Đau Nhức Xương Khớp Trời Lạnh, Giao Mùa Tăng Mạnh: Chuyên Gia Lý Giải Nguyên Nhân, Cách Chữa

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

“Bác sĩ ơi, dạo này trái gió trở trời, không khí lạnh về, bệnh đau nhức xương khớp của tôi lại tái phát. Tôi thấy người tôi như người mượn ấy, các khớp xương muốn rụng rời, đi lại khó khăn. Bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi bị bệnh gì, chữa như nào với ạ!”

Đây là tin nhắn của một bệnh nhân gửi tới Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Thời gian gần đây, thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa, chuyển từ thu sang đông khiến lượng bệnh nhân đau nhức xương khớp tới nhà thuốc tăng vọt. Rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết bản thân bị làm sao, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào. 

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị tận gốc tình trạng đau nhức xương khớp khi giao mùa, trời lạnh, mời bạn đọc theo dõi!

Thực trạng đau nhức xương khớp khi giao mùa, trời lạnh

Không ít người bệnh cảm nhận rõ triệu chứng đau nhức xương khớp càng nặng thêm khi thời tiết chuyển lạnh. Đa phần bệnh nhân đều gặp phải những biểu hiện như sau:

Đau nhức gia tăng

Thời tiết trở lạnh, triệu chứng đau nhức xương khớp của người bệnh có xu hướng nặng hơn. Đặc biệt là tại các khớp xương đã bị tổn thương trước đó: Xương cột sống, khớp đầu gối, khớp cổ tay, ngón tay, xương cổ, xương thắt lưng… Tình trạng đau nhức thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm, sáng sớm – thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày.

Đau nhức xương khớp gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh
Đau nhức xương khớp gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh

Tê, sưng các khớp xương

Ở mức độ nặng hơn, người bệnh dễ bị tê, sưng khớp. Đây là tình trạng khá phổ biến ở người già mắc bệnh xương khớp. Người bệnh cần chú ý bởi tê sưng khớp cũng là dấu hiệu nhận biết các bệnh như loãng xương, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm…

Phát ra tiếng lục cục khi vận động

Ngoài gây đau đớn triền miên, vận động và sinh hoạt gặp khó khăn cho người bệnh thì xương khớp khi cử động còn nghe thấy âm thanh bất thường. Tiếng lục cục có thể do dịch khớp khô, xương cọ xát với nhau. Về lâu dài, tình trạng này gây tổn thương và đau nhức nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Cứng khớp

Người bệnh đau nhức xương khớp nặng khó tránh khỏi cứng khớp khi trời trở lạnh. Khi đó, các khớp xương bị cứng đơ, gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi cử động. Tình trạng thường kéo dài từ 10-30 phút, chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy. 

Khi được xoa bóp liên tục, tình trạng cứng khớp sẽ giảm nhanh. Dù vậy, thời tiết lạnh kéo dài cũng khiến người bệnh liên tục tái phát cứng khớp.

Cứng khớp là triệu chứng dễ gặp khi trời chuyển lạnh
Cứng khớp là triệu chứng dễ gặp khi trời chuyển lạnh

Mới hôm qua, có 1 bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thắt lưng tìm gặp tôi để thăm khám. Khai thác bệnh sử, chú cho biết đã phát hiện bệnh từ hồi đầu năm. Cứ dùng thuốc tây rồi thực phẩm chức năng duy trì, tình trạng cũng khá ổn. Những đợt lưng bị đau, uống thuốc là đỡ, bệnh nhân vẫn có thể đi lại, làm việc nhà bình thường.

Nhưng từ đợt này, mưa rồi lạnh, lưng của chú bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức dữ dội. Đau đớn, bức bối, khó chịu, uống thuốc mãi vẫn không hết. Khớp cứng, kêu lục cục, chân tay còn có cảm giác tê bì, mất dần cảm giác như sắp liệt đến nơi. Bệnh nhân mất ngủ, sụt cân, tinh thần mệt mỏi.

BÀ CON ĐAU ĐỚN, CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM VỀ BỆNH

NHẮN TIN NGAY CHO TÔI!

Nguyên nhân bệnh đau nhức xương khớp tăng mạnh khi trời lạnh

Đa số bệnh nhân đến khám chỗ tôi đều không rõ tại sao khi thời tiết trở lạnh, bệnh đau nhức xương khớp lại tái phát hoặc nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này:

Máu lưu thông kém khi thời tiết trở lạnh

Nhiệt độ mùa đông tại miền Bắc nước ta thường hạ rất sâu. Trong khi đó, cơ thể con người cần duy trì mức nhiệt ổn định từ 36 – 37 độ C để đảm bảo chức năng hoạt động bình thường. Sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ cơ thể và môi trường khiến con người không kịp thích ứng. 

Không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông khiến mạch máu dưới da co rút. Đồng nghĩa với việc máu lưu thông hạn chế hơn. Sụn khớp nếu không được cấp đủ lượng máu để nuôi dưỡng sẽ dẫn đến đau nhức.

Máu lưu thông kém là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh diễn ra
Máu lưu thông kém là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh diễn ra

Co rút gân cơ khớp do nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng đột ngột

Thời tiết chuyển lạnh kết hợp gió mùa khiến độ ẩm không khí tăng cao. Đây là yếu tố hàng đầu gây tình trạng co rút gân cơ khớp. Khi đó các khớp xương khô cứng hơn khiến bệnh nhân càng đau đớn và khó khăn khi vận động.

Sức đề kháng suy giảm

Thời tiết giao mùa thu sang đông còn khiến cơ thể khó thích ứng được ngay. Đây cũng là thời điểm sức đề kháng cơ thể suy giảm, rất dễ chịu tác nhân gây bệnh từ môi trường. Để “ứng phó” cơ thể buộc hình thành phản ứng viêm, càng khiến cơn đau nhức xương dữ dội.

Lười vận động

Vào mùa đông, do khí hậu lạnh nên mọi người lười vận động hơn. Từ đó, khiến tuần hoàn máu càng gặp khó khăn, dịch khớp tiết ra ít. Đây cũng là nguyên nhân thường thấy khiến tình trạng đau nhức xương khớp tồi tệ hơn.

Cách khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp khi giao mùa, trời lạnh tại nhà

Với trường hợp bệnh nhẹ, tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân các cách tự khắc phục tại nhà trước. Dưới đây là một số mẹo giảm triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng:

Xoa bóp bằng rượu thuốc

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách ứng dụng các loại thảo dược có tính nóng như khuynh diệp, gừng, mã tiền… Kết hợp với các động tác xoa bóp, tác động lực thích hợp vào vị trí đau nhức sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất. Đồng thời, giúp dược chất từ thảo dược thẩm thấu qua da. Từ đó, giảm tình trạng sưng đau, cứng khớp, khớp kêu lục cục do trời lạnh.

Chườm nóng

Chườm nóng có cơ chế tác động tương tự như phương pháp xoa bóp bằng rượu thuốc. Cung cấp một nhiệt lượng qua da để làm ấm, tăng cường lưu thông máu tại vùng xương khớp bị đau. Từ đó, giúp giảm tình trạng co cứng khớp, tăng cường dược chất, nuôi dưỡng khớp xương, giảm đau.

Dùng lá lốt chườm nóng giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp
Dùng lá lốt chườm nóng giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp

Người bệnh có thể chườm bằng túi sưởi, khăn ấm hoặc sử dụng các loại cây lá tốt cho xương khớp như xương rồng, lá lốt, ngải cứu…

Tập thể dục mỗi ngày

Vận động thường xuyên, đều đặn, vừa sức sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích sản sinh dịch khớp. Tôi vẫn khuyên bệnh nhân nên bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, tập thể dục tại chỗ trước. Chỉ cần vận động nhẹ nhàng, vừa sức đã giúp hệ xương khớp dẻo dai hơn nhiều rồi.

Ngoài ra, tôi cũng nhắc nhở bệnh nhân cần lưu ý thêm trong sinh hoạt hàng ngày như: luôn giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm, tránh vận động quá sức, ăn các thực phẩm tốt giàu canxi và vitamin D như hải sản, trứng, phomai, sữa…

Thực đơn dinh dưỡng giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp
Thực đơn dinh dưỡng giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp

Sau khi áp dụng các mẹo khắc phục bệnh tại nhà, rất nhiều bệnh nhân đã phản hồi lại cho tôi là tình trạng đau nhức xương khớp có đỡ. Thậm chí có người còn khỏi luôn. Những người có thể khỏi hẳn sau khi áp dụng cách khắc phục tại nhà là các trưởng hợp chỉ bị đau nhức tạm thời do ảnh hưởng thời tiết, không phải bệnh lý nghiêm trọng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cho biết đau nhức chỉ đỡ một phần không đáng kể. Người bệnh cần tới cơ sở y tế thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu. Theo kết quả thăm khám, tôi nhận thấy các bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải gồm: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp…

Hiện nay, có 2 hướng chính được sử dụng trong điều trị các bệnh lý xương khớp là dùng thuốc Đông y và điều trị bằng Tây y. Bệnh nhân có thể tham khảo, lựa chọn phương pháp phù hợp.

Điều trị đau nhức xương khớp bằng phương pháp Tây y

Tây y điều trị phần triệu chứng, cho tác dụng nhanh, giúp loại bỏ cảm giác đau nhức ngay sau khi uống thuốc. Một số loại thuốc thường được bác sĩ dùng trong điều trị đau nhức xương khớp cho bệnh nhân gồm:

  • Thuốc giảm đau cơ bản Codeine, Paracetamol
  • Thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid: Ibuprofen, Etoricoxib, Diclofenac, …
  • Thuốc tiêm giảm đau, chống viêm ngoài màng cứng: Steroid, Corticosteroid…
  • Vitamin nhóm B
  • Thực phẩm chức năng bổ sung canxi, hỗ trợ phục hồi hệ xương khớp.
Dùng thuốc Tây giúp giảm đau nhanh
Dùng thuốc Tây giúp giảm đau nhanh

Với trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định, chỉ được chỉ định cho bệnh nhân có sức khỏe nền tốt. Vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định điều trị.

Chữa bệnh xương khớp bằng phương pháp Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh xương khớp được xếp vào chứng tý và tích bối thống. Khi thời tiết chuyển lạnh, phong hàn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Ở người khỏe mạnh, vệ khí vững, hàn khí không thể xâm nhập sâu. Ở những người chức năng gan, thận suy giảm, vệ khí hư hao, hàn khí xâm nhập qua da, tới xương khớp, tích tụ độc tố. Từ đó, gây nên tình trạng bí tắc kinh mạch, dẫn đến chứng đau nhức xương khớp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau nhức xương khớp tăng mạnh khi giao mùa, trời lạnh. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể liên hệ Tuấn tôi sẽ giải đáp chi tiết, cụ thể.

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (7 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Bình luận (100)

  1. Cậu cả says: Trả lời

    Các ông các bà dùng thuốc xương khớp đỗ minh rồi thì cho tôi hỏi thuốc này dùng bao lâu mới có hiệu quả giảm đâu vậy vì nghe nói thuốc đông y lâu có tác dụng lắm

    1. Trang Trần Sayya says:

      đúng rồi dùng thuốc đông y thì phải kiên trì mới có hiệu quả cao, như mình bị thoái hóa khớp gối đi khám thì được bs Tuấn kê cho 3 tháng thuốc uống, uống hết tháng thuốc đầu tiên thì các cơn đau nhứng đầu gối ít xuất hiện hơn trước nhưng tình trạng đau khi thay đổi tue thế vẫn còn, qua tháng thứ 2 uống thuốc thì đỡ đau ban đêm hơn, ngồi lâu đứng dậy cũng k còn bị tê chỉ cảm thấy hơi cộm khớp xíu, di chuyển dễ hơn rồi, dần dần theo mỗi liều thuốc thì tình trạng đau giảm càng nhiều và dần dần k xuất hiện nữa khi mình uống hết tháng thuốc thứ 3, từ đó thấy khỏi hẳn, mua gió rét lạnh cũng k bị đau nhức lại gì cả, nói chung để có kết quả tốt thì cũng phải kiên trì uống 3 tháng thuốc k bỏ bữa nào đấy

    2. Loan Nè says:

      Tình trạng mẹ em nặng hơn hay sao ấy, mẹ em cũng 69 tuổi rồi bs kê cho 5 tháng thuốc uống, nhưng mà thuốc đông y người già uống cũng tốt lắm, mẹ em cũng chịu uống nên từ sau đợt uống thuốc thấy người cũng có sức sống hơn, có da có thịt hơn vì k có bị những cơn đau làm cho mệt mỏi nữa, mà k phải ai cũng có thời gian dùng thuốc giống nhau nên anh phải đi khám bs nắm tình hình mới tư vấn chi tiết cho được anh ạ. Đây anh đọc review của mọi người này, mỗi người dùng thuốc này lại có thời gian điều trị khác nhau https://vimed.org/bai-thuoc-xuong-khop-do-minh-review-18007.html

  2. chu van tuoc says: Trả lời

    toi bị dau khop dau goi , co ba hang xom chi lay la ngai cuu dap len dau goi 1 tuan sẽ giam dau , co dung vạy khong?

    1. Ngọc Anh Ng says:

      mình cũng nghe nhiều người mách dùng lá ngải cứu nhưng người thì nói dùng lá ngải cứu tươi người thì nói dùng lá khô nên k biết dùng lá nào thì tốt hơn?

    2. Cả đời vì em says:

      Lá ngải cứu tôi dùng lá tưới rang lên với muối rồi đắp, mấy ngày đầu đắp thì giảm đau thật nhưng có lẽ chỉ được mấy ngày mới dùng, sau 1 tuần đó thì có đắp cũng k thấy giảm đau nhiêu nữa.

  3. Loan Vy says: Trả lời

    Mình vừa xem được video vườn thuốc của đỗ minh đường, thấy có vẻ họ đăng tải nhiều video vườn thuốc của họ đấy, vậy là hoá ra bên này tự trồng dược liệu thuốc để điều chê thuốc luôn, đầu tư thật

    1. Phúc Nguyên says:

      Đúng rồi nhà thuốc này có 3 hay 4 vườn dược liệu luôn ấy chứ, mà vườn nào cũng đạt đủ tiêu chuẩn GACP WHO của bộ y tế cả, giờ phốt đông y dùng dược liệu bẩn nhiều nên có được nhà thuốc tự cung cấp dược liệu như này uống thuốc đỡ lo, cảm thấy an toán hơn hẳn

  4. phạm Thoaik says: Trả lời

    Mẹ mình đau khớp chân 2 tháng nay đi lại k được, nhà mình cũng xa và k có điều kiện đi khám tận nơi, bác sĩ có thể tu vấn cho mẹ mình được k ạ?

    1. Lương y Đỗ Minh Tuấn says:

      Chào bạn phạm Thoaik,
      Hiện tại, với trường hợp người bệnh không đến trực tiếp được thì tôi có hỗ trợ tư vấn bệnh qua điện thoại hoặc video call và gửi thuốc về nhà cho người bệnh qua đường bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để tôi tư vấn hoặc liên hệ tới nhà thuốc qua hotline 0963 302 349 / 0984 650 816 để được hỗ trợ bạn nhé. Cảm ơn bạn.

    2. Trần oanh says:

      Mẹ mình bị thoái hóa khớp gối giờ k đi lại đc, mình muốn đến nhà thuốc bs châm cứu cho mẹ mình được k, mình chỉ châm cứu thôi vì nghe nói châm cứu lâu dễ đi lại được hơn

    3. Lương y Đỗ Minh Tuấn says:

      Chào bạn Trần Oanh,
      Có rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối đến nhà thuốc điều trị và đều đạt hiệu quả cao. Thông thường, khi điều trị xương khớp, tôi sẽ cho bệnh nhân kết hợp cả dùng thuốc và châm cứu đẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất. Để có thể tư vấn cụ thể cho mẹ bạn, tôi cần nắm rõ hơn về mức độ bệnh, tình trạng, triệu chứng của mẹ bạn. Bạn vui lòng đưa mẹ đến trực tiếp nhà thuốc hoặc liên hệ tới các số hotline sau để tôi tư vấn cụ thể phác đồ điều trị cho mẹ bạn nhé : 0963 302 349 / 0938 449 768

  5. My My says: Trả lời

    Lá lốt, lá chè xanh, lá ngải cứu, cây nha đam chữa viêm khớp rất tốt đấy, mấy bác bị đau khớp thì cứ mấy lá này mà triển, cách chế biến thì trên mạng hướng dẫn chi tiết luôn, dễ làm lắm các bác lên mạng đọc rồi làm theo, đảm bảo hết đau khớp

    1. Lê Ngọc Lý says:

      E lại thấy mấy phương pháp dân gian này hên xui lắm chị ơi, tùy cơ địa người nào hợp dùng mới đỡ đau chứ ba em dùng lá lốt đắp với đun uống 2 tháng chẳng đỡ gì, tốt nhất cứ mua thuốc mà uống chứ cứ để lâu k khoi mà xương khớp thoái hóa thêm

Mắt Cá Chân Bị Sưng Phù Đau Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Mắt cá chân bị sưng phù đau: Nguyên nhân và cách cải thiện

Mắt cá chân bị sưng phù đau: Nguyên nhân và cách cải thiện

Bệnh đau nhức xương khớp tăng mạnh khi giao mùa, trời lạnh: Chuyên gia lý giải nguyên nhân, cách chữa

Đau Nhức Xương Khớp Trời Lạnh, Giao Mùa Tăng Mạnh: Chuyên Gia Lý Giải Nguyên Nhân, Cách Chữa

Đau Nhức Xương Khớp Trời Lạnh, Giao Mùa Tăng Mạnh: Chuyên Gia Lý Giải Nguyên...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua