Thay Đĩa Đệm Nhân Tạo Nguy Hiểm Không? Chi Phí Đắt Không?
Phương án thay đĩa đệm nhân tạo được chỉ định cho những trường hợp nặng, đĩa đệm tổn thương, hoại tử không thể phục hồi. Bác sĩ sẽ thăm khám, sau đó hướng dẫn bà con cách điều trị tương ứng. Trường hợp cần thay thế đĩa đệm nhân tạo sẽ được cân nhắc và thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn nhất.
Tìm hiểu về đĩa đệm nhân tạo
Đĩa đệm là tên gọi của lớp đệm giữa hai đốt sống có nhiệm vụ giảm sốc, giúp cột sống linh hoạt, dẻo dai khi vận động, thực hiện các động tác uốn cong, vặn người. Đĩa đệm mềm, dẻo bên ngoài là bao xơ chứa đầy nhân nhầy bên trong.
Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra ở lớp lót này. Thường gặp nhất là trường hợp tổn thương đĩa đệm, nứt rách bao xơ khiến nhân nhầy chảy tràn chèn ép dây thần kinh hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, đĩa đệm còn có khả năng bị thoái hóa, bị xẹp, phồng bất thường.
Tình trạng tổn thương đĩa đệm cần được theo dõi, kiểm soát và điều trị sớm. Bởi như bà con cũng biết khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh trong thời gian dài có khả năng phát sinh nhiều biến chứng.
Trường hợp đĩa đệm hư hỏng, hoại tử gây đau đớn dữ dội. Giai đoạn nặng không thể kiểm soát bằng biện pháp nội khoa, bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật điều trị. Trong đó, phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo được tiến hành nhằm loại bỏ và thay thế đĩa đệm bị hư tổn nặng.
Đĩa đệm nhân tạo được làm từ chất liệu tổng hợp an toàn với con người. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để thay mới đĩa đệm. Về hình dạng, cấu trúc đĩa đệm nhân tạo được thiết kế, mô phỏng cấu trũ đĩa đệm tự nhiên một cách chính xác nhất, phù hợp với đốt sống của từng bệnh nhân.
Đĩa đệm nhân tạo giúp duy trì cấu trúc, chức năng cột sống. Khác với đĩa đệm tự nhiên, đĩa đệm nhân tạo có khả năng chống mài mòn và chống biến dạng cao. Về khả năng chịu lực cũng tốt hơn so với đĩa đệm nguyên thủy của cơ thể.
Hiện nay, có các loại đĩa đệm nhân tạo được dùng phổ biến như composite, hydraulic, elastic, mechanical. Mỗi trường hợp sau thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cách can thiệp phù hợp, đảm bảo an toàn cho bà con.
Khi nào nên thay đĩa đệm nhân tạo?
Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo. Theo đó, phương án xâm lấn này chỉ áp dụng trong trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng, nhân nhầy chảy tràn chèn ép dây thần kinh không thể điều trị bằng biện pháp nội khoa.
Phẫu thuật cột sống thay mới đĩa đệm nhân tạo nhằm giảm các triệu chứng đau nhức, duy trì chức năng cột sống và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là những trường hợp cần thay đĩa đệm nhân tạo:
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm tổn thương nặng nề, có khả năng sinh biến chứng cao. Lúc này sau khi bác sĩ chụp CT Scan và MRI phát hiện đĩa đệm hoại tử, ảnh hưởng rễ dây thần kinh và tủy sống.
- Đĩa đệm nhân tạo được chỉ định cho trường hợp thoát vị đĩa đệm đa tầng, đau nhức lan rộng ra các khu vực khác trên cơ thể khiến bà con gặp nhiều vấn đề trong đời sống, sinh hoạt và sức khỏe.
- Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nặng nề, tổn thương rễ thần kinh dần đến các biến chứng như ngứa ngáy, yếu tứ chi, không kiểm soát được đại tiểu tiện.
- Thay đĩa đệm nhân tạo còn được chỉ định cho đối tượng không đáp ứng điều trị nội khoa, kết quả dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ không còn mang lại hiệu quả tích cực.
- Phẫu thuật được áp dụng cho đối tượng có dấu hiệu biến chứng, triệu chứng thoát vị, thoái hóa và tổn thương đĩa đệm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ sẽ thăm khám thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ phương án điều trị nào. Bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để tiến hành thăm khám, chữa trị đảm bảo an toàn.
Có nên thay đĩa đệm nhân tạo không?
Có nên thay đĩa đệm nhân tạo không? Rất nhiều bà con quan tâm đến vấn đề này. Trước khi giải đáp, Tuấn tôi sẽ đề cập đến mục tiêu thay mới đĩa đệm cho bệnh nhân, bà con theo dõi thêm:
- Việc thay mới đĩa đệm nhân tạo với đĩa đệm tự nhiên bị hư hỏng nhằm duy trì chức năng của cột sống. Cột sống vẫn đảm bảo cử động linh hoạt bình thường nhờ vào đĩa đệm nhân tạo.
- Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo nhằm mục địch giảm bớt sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh, phòng tránh biến chứng.
Tuy nhiên như tôi đã đề cập, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định biện phá can thiệp ngoại khoa này. Thay đĩa đệm nhân tạo cần phải thực hiện trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Đối tượng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm nhẹ, chưa có nhiều tổn thương và có khả năng phục hồi bằng các giải pháp nội khoa sẽ không cần phẫu thuật thay đĩa đệm.
Trường hợp tổn thương đĩa đệm nặng, có dấu hiệu hoại tử, biến chứng phải can thiệp ngoại khoa để kéo dài tiên lượng cho cột sống lưng, đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không?
Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo ngoài đem đến những hiệu quả khả quan, mang lại hy vọng duy trì chức năng cột sống thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Có thể nói đây là thủ thuật xâm lấn ngoại khoa quy mô lớn. Bác sĩ sẽ rạch dao phẫu thuật tạo một đường để tiếp cận vị trí thoát vị. Sau khi xem xét nhận định mức độ thương tổn, phần đĩa đệm tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.
Đảm bảo trong quá trình tiến hành không khiến phần cấu trúc mạch máu bị tổn thương hoặc ảnh hưởng đến tủy sống cũng như các cơ quan khác. Do cuộc phẫu thuật đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm nên thường bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ được chỉ định tham gia.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do sai sót trong phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Mặc dù vậy, trường hợp bà con thực hiện khám chữa tại cơ sở y tế không đảm bảo, một vài rủi ro vẫn có thể xuất hiện gây hại cho đời sống, sức khỏe của bà con.
Cụ thể là tình trạng phẫu thuật vô tình làm rách màng cứng. Khi đó lớp bao xơ bao bọc tủy sống có thể bị vỡ dẫn đến biến chứng nguy hại khác, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bà con cũng không cần quá lo lắng bởi tỷ lệ ca phẫu thuật gặp biến chứng này chỉ có khoảng 0,77%.
Những trường hợp gặp biến chứng trong quá trình thay thế đĩa đệm nhân tạo có thể xảy ra như liệt cột sống, tổn thương dây thần kinh,… Bà con nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám bệnh uy tín, chất lượng có bác sĩ giỏi, trang thiết bị vật tư y tế hiện đại để điều trị đạt hiệu quả cao và an toàn nhất.
Quy trình thay đĩa đệm nhân tạo
Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán thận trọng trước khi chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo cho từng đối tượng bệnh nhân. Theo đó, những xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành như CT scan, MRI, X quang, điện cơ và thực hiện nghiên cứu dẫn truyền thần kinh cho bệnh nhân.
Kỹ thuật mổ sẽ được chỉ định cho từng trường hợp. Bác sĩ cũng sẽ trao đổi với người nhà, người bệnh các rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi thay đĩa đệm nhân tạo. Bà con nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cũng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Trước khi bước vào phòng phẫu thuật, trong ngày hôm đó bệnh nhân được yêu cầu không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện. Bệnh nhân nên trao đổi các vấn đề đang gặp phải, giảm bớt áp lực và nên giữ tinh thần lạc quan khi tiến hành mổ thay đĩa đệm.
Trường hợp phẫu thuật cột sống cổ và thắt lưng sẽ được tiến hành với các bước cơ bản như sau:
Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng:
- Tiến hành gây mê toàn thần, đặt người bệnh tư thế nằm ngửa rồi dùng C-arm xác định vị trí cần rạch đường mổ.
- Tiếp đến bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng dao mổ chuyên dụng rạch một đường dài khoảng 5-8cm ở hông của cơ thể bệnh nhân.
- Sau đó những phần như nội tạng, cơ bắp, mạch máu sẽ được di chuyển sang một phía để bác sĩ xác định vị trí đĩa đệm cột sống cần thay thế.
- Loại bỏ phần đĩa đệm tổn thương, bao gồm toàn bộ phần nhân nhầy tràn ra ngoài, vòng sợi và mâm sụn bị tổn thương. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị đo kích thước đốt sống, độ cong của cột sống để đặt đĩa đệm nhân tạo sao cho phù hợp nhất.
- Cấy ghép đĩa đệm nhân tạo, sau đó chụp X quang xác định độ chính xác rồi đưa mạch máu, các mô, cơ và nội tạng về vị trí cũ.
- Sau cùng kết thúc phẫu thuật bằng khâu vết thương và chuyển bệnh nhân đến phòng hồi sức tiếp tục theo dõi.
Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ:
- Gây mê toàn thân, bệnh nhân nằm ngủ, cố định đầu bằng khung Mayfield. Đồng thời bác sĩ sẽ dùng C-arm xác định vị trí cần tác động.
- Tiến hành rạch đường mổ với chiều dài khoảng 3cm. Phần cơ bám da cổ được cắt đi, xác định ranh giới động mạch cảnh và các bộ phân như khí quản, thực quản.
- Dùng tay để tách các tổ chức ra, vén khí thực quản vào bên trong bộ vén để giúp bác sĩ quan sát dễ dàng vị trí đĩa đệm cột sống cổ bị thương tổn.
- Tiếp tục dùng C-arm xác định vị trí phẫu thuật, loại bỏ đĩa đệm hư hỏng. Trước đó cổ đã được cố định bằng pince giúp không gian đĩa đệm được nới rộng ra dễ dàng cho việc loại bỏ đĩa đệm.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng kiểm tra kích thước đĩa đệm, sau đó thay đĩa đệm nhân tạo vào vị trí đã loại bỏ đĩa đệm. Kiểm tra lại lần nữa qua C-arm.
- Hệ thống pince được rút ra ngoài, cầm máu kỹ bằng sáp xương. Đặt dẫn lưu và đóng lớp sau phẫu thuật, khâu vết thương cho bệnh nhân.
Phục hồi cột sống sau khi thay đĩa đệm nhân tạo
Người bệnh sẽ được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật thay đĩa đệm nhận tạo và các biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống. Chi tiết như sâu:
Về việc chăm sóc vết thương sau mổ
Người bệnh được hướng dẫn cách dùng thuốc, chăm sóc vết thương hậu phẫu thận trọng để phòng chóng viêm nhiễm, nhiễm trùng vết mổ nguy hiểm. Những lưu ý bà con nên thận trọng như sau:
- Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi biểu hiện tại vết mổ và cơ thể để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nếu vết thương hoặc cơ thể người bệnh có biểu hiện bất thường cần gấp rút thông báo bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
- Mỗi ngày cần vệ sinh, thay băng vết thương để tránh viêm nhiễm. Thực hiện thao tác theo hướng dẫn, chú ý vệ sinh, người thay băng phải đảm bảo tay sạch sẽ, đeo găng tay y tế tuyệt trùng. Trường hợp phát hiện vết mổ có biểu hiện lạ cần thông báo bác sĩ ngay.
- Sau mổ người bệnh phải dùng thuốc giảm đau, chỉ sử dụng theo liều lượng được quy định, tránh lạm dụng. Trong trường hợp cần thiết bệnh nhân có thể được tiêm khách sinh.
- Bên cạnh các vấn đề kể trên, bà con đừng quên lựa chọn những món ăn lỏng, mềm dễ nhai và tiêu hóa cho người bệnh. Không nên ăn những món quá cứng, dai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, không tốt cho người mới vừa phẫu thuật cột sống. Ưu tiên bổ sung nguồn dinh dưỡng từ rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung protein vừa đủ, đồng thời cần nạp đủ dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể sớm phục hồi.
- Ngoài ra, sau phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo, bệnh nhân còn phải mang đai định hình, cố định cột sống trong 1-3 tháng. Tùy mỗi trường hợp thời gian sẽ ngắn hoặc kéo dài.
Phục hồi chức năng cột sống sau mổ
Mỗi ca phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo phải mất 3-5 tuần để đĩa đệm thích nghi. Thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh.
Bên cạnh chăm sóc, vệ sinh vết mổ, bệnh nhân sau khi đã có tiến triển tốt sẽ được hướng dẫn tập luyện các bài tập phục hồi chức năng. Bắt đầu từ những chuyển động đơn giản, tập nâng cao dần để hỗ trợ cột sống dần ổn định.
Chi phí thay đĩa đệm nhân tạo có đắt không?
Bên cạnh các thắc mắc kể trên, nhiều bệnh nhân quan tâm đến chi phí thay đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp phẫu thuật này có chi phí khá cao. Do các thiết bị cũng như đĩa đệm nhân tạo được nhập khẩu từ nước ngoài.
Tùy mỗi cơ sở y tế mà giá cho một ca mổ thay đĩa đệm nhân tạo sẽ dao động từ 50 triệu đồng đến 90 triệu đồng. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí khác như tiền viện phí, khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền thuốc,…
Bà con tốt nhất nên đến địa chỉ y tế lớn, có bác sĩ giỏi, uy tín để thăm khám và chữa bệnh. Trường hợp cần thay thế đĩa đệm, bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với người thân và bệnh nhân để thống nhất phương án can thiệp trước khi tiến hành.
Các vấn đề khác về đĩa đệm nhân tạo
Ngoài những vấn đề đã được đề cập, việc thay đĩa đệm nhân tạo còn nhiều thắc mắc khác từ người bệnh. Theo đó, một số câu hỏi và lưu ý bà con tham khảo thêm:
Đĩa đệm nhân tạo sử dụng trong thời gian bao lâu?
Đĩa đệm nhân tạo được đánh giá có độ bền cao, chịu được áp lực lớn hơn đĩa đệm tự nhiên. Ngoài ra, vật liệu làm đĩa đệm cũng có chất lượng tốt, tăng độ bền khi sử dụng đĩa đệm nhân tạo.
Theo đó, hiện nay nhiều ca thay đĩa đệm mới bằng vật liệu nhân tạo có khả năng sử dụng kéo dài đến 70 năm. Trường hợp có xuất hiện sự hao mòn thì tối thiểu đĩa đệm cũng có thể tồn tại trong vòng 40 năm.
Nếu đĩa đệm nhân tạo tốt, chất lượng không có sự hao mòn quá lớn thậm chí đĩa đệm còn có khả năng tồn tại đến 100 năm. Do đó, bà con có thể an tâm về việc sử dụng đĩa đệm nhân tạo thay thế, sau phẫu thuật sẽ không cần thực hiện thay mới như một số trường hợp khác.
Đối tượng không thể thay đĩa đệm nhân tạo
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh, duy trì chức năng cột sống. Tuy nhiên, thay đĩa đệm nhân tạo vẫn không phải là giải pháp tối ưu đối với một số trường hợp. Chống chỉ định phẫu thuật thay đĩa đệm đối với các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai
- Người gặp vấn đề cong vẹo cột sống do thừa cân béo phì
- Người bị chấn thương, đang phải cố định cột sống thắt lưng, trường hợp tai nạn làm gãy thân đốt sống.
- Chống chỉ định mổ khi bệnh nhân bị loãng xương, đang bị thoái hoá hoặc nhiễm trùng cột sống
- Trường hợp hẹp ống sống, trượt ống sống
- Cơ thể đang mắc bệnh tự miễn, đang dùng thuốc steroid điều trị bệnh
Trước khi chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm thận trọng. Bà con nên khai báo tình trạng sức khỏe trung thực cho bác sĩ. Khai báo về thuốc đang dùng, bệnh lý đang mắc phải để bác sĩ có hướng điều chỉnh phương án can thiệp cho phù hợp, an toàn nhất.
Lưu ý chăm sóc sau mổ thay đĩa đệm
Thay đĩa đệm nhân tạo là phương pháp can thiệp xâm lấn cơ thể bệnh nhân, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, các giải pháp ngoại khoa ngày càng an toàn, ít biến chứng hơn cho bệnh nhân.
Đối với trường hợp cần phẫu thuật thay đĩa đệm, bác sĩ sẽ trao đổi thận trọng với gia đình và bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị. Một số lưu ý cho bà con như sau:
- Hãy lựa chọn bệnh viện uy tín, bệnh viện lớn, có bác sĩ tay nghề giỏi, dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị vật tư y tế hiện đại.
- Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề thắc mắc, nhất là về chi phí điều trị, các rủi ro có thể xảy ra và giải pháp phòng tránh tốt nhất.
- Người bệnh sau khi đã phẫu thuật cột sống cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc, phục hồi chức năng của bác sĩ.
- Đặc biệt là giữ vệ sinh vết mổ thận trọng, tránh viêm nhiễm vết thương gây biến chứng nguy hiểm.
- Chăm sóc sức khỏe, ăn uống đều độ, duy trì vật lý trị liệu, vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Hạn chế tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều thể lực, tránh khiêng vác nặng sau khi thay đĩa đệm nhân tạo để tránh ảnh hưởng cột sống.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bà con phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi thay đĩa đệm để bác sĩ kịp thời hỗ trợ.
Thay đĩa đệm nhân tạo là phương pháp ngoại khoa được chỉ định cho tình trạng tổn thương nặng, có dấu hiệu biến chứng. Mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm, kiểm tra thận trọng trước khi phẫu thuật. Bà con nên tìm hiểu, đến bệnh viện lớn để thăm khám và nhận tư vấn điều trị theo hướng dẫn, sớm phục hồi, ổn định chức năng cột sống như bình thường.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!