Dùng Bổ Phế Của Thương Hiệu Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao

Ai Nên Dùng Bổ Phế Của Thương Hiệu Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua