3 Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý hàng đầu làm suy giảm chức năng vận động, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vì vậy, cần phát hiện sớm để ngăn ngừa quá trình thoái hóa, phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tàn phế xảy ra. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) và ngoại khoa. Áp dụng cái nào thì tùy vào từng trường hợp cụ thể. Sau đây tôi sẽ nói kỹ hơn để bà con hiểu.

Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp gối bị mòn, bề mặt sần sùi, xơ cứng, làm giảm tính đàn hồi của khớp, lắng đọng canxi ở đầu xương và hình thành nên các gai xương. Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Ví dụ như với tình trạng thoái hóa khớp nhẹ, các cơn đau không liên tục, ít gây ảnh hưởng đến khả năng vận động thì điều quan trọng trong giai đoạn này là cần phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn bằng các phương pháp không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gội được chỉ định sử dụng dựa trên tình trạng bệnh của từng người
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gội được chỉ định sử dụng dựa trên tình trạng bệnh của từng người

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Vì phải gánh đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên khớp gối là khớp chịu áp lực rất lớn. Việc tăng hay giảm dù chỉ một vài cân cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới sức mạnh của khớp này. Do đó, khi mới có triệu chứng của thoái hóa, việc đầu tiên bà con cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh.

Vậy bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì, chế độ sinh hoạt phải thực hiện như thế nào thì mới đúng cách và có hiệu quả tốt? Mời bà con đọc kỹ phần dưới đây:

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Để kiểm soát cân nặng, giảm áp lực cho khớp và cũng là làm chậm lại tốc độ thoái hóa khớp gối thì bạn nên tăng cường các nhóm thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày:

  • Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, đu đủ, ổi, dâu tây, các loại rau lá màu xanh đậm,… Vitamin C cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của lớp sụn bao bọc đầu khớp. Bạn cứ để ý mà xem, thiếu vitamin C sẽ khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Vitamin D: Hải sản, sữa, trứng, ngũ cốc… Vitamin D có tác dụng hạn chế nguy cơ hẹp khớp, tổn thương sụn khớp.
  • Beta-carotene: Các loại rau cải, rau chân vịt, khoai lang, mùi tây, măng tây… Đây là chất chống oxy hóa hoạt động mạnh, tiêu diệt gốc tự do có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp gối.
  • Acid béo omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó,… Đây là chất béo cực tốt cho sức khỏe, có khả năng làm ức chế sản sinh chất enzyme và cytokine làm tổn thương sụn khớp, từ đó sẽ làm giảm tình trạng viêm khớp.
  • Bioflavonoid: Hành tây, tỏi tây, quả việt quất, dâu tây, trà xanh. Chất này có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp gối.
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa

Ngoài việc tăng cường các nhóm thực phẩm kể trên, bạn cũng cần tính toán hàm lượng calo trong mỗi bữa ăn của mình. Hạn chế thu nạp nhiều tinh bột và các thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ… Đồng thời cắt giảm các thức uống có chứa chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá… Nếu bạn đang bị thừa cân, bạn có thể tham khảo thực đơn eat clean hoặc keto để kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Phòng thì luôn luôn tốt hơn chữa, vừa tốt cho sức khỏe, vừa không tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy mà cùng với việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bà con cũng cần phải thiết lập cho mình những thói quen sinh hoạt khoa học. Đừng để đến lúc bị những cơn đau nhức đầu gối dày vò, không thể đi lại, leo cầu thang hay đứng lên ngồi xuống thì mới nghĩ tới việc thay đổi. Hãy rèn ngay những thói quen sau đây để xương khớp của bạn khỏe mạnh, cải thiện tốt hơn độ “vững chãi” của khớp gối:

  • Tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên. Nên tập các môn thể thao vừa phải, phù hợp với sức chịu đựng của bản thân và tốt nhất nên đeo băng thun khớp gối khi vận động.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi – đứng khi làm việc, tìm hiểu quy trình bê vác vật nặng đúng cách để tránh gây áp lực lớn và đột ngột lên khớp gối.
  • Ngay khi có biểu hiện đau nhức nhẹ ở khớp gối, cần hạn chế việc đi bộ đường dài, leo cầu thang nhiều hoặc các môn thể thao cần tốc độ nhanh như bơi, chạy, đá bóng…
  • Nếu là phụ nữ, bạn cần hạn chế đi giày cao gót trong thời gian điều trị thoái hóa khớp gối, chọn giày dép đế mềm, đi thoải mái.
Điều chỉnh tư thế làm việc, sinh hoạt để ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra sớm
Điều chỉnh tư thế làm việc, sinh hoạt để ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra sớm

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu có lẽ không còn là biện pháp xa lạ gì với những người bị bệnh xương khớp. Đây là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý, cơ học để giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng sưng đau, duy trì chức năng của các khớp, ngăn ngừa quá trình phá hủy khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Và thực tế, có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu được nhận định là có hiệu quả tốt đối với người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp trị liệu nào cần dựa vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với từng người. Nếu áp dụng sai cách không những không giúp bệnh thuyên giảm mà còn trở năng hơn. Vì vậy, mặc dù là phương pháp không dùng thuốc, nhưng người bệnh vẫn cần phải thăm khám và thực hiện theo chỉ định, hướng dẫn của người có chuyên môn. Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thường sẽ gồm có những kỹ thuật sau đây:

Điện trị liệu: Các phương pháp này giúp cho người bệnh giảm đau, cải thiện khả năng di chuyển, cải thiện dáng đi, giảm tình trang viêm, co thắt cơ co rút khớp. Cụ thể:

  • Siêu âm trị liệu: Làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổ chức.
  • Sóng ngắn trị liệu: Có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau.
  • Dòng xung điện: Có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, làm tăng cường dẫn truyền thần kinh.
  • Biện pháp khác: Chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, châm cứu, bấm huyệt…

Hoạt động trị liệu: Kỹ thuật viên sẽ đánh giá chức năng hiện tại của khớp và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh, từ đó chọn lựa dụng cụ hỗ trợ phù hợp để giúp bệnh nhân di chuyển dễ dàng hơn, giảm áp lực lên khớp, hỗ trợ cuộc sống hàng ngày một cách tối ưu.

  • Dụng cụ bảo về khớp: Đai nẹp gối, giày dép hấp thu lực, gậy 3 chân/4 chân, khung tập đi, xe lăn…
  • Dụng cụ hỗ trợ cuộc sống: Ghế nâng cao bồn cầu, lót đệm ghế, dụng cụ hỗ trợ lấy đồ…
Nẹp khớp
Sử dụng đai nẹp để bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương

Vận động trị liệu: Người bệnh sẽ tập các bài tập theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để cải thiện tình trạng bệnh một cách phù hợp nhất. Các bài tập bao gồm các nhóm chính:

  • Tập duy trì tầm vận động khớp.
  • Tập kéo giãn các bắp cơ và dây chằng.
  • Tập mạnh cơ quanh khớp.
  • Tập sức bền.

Trong quá trình tập luyện cần phải tập đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng và tập với cường độ vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng mẹo dân gian tại nhà

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vật lý trị liệu là các biện pháp chính trong điều trị không dùng thuốc cho người bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, nếu muốn gia tăng hiệu quả chữa bệnh mà không dùng tới các loại thuốc điều trị y tế, bà con có thể áp dụng một số mẹo chữa thoái hóa khớp gối tại nhà.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống 150 năm nghiên cứu, chữa bệnh bằng YHCT nên tôi biết được khá nhiều thảo dược dân gian có trong vườn nhà. Trong 1 bài viết thì không thể kể ra hết. Vì vậy, ở đây tôi chia sẻ tới bà con 3 bài thuốc khá đơn giản, có thể thực hiện được luôn mà không đòi hỏi sự cầu kỳ:

  • Đắp ngải cứu chữa thoái hóa khớp gối: Đây là mẹo dân gian cực kỳ hữu dụng. Trong y học cổ, ngải cứu được biết đến là dược liệu có tác dụng làm ấm, giảm đau nhức xương khớp. Chính vì vậy mà từ xưa, ông cha ta mỗi khi đau khớp gối là sẽ mang ngải cứu khô rang nóng với muối, rồi bọc vào khăn và đắp lên vùng gối bị đau. Cách này sẽ giúp giãn nở các mạch máu, giúp lưu thông khí huyết và giảm đau khá hiệu quả, bà con nên thử.
  • Uống rượu ngâm thân cây đau xương: So với 2 mẹo trên thì cây đau xương có vẻ không thông dụng bằng. Nhưng trong Đông y, đây là một dược liệu rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp. Thân cây này có chứa chất alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm đau khá hiệu quả. Bà con có thể mua khoảng 1-2 lạng dây đau xương ngoài hiệu thuốc nam khoảng 1 – 2 lạng cây đau xương, cho vào ngâm với nửa lít rượu trắng khoảng 2 tuần. Sau đó mỗi ngày uống khoảng 1 chén nhỏ, uống liên tục 10 ngày sẽ thấy công hiệu.
  • Ngâm chân bằng nước lá lốt: Lá lốt là loại lá quá quen thuộc hơn với dân mình. Nó có vị hơi cay, tính ấm nóng, dùng làm thuốc giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Chỉ cần đun nấu nước lá lốt lên, hòa thêm nước lạnh cho ấm ấm, rồi cho cả 2 chân vào ngâm trong nước sao cho nước ngập qua đầu gối là được. Bà con nên ngâm mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút để thấy sự hiệu quả của mẹo chữa này.
Nước lá lốt có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở khớp gối
Nước lá lốt có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở khớp gối

Nhìn chung thì các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc tôi vừa kể trên nếu được thực hiện đúng cách sẽ đảm bảo độ an toàn cao. Tuy nhiên hiệu quả thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Với những người chỉ mới có dấu hiệu tiền thoái hóa, nếu thực hiện nghiêm túc các biện pháp này theo tham vấn của bác sĩ, người có chuyên môn thì tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát tốt.

Còn với những người có mức độ thoái hóa nặng hơn, các cơn đau nhức tại khớp gối đã rõ ràng thì ngoài việc áp dụng các biện pháp không dùng thuốc sẽ cần phải kết hợp điều trị chuyên sâu bằng thuốc, nghiêm trọng hơn thì phải phẫu thuật. Tiếp theo phần này, tôi sẽ nói rõ hơn để bà con hiểu.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc

Trong tất cả các giai đoạn bệnh kể cả phòng ngừa bệnh, ba yếu tố bao gồm chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt khoa học, tập luyện là những yếu tố cốt lõi trong phác đồ điều trị và được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân. Vì vậy ngay khi thóa hóa khớp gối đã ở giai đoạn tiến triển thì người bệnh vẫn cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp không dùng thuốc nói trên.

Còn tất nhiên khi các cơn đau kéo dài, chức năng khớp suy giảm, đi lại khó khăn thì việc bà con phải dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối là không thể tránh khỏi. Dùng thuốc thì có thể là thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Tây y thì tập trung điều trị triệu chứng còn Đông y sẽ quan tâm nhiều hơn tới “căn nguyên gốc rễ”, tức là nguyên nhân nội sinh gây bệnh. Vì vậy dùng thuốc Tây bà con sẽ thấy chỉ sau vài ngày sử dụng cơn đau sẽ thuyên giảm rất nhanh. Trong khi đó Đông y thì cứ phải một thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt.

Nhưng vì thoái hóa khớp là bệnh mãn tính, việc sử dụng thuốc tân dược lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng ngũ tạng. Chính vì vậy mà thuốc Đông y với bệnh xương khớp thường có phần ưu thế hơn. Điều này tôi đã phân tích trong bài điều trị thoái hóa khớp nói chung, bà con có thể tìm hiểu lại.

Thuốc điều trị được chỉ định khi tình trạng đau nhức khớp kéo dài, ảnh hưởng tới vận động
Thuốc điều trị được chỉ định khi tình trạng đau nhức khớp kéo dài, ảnh hưởng tới vận động

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây y

Nguyên tắc điều trị của thuốc Tây y là tập trung giảm đau trong các đợt tiến triển, phục hồi và duy trì chức năng vận động, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp. Thuốc có thành phần hóa học nên tác dụng giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên cũng bởi lý do này mà thuốc thường gây ra những tác động tiêu cực các cơ quan khác trong cơ thể như hệ tiêu hóa, gan, thận, tim mạch… Vì vậy với những đối tượng có sẵn bệnh nền liên quan thì cần thận trọng và theo dõi kỹ khi dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà không qua sự thăm khám, kê đơn của bác sĩ, tránh gây hại cho sức khỏe.

Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối thường bao gồm những nhóm sau đây:

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có nhiều dạng như viên nang uống, viên sủi, bột sủi nhằm giảm cảm giác đau nhức ở khớp gối khi bị thoái hóa. Ở cấp độ 1 thì dùng Paracetamol, năng hơn thì dùng Paracetamol phối hợp với Tramadol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Được sử dụng khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc giảm đau. Thường được kê trong đơn Etoricoxia, Diclofenac, Piroxicam,…
  • Thuốc bôi ngoài da: Gồm các loại gel như Voltaren Emugel… Bôi tại khớp đau 2-3 lần/ngày giúp giảm đau nhanh chóng. So với các loại thuốc giảm đau dạng uống, thuốc bôi ngoài da có ít tác dụng phụ hơn.
  • Thuốc tiêm nội khớp: Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate, Acid hyaluronic (AH)…

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs): Thuốc có tác dụng thúc đẩy tái tạo sụn khớp, ức chế chất gây hại cho lớp sụn khớp gối đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Thường dùng có Glucosamine sulfate, Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate, Interleukin…

Dùng thuốc Tây y điều trị các bệnh lý mãn tính cần hết sức thận trọng
Dùng thuốc Tây y điều trị các bệnh lý mãn tính cần hết sức thận trọng

Cấy ghép tế bào gốc

  • Ghép tế bào sụn tự thân: Phương pháp này chỉ áp dụng được trong trường hợp tổn thương sụn khớp nhỏ và vừa, vị trí sụn thoái hóa đơn độc.
  • Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại: Áp dụng cho những bệnh nhân có tổn thương sụn khớp gối diện tích nhỏ và vừa, thường là bị thoái hóa khớp gối thứ phát (tức là do bị chấn thương đầu gối).

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Trong YHCT, để có thể kê thuốc phù hợp cho người bệnh, các vị lương y cần phân tích kỹ các yếu tố gây nên bệnh. Ví dụ như người bệnh bị thoái hóa khớp do nhiễm phong tà nổi trội gây đau nhức, sưng viêm khớp gối, tê nặng 2 chân… thì pháp trị sẽ tập trung khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết, thông kinh, hoạt lạc. Mục đích là đưa tà khí ra ngoài, giúp đẩy lùi triệt để các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Còn nếu do lớn tuổi, công năng 2 tạng Can, Thận bị suy giảm, gây đau âm ỉ, kéo dài, cứng gân, đi lại khó khăn… thì pháp trị sẽ tập trung vào bồi bổ can thận, làm mạnh gân xương, sụn khớp. Từ đó giúp giảm đau nhức, cứng khớp và đi lại di chuyển dễ dàng.

Thuốc YHCT dùng để điều trị các cơn đau cấp tính sẽ thường dùng tới các dược liệu có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp như: hy thiêm, thiên niên kiện, cỏ xước, phòng phong, thổ phục linh, độc hoạt, quế chi… Trường hợp do thận hư, đau âm ỉ kéo dài thì sẽ dùng tới các vị thuốc giúp bổ can thận, làm mạnh gân xương như đỗ trọng, ngưu tất, thục địa, hà thủ ô, ngưu tất, cốt toái bổ…

Nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y tập trung vào giải quyết phần gốc của bệnh
Nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y tập trung vào giải quyết phần gốc của bệnh

Qua nhiều năm nghiên cứu YHCT và được tiếp nhận y học từ gia đình mình, tôi có biết rất nhiều bài thuốc giúp chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả, xin giới thiệu, chia sẻ để bà con tham khảo:

  • Độc hoạt tang ký sinh: Gồm các vị thuốc Tang ký sinh (16 – 40 lạng), Xuyên khung (8 – 12 lạng), Địa hoàng (16 – 24 lạng), Tế tân (4 – 8 lạng), Chích thảo, Quế tâm (mỗi loại 4 lạng), Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Nhân sâm, Phục linh, Thược dược (mỗi loại 12 lạng).
  • Tam tý thang: Gồm các vị thuốc Địa hoàng (16 – 24 lạng), Xuyên khung (6 – 12 lạng), Đỗ trọng, Đương quy, Phục linh, Ngưu tất, Đẳng sâm, Bạch thược (mỗi loại 12 – 16 lạng), Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao (mỗi loại 8 – 12 lạng), Chích thảo, Tế tân, Quế tâm (mỗi loại 4 lạng), Hoàng kỳ, Tục đoạn, Sinh khương.
  • Tả quy hoàn: Gồm các vị thuốc Hoài ngưu tất (3 lạng), Thục địa (8 lạng), Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Cao lộc hươu, Cao Quy bản (mỗi loại 4 lạng).
  • Hữu quy hoàn: Gồm các vị thuốc Chế phụ tử (2 – 6 lạng), Nhục quế (2 – 4 lạng), Thục địa (8 lạng), Sơn thù, Đương quy (mỗi loại 3 lạng), Sơn dược, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Cao sừng hươu (mỗi loại 4 lạng).

Hiện nay, thị trường dược liệu ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái. Vậy nên bà con muốn mua thuốc thuốc Đông y thì nên đến những nhà thuốc uy tín, tránh mua hàng trôi nổi rồi tiền mất tật mang.

Hiện tại, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đang có bán các dược liệu do chúng tôi tự đầu tư nuôi trồng tại các vườn thảo dược chuyên biệt ở một số tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội)… Vì vậy bà con tin tưởng có thể ghé qua nhà thuốc chúng tôi để mua thuốc dùng. Chính những thành phần Nam dược quý đó đã góp phần bào chế thành công bài thuốc gia truyền do dòng họ Đỗ Minh tôi nghiên cứu và ứng dụng suốt 150 năm nay, điều trị thành công cho rất nhiều người bị bệnh thoái hóa khớp gối. Nhân đây, tôi cũng xin giới thiệu để bà con quan tâm, có thể tìm hiểu.

Bài thuốc gồm 4 phương thuốc nhỏ, gồm Thuốc đặc trị thoái hóa khớp gối; Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc bổ gan, giải độc; Thuốc kiện tỳ ích tràng. Sự kết hợp 4 trong 1 mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh, giúp:

Công dụng của bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối của Đỗ Minh Đường
Công dụng của bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối của Đỗ Minh Đường

Chính nhờ đó mà người bệnh sau điều trị không những giảm đau nhức, vận động, đi lại dễ dàng mà còn cảm thấy khỏe khoắn, cải thiện chất lượng sống rõ rệt. Điều này đã được mình chứng quá nhiều bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, như thanh niên Hồ Văn Mạnh hay những người ở độ tuổi lục tuần như cô giáo Nguyễn Minh Hồng, Nghệ sĩ Xuân Hinh…

Can thiệp ngoại khoa điều trị thoái hóa khớp gối

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối mà tôi vừa trình bày ở trên được gọi là điều trị bảo tồn. Khi chúng không có hiệu quả đối với bệnh nhân thì lúc này bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa, tức là làm phẫu thuật. Hiện nay có 4 phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp gối: Áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối dạng nguyên phát với những triệu chứng lâm sàng như đau nhức đầu gối, có dị vật khớp gối, kẹt khớp gối, viêm dày bao hoạt dịch.
  • Phẫu thuật nội kích thích tủy xương: Áp dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thứ phát tức là bị thoái hóa do chấn thương và những người bị thoái hóa khớp gối nguyên phát giai đoạn 2, 3.
  • Đục xương sửa trục khớp gối: Phương pháp phẫu thuật này rất phức tạp, thường chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa sớm, thoái hóa 1 khoang khớp gối. Bệnh nhân nên cân nhắc phương pháp này vì rất dễ bị tai biến liệt thần kinh mác chung.
  • Thay khớp gối: Áp dụng với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng (3, 4) và không hiệu quả với những phương pháp điều trị kể trên.

Như đã trình bày ở phía trên, với từng giai đoạn thoái hóa thì sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả khác nhau. Bà con tuyệt đối không nên tự chẩn và tùy ý chữa bệnh cho mình mà chưa thăm khám và có sự chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mình. Mặc dù bài viết này tôi đã nói khá chi tiết về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay nhưng nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì bà con có thể để lại bình luận ở phía dưới hoặc gửi tin nhắn trên trang facebook lương y Đỗ Minh Tuấn của tôi, tôi sẽ cố gắng giải đáp hết cho bà con hiểu.

Dinh dưỡng

Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Nên Ăn Gì?

Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

Review

Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Loại Nào Tốt? Cách Dùng Và Giá Bán

TOP 9 Thuốc Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất Hiện Nay [Bà Con Tham Khảo]

Phương Pháp chữa khác

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối

Châm Cứu Thoái Hóa Khớp Gối

Điều Trị Thoái Hóa Khớp

[TOP 6] Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

Đánh giá bài viết

4.2/5 - (15 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Châm cứu là một phương pháp điều trị của YHCT, được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Gạo lứt chữa thoái hóa khớp

[TOP 6] Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

[TOP 6] Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

Bài tập yoga rắn hổ mang chữa thoái hoá

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua