Tìm Hiểu Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là phương pháp tân tiến và đang được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội nên được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, dùng laser điều trị bệnh cũng sẽ tồn tại những hạn chế nhất định.

điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser có những ưu điểm và hạn chế riêng

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị phình lồi và đến thời điểm bao xơ bị rách chúng sẽ thoát ra ngoài. Lúc này tủy sống và các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức, lượng máu tuần hoàn đến các chi bị hạn chế gây tê bì tay chân, yếu chi, giảm khả năng vận động,…

Đây là căn bệnh có tính chất mãn tính, tiến triển qua nhiều giai đoạn và nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị đúng cách sẽ có tỉ lệ phục hồi cao và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt.

Đối với thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, các phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc, vật lý trị liệu và một số liệu pháp thay thế. Trong đó, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser đang được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, cụ thể là đĩa đệm phồng lồi và chưa thoát ra ngoài.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là gì?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser hay giải áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1986. Sau nhiều năm hoàn thiện thông qua các thực nghiệm lâm sàng. Đến nay phương pháp đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp này được nghiên cứu và phát triển dựa trên khái niệm hệ thủy lực của đĩa đệm. Nhân nhầy trong đĩa đệm có chứa nhiều nước và được bảo vệ bởi bao xơ. Khi bệnh lý khởi phát, nhân nhầy trong bao xơ sẽ phình lên và tăng áp suất nội đĩa, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, tê bì chân tay.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser có bước sóng phù hợp chiếu lên da và tác động sâu đến đĩa đệm làm bốc hơi một lượng nhân nhầy. Khi đó, áp suất nội đĩa sẽ giảm đi đáng kể, các biểu hiện lâm sàng cũng theo đó mà cải thiện.

Phương pháp này được giới chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn, mức độ xâm lấn thấp và phục hồi tốt. Theo đó, nếu được can thiệp ở giai đoạn đầu, khi bao xơ chưa bị tổn thương nặng và rách thì có thể cải thiện đến 80% bệnh. Bên cạnh đó, dùng tia laser chữa bệnh cũng hạn chế phát sinh các biến chứng nặng nề.

Chỉ định – Chống chỉ định

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là phương pháp hiện đại, hạn chế xâm lấn và có độ an toàn cao. Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phương pháp không phù hợp với tất cả trường hợp bị thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc mức độ bệnh, nguyên nhân, đối tượng, khả năng vận động,… mà có thể chỉ định hoặc chống chỉ định.

chữa thoát vị đĩa đệm
Tùy vào tình trạng bệnh sẽ dùng tia laser có bước sóng phù hợp

Chỉ định:

  • Thoát vị đĩa đệm ở mức độ vừa, phồng lồi đĩa đệm nhưng nhân nhầy chưa thoát ra ngoài và chèn ép nhiều
  • Việc sử dụng thuốc điều trị, tập luyện và thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh nhưng không mang lại hiệu quả
  • Bệnh nhân cao tuổi, sức khỏe kém
  • Bệnh lý gây ra cơn đau nhức, sưng nóng, tê bì, râm ran các chi, giảm cường độ vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Chống chỉ định:

  • Không điều trị laser trong trường hợp bị rách bao xơ đĩa đệm và nhân nhầy thoát ra ngoài
  • Phụ nữ mang thai
  • Trường hợp đã từng mổ thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nên như cường giáp, suy hô hấp, suy tim, lao cột sống, ung thư di căn, bệnh tâm thần
  • Xuất hiện các biến chứng như hội chứng đuôi ngựa, xẹp/ gãy đĩa đệm, gai xương, trượt thân cột sống

Các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser được thực hiện theo các bước đảm bảo an toàn và đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Thông thường, mỗi cuộc điều trị sẽ diễn ra trong 30 phút. Sau đó, bệnh nhân sẽ được ở lại phòng hồi sức theo dõi trong vòng 1 – 2 giờ. Nếu không có biểu hiện bất thường sẽ được xuất viện về nhà.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân và khả năng đáp ứng và liệu trình điều trị bệnh bằng laser có thể tiến hành nhiều lần. Với những trường hợp bệnh nhẹ, đáp ứng tốt sẽ thuyên giảm đáng kể ngay lần đầu chiếu tia laser.

Dưới đây là quy trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng laser:

Thăm khám sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh

Để xác định bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể, khai thác tiền sử bệnh lý, lịch sử dùng thuốc và các biểu hiện đi kèm. Kế đến sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng.

chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Trước khi can thiệp điều trị, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng bao gồm: Chụp X-quang, đo điện cơ, MRI, CT,… để xác định chính xác mức độ bệnh lý, tiên lượng phương pháp điều trị này. Trường hợp bệnh tiến triển đến mức độ nặng, nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp điều trị ngoại khoa để kiểm soát.

Trường hợp đủ điều trị để thực hiện phương pháp chữa bệnh bằng tia laser, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết. Trong đó, bệnh nhân sẽ được cung cấp các thông tin như số lần điều trị, chi phí thực hiện, tỷ lệ thành công và những lưu ý chăm sóc quá trình điều trị.

Tiến hành điều trị

Sau khi hoàn thành các thủ tục thăm khám, tư vấn, bệnh nhân sẽ tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser. Các bước dùng tia laser để làm bốc hơi lượng nhân nhầy trong đĩa đệm phình lồi diễn ra như sau:

  • Dùng thuốc gây tê tại chỗ để làm giảm thiểu cảm giác khó chịu trong quá trình điều trị. Vì không xâm lấn sâu nên không cần thiết phải gây mê toàn thân.
  • Kế đến, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser có mức sống và cường độ phù hợp để tác động đến phần đĩa đệm bị phình lồi và cải thiện tình trạng chèn ép lên ống sống và dây thần kinh.
  • Tiến hành chiếu tia laser lên da tương ứng với đĩa đệm bị tổn thương. Bước sóng này sẽ đi sâu đến đĩa đệm phình lồi và đốt cháy một lượng nhân nhầy nhất định để bảo vệ bao xơ tránh tổn thương và bị rách.
  • Quy trình thực hiện được hỗ trợ bởi máy X-quang giúp điều chỉnh bước sóng phù hợp và tác động đúng vị trí.

Tái khám theo lịch hẹn

Trong thời gian ở lại bệnh viện theo dõi, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám để đánh giá hiệu quả. Từ đó sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, sau 1 – 2 tháng điều trị đĩa đệm mới phục hồi hoàn toàn. Những điều này còn phục thuộc vào chế độ chăm sóc của bệnh nhân.

Vì không xâm lấn nên hầu hết các trường hợp điều trị bệnh bằng tia laser không có cảm giác đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không phải kiêng cử nhiều nhưng cần dành thời gian nghỉ ngơi để tránh kích hoạt cơn đau bùng phát.

Ưu điểm – Hạn chế của phương pháp Laser chữa bệnh

Tương tự như các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác, phương pháp laser chữa bệnh cũng sẽ có những ưu điểm vượt trội nhưng song song là những hạn chế nhất định. Việc nắm rõ những ưu – nhược điểm của phương pháp giúp bệnh nhân cân nhắc trước khi lựa chọn cách chữa này.

điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
Phương pháp laser điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn và có độ an toàn cao

Ưu điểm:

  • Hạn chế tối đa mức độ xâm lấn, không gây tổn thương các mô
  • Không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
  • Mang lại hiệu quả cao nếu theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
  • Với phương pháp điều trị này giúp bảo tồn được đĩa đệm, cải thiện chức năng vận động của cột sống
  • Vì không gây mê toàn thân nên hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser gần như không gây ra biến chứng gây ảnh hưởng đến chức năng cột sống và sức khỏe xương khớp nói chung.

Hạn chế:

  • Chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống, rễ thần kinh
  • Thoát vị đĩa đệm vẫn có thể tái phát sau khi áp dụng laser điều trị
  • Mặc dù có tỉ lệ thấp nhưng một số trường hợp bị áp xe cạnh màng cứng sau khi áp dụng phương pháp điều trị này
  • Chi phí điều trị khá cao nên không phải phù hợp với nhiều trường hợp. Thông thường, mỗi lần điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng. Nếu đi kèm các tình trạng như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm đa tầng thì chi phí có thể tăng lên.

Chăm sóc phục hồi sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Vì không can thiệp dao kéo nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser sẽ không gây tổn thương các mô mềm, chảy máu. Bên cạnh đó, quy trì điều trị nhanh chóng và không gây đau đớn nên bệnh nhân cũng không phải mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.

ăn uống khoa học
Người bị thoát vị đĩa đệm nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và hạn chế phát sinh các rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong chăm sóc sau khi điều trị bằng laser
  • Sau điều trị khoảng 4 giờ, bạn có thể ăn uống bình thường
  • Đĩa đệm bị ảnh hưởng thường sẽ phục hồi sau 1 – 2 tháng sau điều trị bằng laser. Trong thời gian này, bệnh nhân tuyệt đối không lao động nặng nhọc, vận động, tập luyện mạnh
  • Thực hiện một số bài tập bổ trợ để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất
  • Đi, đứng, ngồi và nằm đúng tư thế để làm giảm áp lực lên cột sống, hạn chế bùng phát cơn đau nhức tại đĩa đệm bị tổn thương.
  • Trong những ngày đầu sau khi điều trị, nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất như cháo thịt, canh hầm, súp, bún,… Sau thời gian này, hãy xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, nếu đang thừa cân – béo phì bạn cần lên kế hoạch giảm cân khoa học để làm giảm gánh nặng lên cột sống.
  • Kiêng bia rượu, các chất kích thích trong thời gian điều trị và cũng nên hạn chế tối đa sau khi bệnh được kiểm soát.
  • Quan hệ tình dục điều độ, tránh những tư thế làm tăng áp lực lên đĩa đệm vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.
  • Thăm khám theo đúng lịch hẹn để việc điều trị diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, nên kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và xử lý kịp thời.

Như vậy, Tuấn tôi đã tổng hợp các thông tin về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội nhưng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Review

Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm

TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất

5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng

Top 6 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Gợi Ý 4 Loại Ghế Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nên Dùng

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

9 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y hiệu quả nhất

9 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y hiệu quả nhất

10 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

10 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Lợi ích của việc luyện tập đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5

Tổng hợp 8 bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 đơn giản, hiệu quả

Tổng hợp 8 bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 đơn giản, hiệu quả

Ưu và nhược điểm châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Cách Châm Cứu Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm An Toàn, Hiệu Quả

Cách Châm Cứu Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm An Toàn, Hiệu Quả

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua