Tại Sao Viêm Khớp Dạng Thấp Gây Thiếu Máu? Cách Điều Trị
Trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, Tuấn tôi nhận thấy có nhiều trường hợp bị viêm khớp dạng thấp dẫn đến thiếu máu và đi kèm nhiều biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực. Bài viết này tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?” và cách điều trị.
Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?
Viêm khớp dạng thấp được xếp vào bệnh xương khớp mãn tính, mặc dù tiến triển chậm nhưng rất khó để điều trị dứt điểm. Theo y học hiện đại, đây là bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch rối loạn hoạt động. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khớp xương mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn các tế bào bình thường là tác nhân gây hại cho cơ thể. Lúc này, chúng sẽ tấn công vào tế bào của khớp và phá hủy gây tổn thương và viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp gây ra những cơn đau nhức, sưng nóng khớp.
Tương tự như khớp thì những tế bào ở các cơ quan phổi, mắt, lá lách, tim cũng có thể bị thành phần hệ miễn dịch tấn công và hình thành tổn thương và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Khi bệnh nhân đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường khám và chữa trị, tôi nhận thấy có nhiều trường hợp có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao. Khi được nghe chẩn đoán từ tôi là thiếu máu thì họ rất ngạc nhiên vì không hiểu “Tại sao viêm khớp dạng thấp lại gây thiếu máu?”
Trên phương hiện y học hiện đại, tình trạng thiếu máu do viêm khớp dạng thấp là do sự tấn công, phá hủy của hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào bình thường là tác nhân gây hại. Lúc này, các tế bào hồng cầu trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Một phần là do mô và khớp bị tổn thương.
Bên cạnh hiện tượng thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu thì còn bị tác động bởi lượng protein được giải phóng khiến cơ thể không thể sử dụng sắt như bình thường. Đồng thời, quá trình sản xuất erythropoietin cũng giảm đi đáng kể. Loại hormone này đóng vai trò quan trọng vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.
Ngoài những nguyên nhân trên thì tác dụng phụ của tân dược cũng gây ra tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Tôi thấy rằng, thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, meloxicam) nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhóm thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tủy xương và hồng cầu cho cơ thể. Không chỉ gây thuốc máu, tác dụng phụ của thuốc Tây còn tác động xấu đến gan, thận,… Trường hợp thiếu máu nghiêm trọng sẽ tiến hành truyền máu để kiểm soát.
Bà con bị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, rụng nhiều tóc, lạnh tay chân, khó thở, tim đập nhanh/ chậm bất thường,… Càng để lâu thì triệu chứng sẽ tiến triển nặng nề hơn.
Viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu nguy hiểm không?
Như tôi đã đề cập, thiếu máu là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu chủ quan sẽ tiến triển nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như khả năng nhận thức, đồng thời làm tăng nguy cơ tử vong.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu do bệnh lý gây ra:
- Cơ thể xanh xao, sức khỏe kém và suy nhược nghiêm trọng
- Sinh hoạt giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Thiếu máu não
- Trường hợp viêm khớp dạng thấp thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, biến chứng thai kỳ
- Suy tim và tử vong
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Để khắc phục tình trạng thiếu máu do viêm khớp dạng thấp gây ra, bệnh nhân phải kiểm soát bệnh lý nguyên nhân nhanh chóng. Chỉ khi bệnh khỏi thì những biểu hiện sẽ biến mất và quá trình sản xuất hồng cầu, sử dụng sắt cũng sẽ diễn ra bình thường.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp gồm Tây y và Y học cổ truyền. Dù là phương pháp này thì cũng sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán, xét nghiệm để xây dựng phác đồ phù hợp. Vì là căn bệnh mãn tính vô căn nên quá trình điều trị thường khó khăn và mất nhiều thời gian.
Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu:
Dùng thuốc Tây
Trước đó, tôi đã chỉ ra nguyên nhân gây thiếu máu ở người bị viêm khớp dạng thấp là do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Vậy thuốc Tây có mang lại hiệu quả trong trường hợp này không? Theo đó, việc sử dụng dân dược trong trường hợp này chủ yếu là nhóm hỗ trợ sản xuất hồng cầu, giảm phản ứng viêm và bổ sung sắt cho cơ thể.
Một số loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
- Erythropoietin (EPO): Một số thực nghiệm lâm sàng nhận thấy Erythropoietin có tác dụng tăng nồng độ hemoglobin, kích thích tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương. Vì vậy, trong một số trường thiếu máu sẽ được chỉ định loại thuốc này.
- Nhóm thuốc DMARD: Nhóm thuốc này tác động trực tiếp đến phản ứng viêm. Khi tình trạng viêm khớp thuyên giảm, biểu hiện thiếu máu theo đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Viên uống bổ sung: Trường hợp thiếu máu hồng cầu lớn sẽ được chỉ định dùng vitamin B12, axit folic. Ngoài ra, các viên uống chứa sắt hoặc truyền sắt được áp dụng cho bệnh nhân thiếu sắt .
Thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y sử dụng những dược liệu quý, có độ an toàn cao, phù hợp với cơ địa của người Việt để mang lại hiệu quả chữa viêm khớp dạng thấp, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu máu và những biểu hiện đau nhức, sưng viêm, nóng khớp,…. đi kèm.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn khắc phục được những bất lợi của tân dược như tác dụng ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, thậm chí là thiếu máu. Tuy nhiên, việc tự ý phối hợp các vị thuốc và không được thăm khám có thể phản tác dụng, ảnh hưởng đến ngũ tạng.
Với sự uy tín cùng kiến thức chuyên sâu về y học cổ truyền, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường của tôi tự tin có thể chữa khỏi viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu cho bà con bằng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh cùng với vật lý trị liệu và chế độ ăn uống, tập luyện.
Từ những vị thuốc như: Phục linh, Độc hoạt, Ngưu tất, Gối hạc, Đỗ Trọng được chọn lọc và phối chế linh hoạt giúp tăng tuần hoàn máu, bổ thận, giải độc, giảm chèn ép lên dây thần kinh, cải thiện đau nhức, cứng khớp, chức năng vận động. Đồng thời tác động đến căn nguyên để mang lại hiệu quả bền vững.
Bà con mắc bệnh khi đến phòng khám sẽ được tôi trực tiếp thăm khám, bắt mạch. Sau khi chẩn đoán, tôi sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Nếu lựa chọn phương pháp Đông y điều trị, bệnh nhân cần kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.
Các phương pháp điều trị khác
Bên cạnh dùng thuốc thì các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp hay can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) cũng được áp dụng đối với bệnh lý này. Mục tiêu của những phương pháp này là tăng tuần hoàn máu, giảm cứng khớp, cải thiện chức năng vận động và ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển.
- Vật lý triệu liệu: Các bài tập trị liệu được hướng dẫn tùy vào mức độ viêm và tình trạng của bệnh nhân. Việc tập luyện thường xuyên còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng sự dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp và thúc đẩy lưu thông máu.
- Xoa bóp, châm cứu: Châm cứu, xoa bóp được áp dụng sau những đợt tiến triển của bệnh. Liệu pháp này không chỉ phục hồi chức năng của khớp mà còn tăng tuần hoàn máu, ngăn chặn phản ứng viêm lan rộng. Tùy vào vị trí khớp bị tổn thương sẽ tác động vào những huyệt vị tương ứng.
- Can thiệp ngoại khoa: Trường hợp viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu nghiêm trọng, nguy cơ phát sinh biến chứng và các phương pháp bảo tồn không mang lại kết quả. Lúc này chỉ còn một phương pháp duy nhất là phẫu thuật. Theo đó, phẫu thuật chỉnh hình và thay khớp được áp dụng cho những khớp lớn, khớp nhỏ và các cơ, gân.
Làm gì khi bị viêm khớp dạng thấp thiếu máu?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần tích cực vào quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu máu. Song song với phương pháp điều trị chuyên sâu, tôi luôn khuyến khích bệnh nhân của mình ăn uống điều độ, tập luyện mỗi ngày để phục hồi sức đề kháng, chống chọi lại tác nhân gây bệnh.
Viêm khớp dạng thấp thiếu máu nên ăn gì?
Nhiều loại thực phẩm mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng cầu, bổ sung sắt cho cơ thể, từ đó làm giảm các biểu hiện thiếu máu ở người bị viêm khớp dạng thấp. Một số thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm:
- Rau xanh các loại (rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ, rau dền, mồng tơi,…) bởi hàm lượng vitamin, folafe, sắt non-heme tốt cho người đang thiếu máu.
- Bổ sung các loại trái cây giúp tăng khả năng hấp thu sắt như dâu tây, trái cây họ cam, quýt,…
- Uống nước ép củ cải đường từ 2 – 3 lần/ tuần để giúp phục hồi tế bào hồng cầu, giảm biểu hiện khó thở, chóng mặt
- Thành phần kiềm có trong nho khô hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể
- Một số loại thịt đỏ tốt cho quá trình phục hồi, tái tạo hồng cầu. Tuy nhiên chỉ nên ăn với lượng vừa đủ nếu không sẽ khiến tình trạng viêm khớp trở nặng.
- Người bị thiếu máu nên uống sữa và dùng các chế phẩm từ sữa. Bởi hàm lượng vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.
- Mật ong là sản phẩm tự nhiên mang lại nhiều lợi ích và công dụng đối với sức khỏe, trong đó có tác dụng cân bằng huyết sắc tố. Chính vì vậy, nguyên liệu này tốt cho người bị thiếu máu.
Thiết lập chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học
Việc vận động và sinh hoạt khoa học mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm khớp dạng thấp nói riêng và mắc các bệnh xương khớp nói chung. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Mỗi ngày nên dành từ 20 – 30 phút tập luyện để tăng tuần hoàn máu, giảm cứng khớp, thúc đẩy tái tạo mô sụn khớp.
- Trường hợp chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu nên di chuyển chậm, tránh các động tác cúi người, xoay người đột ngột vì có thể gây ngã, chấn thương.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực. Bệnh nhân nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc và cân bằng giữa thời gian làm việc và vui chơi.
- Trước khi ngủ và mỗi buổi sáng có thể ngâm chân với nước ấm để giúp lưu thông khí huyết, giảm cứng khớp.
- Kiêng các chất kích thích ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu cũng như chuyển hóa sắt như thuốc lá, bia rượu,…
Tôi đã giải đáp thắc mắc “Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?” và cách điều trị, chăm sóc bệnh. Nhìn chung, tình trạng này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng và làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị sớm và điều rất cần thiết.
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!