Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?
Đau nhói trên đỉnh đầu là một hiện tượng phổ biến mà chắc chắn ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm các bệnh viêm đường hô hấp, thiếu máu não, thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi,… Vậy đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây hãy cùng Dominhtuan.com tìm hiểu chi tiết hơn về những vấn đề này.
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?
Đau trên đỉnh đầu là tình trạng người bệnh đột nhiên cảm thấy đau nhói ở trên đỉnh đầu, cơn đau xuất hiện đột ngột trong một vài phút hoặc kéo dài âm ỉ. Đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Đau trên đỉnh đầu có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể kể đến như:
Bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một bệnh lý thần kinh có dấu hiệu đặc trưng là đau ở một bên đầu, đau đỉnh đầu hoặc đau ở sau gáy. Mức độ đau có thể diễn ra từ trung bình đến nghiêm trọng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Cơn đau nửa đầu thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày. Nếu nó diễn biến ở thể mãn tính sẽ đi kèm với những dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng.
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì – Bệnh viêm xoang
Những người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau ở đỉnh đầu. Tình trạng này xuất hiện do xoang mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy khiến người bệnh khó thở hoặc không thể thở bằng mũi. Ngoài cơn đau nhức ở đỉnh đầu, người bệnh còn kèm theo các hiện tượng khác như đau quanh mắt, đau ở trán, đau nhức ở hàm răng trên,… Có 2 phương pháp điều trị bệnh viêm xoang hiện nay đó là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Khi bệnh được điều trị hiệu quả thì tình trạng đau đầu của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm thường xảy ra hàng ngày, hàng tuần. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng đỉnh đầu và xung quanh hốc mắt. Người bệnh sẽ thường cảm thấy đau đầu vào buổi tối, cơn đau kéo dài trong vòng một vài giờ với mức độ dữ dội. Bệnh đau đầu từng cụm có thể đi kèm với triệu chứng khác như sưng đỏ mắt, sụp mí mắt, chảy nước mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Đau dây thần kinh chẩm
Tình trạng đau trên đỉnh đầu rất có thể là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh chẩm. Vấn đề này có liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh từ cột sống đến đỉnh đầu. Nguyên nhân là do người bệnh bị căng cơ ở cổ, viêm xương khớp, chấu thương phía sau đầu hoặc xuất hiện khối u ở vùng gáy.
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì – Do thiếu máu lên não
Những người bị thiếu máu lên não thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… Cơn đau thường không dữ dội mà diễn ra một cách âm ỉ, nặng nề. Nếu để bệnh kéo dài mà không có phương án điều trị hợp lý sẽ gây ra tình trạng mất thăng thằng, dễ bị ngất xỉu rất nguy hiểm.
Đau đầu vận mạch Migraine
Những người bị mắc chứng đau đầu vận mạch thường xảy ra tình trạng đau đầu từng cơn theo nhịp của mạch máu. Cơn đau chuyển biến từ nhẹ đến nặng, từ âm ỉ thoáng qua đến đau đầu dữ đội trong vòng 2-3 ngày. Đây chính là hệ quả của sự co thắt các mạch máu tại vùng đầu và vùng sọ não. Phụ nữ ở độ tuổi từ 30-45 là nhóm đối tượng dễ gặp phải căn bệnh này nhất. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như buồn nôn, lạnh tay chân, tim đập nhanh, đau ở thái dương, mất ngủ,…
Hội chứng bị co mạch máu não có hồi phục
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đau trên đỉnh đầu là bệnh gì thì có thể đây là dấu hiệu của hội chứng co mạch máu não. Những người mắc phải hội chứng này thường có các biểu hiện lâm sàng như đau đầu dữ đội và đau đột ngột. Nếu bệnh không được điều trị từ sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị phù não, co giật, đột quỵ hoặc dẫn tới tử vong.
Bị đau trên đỉnh đầu do tăng huyết áp
Những trường hợp tăng huyết áp đột ngột từ 180/120mmHg trở lên có thể gây ra tình trạng đau nhức ở đỉnh đầu và một số biểu hiện đi kèm khác như: Chảy máu cam, khó thở, mắt nhìn mờ, tức ngực.
Ngoài ra tình trạng đau trên đỉnh đầu còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
Đau trên đỉnh đầu do có kích thích lạnh
Kích thích lạnh gây đau đầu được gọi là hiện tượng đông cứng não. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ lạnh hoặc ăn các đồ ăn quá lạnh như kem, nước đá,… khiến cho dây thần kinh tam khoa bị kích thích, dẫn đến hiện tượng đau nhói ở đỉnh đầu. Tuy nhiên cơn đau chỉ diễn ra trong vòng vài giây rồi qua đi nên bạn không cần quá lo lắng.
Do ngủ muộn và ngủ không đủ giấc
Nhiều người hiện nay có thói quen thức khuya ngủ muộn để làm việc, chơi game hoặc xem phim. Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau ở đỉnh đầu. Chất lượng giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi một khi giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ gây rối loạn quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh orexin. Điều này sẽ tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn, bởi tình trạng đau đầu khiến giấc ngủ bị gián đoạn và khi giấc ngủ kém chất lượng sẽ gây ra hiện tượng đau đầu dai dẳng.
Căng thẳng stress gây đau đầu
Những người thường xuyên bị căng thẳng stress sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, đau thái dương và đau vùng cổ gáy. Những cơn đau thường diễn ra trong một vài ngày hoặc thậm chí kéo dài đến 1 tuần. Tuy nhiên khi người bệnh được nghỉ ngơi thì tình trạng này sẽ dần thuyên giảm.
Đau nhói trên đỉnh đầu do lạm dụng thuốc
Việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc chứng đau nhức ở trên đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu dai dẳng.
Do tập thể dục cường độ cao
Một số người khi tập luyện thể dục ở cường độ cao sẽ gặp phải tình trạng đau đầu. Cơn đau này xảy ra do huyết áp tăng nhanh đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Để cải thiện tình trạng này bạn nên vận động kỹ trước khi tập, đồng thời uống nhiều nước trong và sau khi tập.
Đau trên đỉnh đầu có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, không phải lúc nào tình trạng đau đỉnh đầu cũng đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau đầu dai dẳng kèm theo những dấu hiệu như: Cứng cổ, sốt, co giật, nhầm lẫn, mất ý thức, đau đầu dữ dội, đau nhức ở tai hoặc mắt, cảm thấy trong đầu như có tiếng gõ,… thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm.
Nếu không được xử lý kịp thời, cơn đau sẽ chuyển biến nặng và tiềm ẩn những biến chứng như: Tăng huyết áp, thiếu máu lên não, chảy máu não, đột quỵ,… Vì vậy người bệnh không nên xem nhẹ tình trạng đau trên đỉnh đầu. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đau đỉnh đầu hoặc nếu có các triệu chứng sau đây kèm theo thì hãy nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Đau đầu không rõ nguyên nhân: Nếu người bệnh xuất hiện cơn đau đầu đột ngột mà không biết nguyên nhân do đâu thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Thay đổi trong mức độ đau: Nếu đau đỉnh đầu trở nên nặng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và bạn nên đi gặp bác sĩ.
- Xuất hiện các triệu chứng kèm theo: Nếu đau đầu đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, mất tập trung, thay đổi thị lực,… thì người bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe.
- Xuất hiện của triệu chứng mới: Người bệnh gặp phải các triệu chứng mới mà chưa từng xuất hiện trước đây cũng nên chủ động đi khám bác sĩ từ sớm.
- Mất cảm giác hoặc khó di chuyển: Nếu người bệnh đột nhiên bị mất cảm giác, yếu đuối, khó di chuyển, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và bạn cần phải đi khám ngay lập tức.
- Tiền sử bệnh lý: Nếu bạn có tiền sử các về bệnh về tim mạch, tiểu đường hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào khác, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của bệnh.
Cách điều trị đau trên đỉnh đầu hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu đau trên đỉnh đầu là bệnh gì, người bệnh cần nắm rõ các phương pháp điều trị như sau:
Điều trị đau trên đỉnh đầu bằng thuốc
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc trị đau đầu như sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn, bao gồm thuốc acetaminophen.
- Thuốc chống viêm không steroid, bao gồm thuốc ibuprofen.
- Thuốc giãn cơ, bao gồm tizanidine.
- Nhóm thuốc triptans, bao gồm almotriptan.
- Thuốc chống trầm cảm, bao gồm loại thuốc amitriptyline.
- Thuốc chẹn kênh canxi, bao gồm benzothiazepine.
- Thuốc hạ huyết áp.
Mặc dù các loại thuốc này mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chúng cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, suy gan thận, táo bón, tiêu chảy, loãng máu, dị ứng,… Vì vậy trong quá trình sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý mua thuốc về dùng sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Điều trị thần kinh cột sống
Cơn đau nhói trên đỉnh đầu có thể bắt nguồn từ việc ngồi sai tư thế khiến vị trí của đốt sống cổ bị ảnh hưởng. Trong đó hai đốt sống cổ trên cùng, xương đáy sọ và xương chẩm đều có mối liên quan tới những cơn đau đầu. Việc điều chỉnh sẽ giúp cột sống được thẳng, vùng cổ – xương đầu – dây thần kinh – cơ trở về đúng vị trí. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau nhức đầu hiệu quả.
Điều trị đau trên đỉnh đầu tại nhà
Một số phương pháp điều trị tại nhà không dùng thuốc có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng đau nhức đỉnh đầu:
- Chườm lạnh: Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bị đau ở mức độ nhẹ. Bạn hãy cho một vài viên đá vào khăn vải sạch. Sau đó chườm trên trán trong một vài phút để co mạch máu, giảm áp lực và cải thiện cơn đau ở đỉnh đầu.
- Xông lá: Tinh dầu trong các loại lá có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, xoa dịu thần kinh, giảm đau đầu hiệu quả. Bạn có thể xông hơi bằng các loại lá như lá bưởi, lá sả, lá chanh, lá tía tô, lá hương nhu,… đều có tác dụng rất tích cực.
- Ngâm chân trong nước nóng: Để làm giảm cơn đau nhức đầu do căng thẳng, thiếu ngủ, thời tiết,… người bệnh cần ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 10-15 phút. Nước nóng giúp tăng cường lưu thông máu xuống chân và điều chỉnh lại huyết áp về mức bình thường.
- Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp chữa bệnh này giúp giải tỏa căng thẳng, làm giảm cảm giác khó chịu, đau nhức đầu. Người bệnh dùng ngón tay trỏ day ở thái dương theo vòng cung; bấm huyệt ở hai bên thái dương rồi di chuyển lên vùng trán và chân mày.
Phòng ngừa tình trạng đau đầu
Để phòng tránh tình trạng đau nhói trên đỉnh đầu, người bệnh cần chú ý thực hiện nghiêm chỉnh các vấn đề dưới đây:
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Người bệnh cần đi ngủ sớm trước 23 giờ, trong đó thời gian ngủ lý tưởng là từ 21-22 giờ. Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng đau nhức trên đỉnh đầu.
- Hạn chế căng thẳng stress: Hãy dành nhiều thời gian để giải tỏa tâm trạng nếu bạn đang rơi vào khủng hoảng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Một số phương pháp giải trí hữu hiệu như xem phim, hát karaoke, nghe nhạc, trồng cây, nấu ăn, gặp gỡ bạn bè,…
- Không uống rượu bia chất kích thích: Rượu bia và chất kích thích sẽ khiến tình trạng đau đầu của bạn nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh cần hạn chế hoặc ngưng sử dụng hoàn toàn nhóm đồ uống này.
- Tập luyện thể dục: Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường máu lưu thông đến não. Từ đó giúp bạn ngủ ngon, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu.
- Bổ sung nước: Nên uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và nước trái cây. Bạn hãy bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để thanh lọc cơ thể. Đặc biệt khi thời tiết oi nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể dễ bị mất nước và cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, đau đầu.
- Dùng thuốc theo chỉ định: Không nên tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về dùng bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Việc dùng thuốc cần áp dụng đúng bệnh, đúng thời gian và liều lượng. Vì vậy người bệnh nên uống thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ bạn không nên dùng tivi, máy tính hay điện thoại. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể khiến bạn thấy đau đầu, đau thái dương, mỏi mắt và chóng mặt.
- Thăm khám y tế: Nếu bạn đột nhiên gặp phải tình trạng đau trên đỉnh đầu dữ dội hoặc kéo dài, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra cụ thể.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mong rằng những chia sẻ này của Dominhtuan.com sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích. Từ đó giúp người bệnh có thể phòng ngừa và đối phó được với những cơn đau đầu này.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!