Top 3 Cách Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Chữa bệnh xương khớp bằng phương pháp nào? Có hiệu quả ra sao? Liệu có nhất thiết phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm… đó là những câu hỏi tôi gặp rất nhiều trong quá trình thăm khám trực tiếp cho bà con. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết, tôi đã cố gắng dành thời gian biên soạn bài viết này, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về cách chữa bệnh đau nhức xương khớp.
Khi bệnh xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn thì y học cũng phải “chạy đua” để đưa ra nhiều biện pháp chăm sóc sức khỏe cho con người. Thế nên, ngày nay có rất nhiều cách chữa bệnh xương khớp mà bà con có thể tham khảo như chữa bằng đông y, tây y, mẹo dân gian hay vật lý trị liệu. Trong bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu đến mọi người lần lượt từng phương pháp.
Chữa bệnh xương khớp bằng tây y
Là một thầy thuốc y học cổ truyền nhưng tôi không bác bỏ những hiệu quả chữa bệnh mà y học hiện đại mang đến, ngược lại, tôi cũng cố gắng ứng dụng những ưu điểm của tây y trong chữa bệnh để mang đến nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe hơn cho bà con. Nói về phương pháp chữa đau nhức xương khớp bằng tây y, tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, tham khảo qua một số anh chị em là bác sĩ chuyên khoa để mang đến cho bạn đọc thông tin chính xác, khách quan nhất.
Hiện nay, tây y trị bệnh xương khớp theo 2 phương pháp là dùng thuốc và phẫu thuật.
Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc tây
Trong số 10 người bệnh xương khớp đến khám chữa cùng tôi thì có đến 9 người đã từng dùng thuốc tây điều trị trước đó, điều này không có gì làm lạ. Bởi thuốc tây vốn rất tiện lợi, người bệnh chỉ cần uống theo đúng đơn, chỉ định của bác sĩ, không phải đun nấu cầu kỳ gì nhiều, đồng thời mang lại tác dụng giảm đau rất nhanh. Một số loại thuốc thường có trong đơn thuốc chữa bệnh xương khớp như:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau mang đến tác dụng rất nhanh, một số loại thuốc liều nhẹ có thể phát huy tác dụng từ 1 – 2 tiếng sau khi sử dụng, vì thế đây là loại thuốc thường dùng nhất của bệnh nhân đau xương khớp. Một số loại thuốc phổ biến như paracetamol, aspirin, neurontin,… Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau này thường gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như dạ dày, thận, gan… Thế nên bà con nhớ chú ý tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Thuốc chống viêm không steroid: Một số trường hợp người bệnh bị đau nhức xương khớp kèm tình trạng viêm khiến cho tổn thương trở nên nặng hơn, bệnh phát triển nhanh chóng, khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm để hỗ trợ mọi người điều trị. Các loại thuốc phổ biến thường dùng như meloxicam (thuốc dạng tiêm được chỉ định dùng không quá 15 mg, 1 lần mỗi ngày, dạng uống dùng 7,5 mg/ lần/ ngày), diclofenac (thuốc dạng uống dùng 75- 150 mg chia thành 2- 3 lần mỗi ngày)
- Thuốc vitamin: Bệnh nhân đau xương khớp cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc bổ sung vitamin giúp bổ thần kinh. Nhóm vitamin thường dùng là vitamin B1, B6, B12,… cho tác dụng sinh huyết, bổ sung vi chất hữu ích cho người bệnh, tăng cường chuyển hóa năng lượng.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc tây, bà con cần cẩn thận bởi thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ như teo cơ, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, hay một số biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, ho, buồn nôn,… Vì thế, người bệnh khi lựa chọn cách điều trị đau nhức xương khớp bằng thuốc tây cần lưu ý:
- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Không tự ý gia giảm liều lượng hay ngưng thuốc
- Khi gặp các biểu hiện bất thường, cần tham khảo ý kiến chuyên gia ngay
- Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để chữa bệnh
Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng phẫu thuật
Phẫu thuật ngoại khoa được xem là phương pháp “bất đắc dĩ” được tính đến khi việc sử dụng thuốc bị vô hiệu hóa sau khoảng 5 – 8 tuần áp dụng, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp phẫu thuật thường dùng như:
- Phẫu thuật mở: Kỹ thuật mổ mở qua ống banh cho phép bác sĩ có thể loại bỏ phần xương khớp, sụn, đĩa đệm,… bị tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây nên đau đớn. Phương pháp này có thể sử dụng kính hiển vi để hỗ trợ.
- Phẫu thuật tái tạo: Thực hiện phẫu thuật tái tạo khớp được chỉ định khi tổn thương lan rộng đến các khu vực xung quanh. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ làm trơn 2 đầu xương khớp với nhau, để khi người bệnh vận động, các khớp cơ linh hoạt dễ dàng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ phần khớp bị tổn thương nặng rồi đặt dụng cụ hỗ trợ vào trong.
- Chỉnh dây chằng và gân: Nhiều tình trạng người bệnh bị đau xương khớp do sự chèn ép từ gân, dây thần kinh và dây chằng. Vì thế, phương pháp phẫu thuật này giúp hỗ trợ ngăn ngừa khả năng đứt dây chằng, tăng cường hoạt động toàn bộ của hệ khớp.
Những phương pháp phẫu thuật kể trên thường đi kèm rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện, di chứng để lại sau phẫu thuật cũng cao. Nhìn chung, nếu không phải là sự lựa chọn cuối cùng thì tôi khuyên bà con đừng vội thực hiện phẫu thuật khi chưa thử qua nhiều phương pháp chữa bệnh lành tính hơn.
Chữa bệnh xương khớp bằng mẹo dân gian tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị, tôi thấy nhiều bà con mình cũng có thói quen chữa bệnh bằng cây thuốc quanh nhà, cách làm này vừa đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, lại an toàn, tiết kiệm chi phí. Với những bài thuốc dân gian tôi sắp chia sẻ sau đây, bà con thử tham khảo áp dụng cho tình trạng bệnh xương khớp của mình.
Ngải cứu chữa đau xương khớp
Trong các tài liệu y học cổ truyền, cây ngải cứu có tính ấm, giúp ôn kinh, sát trùng, trừ hàn, hỗ trợ lưu thông khí huyết và chỉ thống. Ngoài ra, trong lá cây ngải cứu còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Cây ngải thuốc này thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, rong kinh, thoái hóa khớp, bệnh thoát vị đĩa đệm hay những bệnh cảm lạnh, đau bụng,…
Có nhiều cách dùng ngải cứu chữa đau xương khớp, bà còn có thể tham khảo 1 vài cách như sau:
- Thuốc đắp từ ngải cứu: Rang nóng lá ngải cứu cùng muối, bọc trong túi vải rồi chườm lên vùng xương khớp bị tổn thương để hỗ trợ giảm đau, thực hiện trong khoảng 20 phút. Nếu trường hợp lá ngải cứu nguội đi, bạn có thể cho sao nóng lên rồi tiếp tục thực hiện lặp lại (dùng cách này 3- 4 lần mỗi ngày).
- Uống thuốc lá ngải cứu: Mọi người cũng có thể xay nhuyễn lá ngải cứu cùng nước cốt chanh và mật ong, uống 2 lần mỗi ngày vào sáng, tối, sử dụng liên tục trong khoảng 15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh xương khớp từ lá lốt
Nhắc đến lá lốt, bà con mình chắc không còn lạ lẫm gì nữa, đặc biệt ở các vùng nông thôn, đây còn được xem như là một loại thực phẩm quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của người dân. Trong dân gian, lá lốt còn là một vị thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, đau xương khớp, đầy bụng khó tiêu… Lá lốt có tính ấm mang lại tác dụng tiêu viêm, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu và tiêu viêm rất tốt, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoát vị, thoái hóa,…
Khi sử dụng vị thuốc dân gian này chữa bệnh, bà con có thể thực hiện theo 2 cách:
- Thuốc đắp từ lá lốt: Lấy lá lốt đem rửa sạch rồi để ráo, mang lên sao nóng cùng với muối biển cho đến khi lá lốt héo đi thì tắt bếp. Cho phần dược liệu vào chiếc khăn mỏng, gói lại rồi thực hiện chườm nóng lên vị trí bị đau trong khoảng 15 phút. Người bệnh áp dụng cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cảm nhận được những thay đổi của bệnh.
- Thuốc uống từ lá lốt: Chuẩn bị 100gr lá lốt cùng 300ml sữa bò tươi, xay nhuyễn lá lốt rồi vắt lấy nước cốt, thêm sữa tươi vào rồi cho lên bếp đun sôi. Bà con sử dụng hỗn hợp này khi còn nóng để mang lại hiệu quả cao hơn.
Mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp từ cây xương rồng
Theo tìm hiểu của tôi, cây xương rồng có tính hàn, khi đi vào cơ thể chúng ta nõ sẽ hỗ trợ giải độc tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức. Ngoài ra, loại cây này cũng chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa dồi dào giúp hỗ trợ khắc phục những tổn thương do đau xương khớp gây ra.
- Sử dụng xương rồng ba chia: Bà con lấy khoảng 2 – 3 nhánh xương rồng, gọt bỏ phần cạnh xung quanh, rửa sạch rồi đập dập xương rồng cũng một ít muối. Sau đó, cho xương rồng vào chảo rang nóng lên rồi cho ra khăn mỏng, bọc lại, chờ nguội bớt rồi chườm lên vùng xương khớp bị đau. Thực hiện cách làm này đều đặn hàng ngày để hỗ trợ giảm đau.
- Sử dụng xương rồng bẹ: Lấy khoảng 2- 3 bẹ xương rồng, rửa sạch, gọt bỏ gai rồi ngâm vào nước muối loãng trong 5 phút. Sau khi để ráo khô xương rồng, mọi người lấy chúng hơ trên bếp than hồng cho đến khi bẹ xương rồng nóng lên thì dùng đắp vào phần xương khớp bị tổn thương, cứ thay đổi giữa các bẹ xương rồng với nhau khi chúng bị nguội bớt đi. Thực hiện cách này liên tục trong 15 ngày để cảm nhận xương khớp giảm đau hơn.
Chữa đau nhức xương khớp bằng đông y
Y học cổ truyền từ lâu đã phát triển nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh xương khớp hiệu quả, cho đến nay, các bài thuốc cổ truyền vẫn được những thầy thuốc chúng tôi gìn giữ và phát triển cho phù hợp với nhu cầu người bệnh hiện đại.
Tùy thuộc vào những thể bệnh đau xương khớp khác nhau, chúng tôi sẽ có những bài thuốc điều trị riêng. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến mọi người một số bài thuốc đông y điển hình nhất giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả cao.
Bài thuốc giúp hỗ trợ hoạt huyết
Bài thuốc này giúp bệnh nhân đau xương khớp có thể cải thiện được can, thận, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp để hỗ trợ giảm đau và kháng viêm. Bài thuốc nam được kết hợp từ các vị thuốc có tính cay giúp mọi người lưu thông khí huyết, phục hồi vùng xương khớp bị tổn thương.
- Thành phần: Phòng phong, địa hoàng, ý dĩ nhân, quế chi, tần giao, hoàng bá, rễ cỏ xước, uy linh tiên,…
- Cách thực hiện: Lấy tất cả các dược liệu kể trên đem sắc cùng 6 bát nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 30 -45 phút rồi tắt bếp, người bệnh uống ngày 1 thang.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp vùng thắt lưng
Không ít người bệnh gặp phải tình trạng đau xương khớp vùng thắt lưng, đặc biệt là cột sống thắt lưng. Bài thuốc đông y này sẽ giúp người bệnh đẩy lùi nhanh chóng cơn đau, hỗ trợ lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể và tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.
- Thành phần: Rễ ngưu tất, ý dĩ, đỗ trọng, lá lốt
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đun cùng 4 bát nước trong khoảng 20 phút thì tắt bếp. Bà con sử dụng 3 lần mỗi ngày trong khoảng 4 tuần sẽ dần cảm thấy những cơn đau vùng thắt lưng giảm rõ rệt
Bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp do thận dương hư
Người bệnh gặp phải thể bệnh này có thể cảm thấy đau âm ỉ xương khớp, đồng thời chức năng của thận suy yếu, thể hàn thấp. Bài thuốc giúp bồi bổ tạng thận, tàn hàn từ sâu bên trong để người bệnh hồi phục từ trong ra ngoài.
- Thành phần: Hoài sơn, kỷ tử, thỏ ty tử, đỗ trọng, tục đoạn, thục địa, đương quy, cao ban long,…
- Thực hiện: Đun sắc tất cả các vị thuốc kể trên cùng 6 bát nước rồi uống đều đặn hàng ngày.
Tùy vào mức độ đau xương khớp và thể trạng sức khỏe của mỗi người, khi chân đoán bệnh, các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng để đưa ra bài thuốc phù hợp nhất cho mọi người.
Vậy nên, phần tiếp theo trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu đến mọi người một phương pháp chữa đau xương khớp thường được bà con mình sử dụng cùng lúc với việc uống thuốc để nâng cao hiệu quả, đó chính là vật lý trị liệu.
Chữa đau xương khớp bằng vật lý trị liệu
Thật ra phương pháp này không quá mới lạ, tuy nhiên, những năm gần đây được nhiều người tin tưởng áp dụng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã hỗ trợ cho thầy thuốc chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện vật lý trị liệu chữa bệnh đau xương khớp cho người dân. Thế nên, biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu thường dùng chữa đau xương khớp hiện nay như:
- Châm cứu bấm huyệt: Hỗ trợ người bệnh làm giãn các khối cơ bị chèn ép vào nhau, đồng thời, phương pháp này kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng đến vùng xương khớp bị tổn thương. Trong quá trình châm cứu bấm huyệt, cơ thể chúng ta tiết ra hormon ức chế cơn đau, khiến người bệnh dễ chịu hơn.
- Massage: Phương pháp này sử dụng tay để xoa bóp trực tiếp lên vùng da có xương khớp bị tổn thương nhằm giúp người bệnh thoải mái và giảm đau hơn. Cách này còn giúp cho hệ thống dây chằng và các cơ bắp phục hồi nhanh hơn, kích thích các khớp tiết nhờ để cột sống vận động linh hoạt, tránh khô khớp, hỗ trợ lưu thông máu.
- Trị liệu thủy nhiệt: Cách trị đau nhức xương khớp này thường dành cho người bệnh ở thể mãn tính, bà con bị yếu cơ hoặc gặp các biến chứng của bệnh thần kinh. Trị liệu thủy nhiệt giúp hồi phục khớp và các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau và tăng cường lưu thông máu, cải thiện hoạt động của cột sống.
- Thủy châm: Đây có thể được xem là cách chữa bệnh đau xương khớp kết hợp tây y và đông y, phương pháp này thực chất là thủ thuật đưa thuốc vào huyệt giúp kích thích hoạt động của các khớp cơ. Cách này không những giúp ức chế sự phát triển của những cơn đau mà còn khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh.
Hiện nay, những phương pháp vật lý trị liệu kể trên đều được các bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường thực hiện điều trị bệnh xương khớp nói chung như chữa thoái hóa khớp, chữa viêm xương khớp,… cho người bệnh. Liệu trình của nhà thuốc tôi là kết hợp bài thuốc nam gia truyền và phương pháp trị liệu vật lý để mang lại tác dụng chữa bệnh toàn diện từ trong lẫn ngoài.
Bà con khi đến điều trị đều được Bs Trần Hải Long – Trưởng khoa Vật lý trị liệu tại Đỗ Minh Đường trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cho mỗi người. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, liệu trình chữa bệnh đau nhức xương khớp cũng khác.
Ví như chú Xuân Hinh đến điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở nhà thuốc tôi vào giữa năm ngoái, trường hợp của chú Hinh chỉ cần sử dụng 2 tháng bài thuốc cùng 10 buổi châm cứu bấm huyệt đã khỏi. Thế nhưng với những trường hợp bệnh nặng, nguy cơ bại liệt cao, lại từng sử dụng qua nhiều phương pháp khiến cơ thể “nhờn thuốc”, thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm như chú Đăng (Phú Thọ) thì phải dùng đến tận 5 tháng thuốc cùng 24 buổi vật lý trị liệu.
Vừa rồi tôi đã giới thiệu đến bà con những phương pháp chữa đau nhức xương khớp phổ biến nhất hiện nay, dù lựa chọn biện pháp nào, tôi cũng hy vọng mọi người có thể theo đuổi đến cùng và nghiêm túc thực hiện, có thế mới mang lại hiệu quả được.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Từ ngày tôi sinh em bé, tiêm gây tê tuỷ sống là tôi bị đau lưng từ đợt đó tới giờ. Cứ thỉnh thoảng lại đau. Nhất là sáng ngủ dậy rất đau. Hồi trước thì hay uống thuốc giảm đau nhưng uống nhiều thấy vẫn vậy mà có tác dụng phụ nên tôi không uống nữa. Giờ không biết nên điều trị bằng thuốc gì để khỏi được mọi người?
Mọi người cho tôi hỏi là bác sĩ Đỗ Minh Tuấn điều trị bằng thuốc nam hay thuốc bắc vậy. Tôi bị bệnh đau xương khớp khá lâu năm có ông bạn làm bác sĩ cũng khuyên dùng thuốc đông y. Nhưng ông bảo nếu dùng thì tìm thuốc nam dùng sẽ an toàn hơn là thuốc bắc. Vì thuốc bắc bây giờ người ta nhập lậu từ Tàu nhiều không đảm bảo chất lượng và có nhiều hoá chất.
Không biết thực hư thế nào mình vừa đọc được bài báo viết là nhà thuốc Đỗ Minh Đường của bác sĩ Tuấn có bài thuốc gia truyền chữa xương khớp rất tốt được nhiều bệnh nhân dùng rồi phản hồi hay lắm http://chuabenhviemkhop.com/thuoc-chua-benh-viem-xuong-khop-dong-ho-do-minh.html
Đang bị đau xương khớp ngoài uống thuốc ra thì việc ăn uống thường ngày có cần lưu ý kiêng khem gì không bác sĩ?