Bé Thở Khò Khè Có Tiêm Phòng Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng
Bé thở khò khè có tiêm phòng được không là thắc mắc được không ít bậc phụ huynh quan tâm. Bởi nhiều cha mẹ lo ngại rằng việc tiêm phòng khi sức khỏe của trẻ đang yếu sẽ khiến bệnh tình của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Để tìm được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bé thở khò khè có tiêm phòng được không?
Tiêm phòng là một trong những phương pháp giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lo lắng không biết liệu bé thở khò khè có tiêm phòng được không?
Thực tế sẽ không có câu trả lời nào chính xác tuyệt đối. Các bác sĩ cho biết, việc có đồng ý cho trẻ tiêm phòng khi trẻ đang bị sổ mũi, thở khò khè hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như biểu hiện lâm sàng của trẻ.
Thở khò khè, sổ mũi có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trong trường hợp bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị cho đến khi bé khỏe mạnh hoàn toàn rồi tiêm phòng. Còn nếu bé bị nhiễm virus và có khả năng tự khỏi thì sẽ không cần dùng đến kháng sinh. Lúc này trẻ có thể được tiêm phòng như bình thường.
Để xác định được nguyên nhân gây bệnh do virus hay vi khuẩn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra. Đồng thời trẻ cũng cần được sàng lọc tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong và sau khi tiêm.
Những trường hợp cần tạm hoãn hoặc chống chỉ định tiêm phòng
Dưới đây là một số trường hợp trẻ sẽ cần phải tạm hoãn tiêm phòng, chỉ tiêm khi sức khỏe của trẻ đã ổn định:
- Trẻ bị suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan, suy tuần hoàn, hôn mê.
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng.
- Thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 35,5 độ C hoặc tăng cao trên 37,5 độ C.
- Trẻ đang trong thời kỳ dùng các sản phẩm có chứa globulin miễn dịch trừ kháng huyết thanh viêm gan B hoặc đã dùng cách đó 3 tháng.
- Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid với liều cao, xạ trị, hóa trị cách đó 2 tuần.
- Trẻ có cân nặng dưới 2kg.
- Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần với cùng loại vacxin sau các lần tiêm chủng trước đó.
- Trẻ bị bệnh bẩm sinh ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, máu, tiết niệu.
Ngoài ra cũng có những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng trong những lần tiêm vacxin trước đó. Bao gồm các dấu hiệu như sốt cao trên 39°C, co giật, tím tái, khó thở, dấu hiệu não/màng não.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc bị nhiễm HIV giai đoạn IV.
Cách cải thiện nhanh tình trạng thở khò khè ở trẻ nhỏ
Trường hợp trẻ chỉ bị thở khò khè, sổ mũi do thời tiết hoặc do dị ứng, không sốt và không có những biểu hiện nghiêm trọng khác. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau giúp trẻ nhanh khỏi bệnh để không bỏ lỡ lịch tiêm phòng:
- Pha nước gừng ấm hoặc trà quế cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.
- Xoa lưng và ngực cho trẻ bằng tinh dầu mù tạt.
- Nhỏ tinh dầu khuynh diệp vào áo hoặc khăn tay của trẻ, cho trẻ ngửi hàng ngày.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm và nước chanh ấm.
- Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày.
- Dùng lá húng chanh hấp đường phèn, gạn lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.
- Cho trẻ sử dụng thật nhiều hoa quả tươi và các loại rau xanh.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bé thở khò khè có tiêm phòng được không. Đồng thời đưa ra cho cha mẹ một vài mẹo nhỏ để giúp làm thông mũi và cải thiện tình trạng thở khò khè ở trẻ. Trường hợp trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!