Tay Bị Đau Nhức Trong Xương: Nguyên Nhân, Đối Tượng, Cách Chữa

Cánh tay hoặc bàn tay bị đau nhức trong xương là tình trạng không quá hiếm gặp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà triệu chứng này còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này là gì? Điều trị như thế nào? Tham khảo nội dung sau để có thêm được nhiều kiến thức hữu ích.

Tay bị đau nhức trong xương là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tay bị đau nhức trong xương thường xảy ra ở vùng cổ tay, ngón tay hoặc cánh tay. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một hoặc một số căn bệnh nghiêm trọng khác như: Hội chứng ống cổ tay, viêm đa rễ thần kinh, đa xơ cứng, tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên, viêm khớp dạng thấp,…

Tay bị đau nhức trong xương thường xảy ra ở vùng cổ tay
Tay bị đau nhức trong xương thường xảy ra ở vùng cổ tay

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh, bao gồm:

  • Cơn đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn.
  • Khó cử động ở cổ hoặc vai.
  • Suy giảm chức năng của cánh tay và hạn chế chức năng vận động.
  • Đau nhức cánh tay, vai và lưng nếu dùng lực quá mạnh, sẽ giảm đau khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cánh tay bị chấn thương bất ngờ, xuất hiện tiếng gãy xương.
  • Cánh tay có cảm giác bị đau nhức, sưng tấy, gặp khó khăn trong việc di chuyển cánh tay.

Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn xuất hiện thêm những triệu chứng như:

  • Cơn đau thắt ngực đột ngột.
  • Tức ngực dữ dội.
  • Xương cánh tay bị biến dạng hoặc lồi ra mà không có dấu hiệu chảy máu.

Khi gặp phải các dấu hiệu này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra ngay.

Nguyên nhân khiến tay bị đau nhức trong xương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Trong đó bao gồm:

  • Do bệnh tim mạch: Người gặp phải các vấn đề tim mạch thường gặp phải tình trạng đau nhức trong xương, tức ngực, khó thở, chóng mặt. Nguyên nhân là bởi lượng máu và oxy cung cấp đến các cơ quan khác bị suy giảm, gây ra tình trạng thoái hóa, đau nhức.
  • Bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gout,… là nguyên nhân khiến người bệnh bị tay bị đau nhức trong xương, khó cử động và cứng khớp.
  • Do thần kinh bị chèn ép: Các dây thần kinh xung quanh xương, cơ và gân của tay bị chèn ép gây ra cảm giác tê bì, đau nhức và ngứa ran khắp cánh tay.
  • Do chấn thương: Các chấn thương như gãy xương, bong gân, căng cơ quá mức khiến cho vùng xương ở cánh tay, cổ tay yếu hơn. Từ đó gây ra hiện tượng đau nhức trong xương.
  • Do rối loạn hệ miễn dịch: Những trường hợp bị rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,… sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công các phần mô của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức ở cổ tay, cánh tay, bàn tay,…
  • Thời tiết thay đổi: Đây là một trong những nguyên nhân khách quan khiến người bệnh bị đau nhức trong xương. Lý do là bởi khi thời tiết thay đổi sẽ khiến lượng máu nuôi dưỡng sụn khớp bị suy giảm.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, vitamin D, photpho, magie,… là những nguyên nhân khiến xương khớp bị đau nhức.
  • Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu,… cũng có thể gây ra những cơn đau ở xương.
  • Thừa cân, béo phì: Trong lượng quá nặng nề sẽ gây áp lực cho xương khớp, khiến người bệnh cảm thấy chậm chạp, ì ạch, các hoạt động bị hạn chế, khí huyết kém lưu thông.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cánh tay bị đau nhức trong xương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cánh tay bị đau nhức trong xương

Đối tượng bị bệnh

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tay bị đau nhức trong xương:

Người mắc bệnh viêm khớp

Người mắc bệnh viêm khớp sẽ gặp phải các dấu hiệu phổ biến như sưng, viêm, đau, cứng khớp. Tình trạng này thường xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị thoái hóa, mài mòn. Điều này khiến các đầu xương cọ sát vào nhau và gây đau.

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm vùng cánh tay, cổ tay hay ngón tay. Vì vậy khi tay bị đau nhức trong xương rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính hoặc viêm thoái hóa khớp.

Người làm công việc văn phòng

Những người làm công việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính. Các thao tác liên tục với chuột và bàn phím là nguyên nhân khiến đối tượng này dễ gặp phải tình trạng đau nhức cổ tay, ngón tay. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều năm sẽ khiến người bệnh gặp phải hội chứng ống cổ tay.

Vận động viên

Một số bộ môn thể thao như bowling, golf, tennis… cần dùng nhiều sức ở cổ tay hoặc cánh tay. Vì vậy các vận động viên tham gia những bộ môn này rất dễ gặp phải các chấn thương như bong gân, trật khớp cổ tay. Từ đó gây ra tình trạng bàn tay bị đau nhức trong xương.

Người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Bởi qua tuổi 60, sụn và xương dưới sụn đồng thời bị thoái hóa. Vì vậy người bệnh dễ gặp phải tình trạng đau khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay.

Cách giảm đau nhức trong xương

Tay bị đau nhức trong xương phải làm sao là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Khi tay bị đau nhức trong xương, người bệnh có thể áp dụng cải thiện theo những cách như sau: 

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp có tác dụng giảm bớt tình trạng sưng viêm và đau nhức ở tay. Bạn có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc một vài viên đá vào chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vị trí tay bị thương. Mỗi lần bạn chườm khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp bị chấn thương hoặc va đập. Còn nếu bị đau nhức do thiếu máu thì việc chườm lạnh sẽ không mang lại hiệu quả.

Dùng đai cố định

Nếu bạn nhận thấy tay có dấu hiệu bị gãy xương như đau nhức âm ỉ, đau nhói khi vận động,… thì cần dùng đai để cố định vết thương, giúp giảm sưng đau, hạn chế vận động để không làm vết thương nghiêm trọng hơn. Sau đó đến gặp bác sĩ để được chụp X-quang và kiểm tra lại.

Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin hay ibuprofen,… có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng đau nhức trong xương. Tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Hơn nữa tác dụng của thuốc chỉ mang tính tạm thời, không có công hiệu lâu dài. Vì vậy người bệnh có thể bị tái phát bất cứ lúc nào. Việc dùng sai liều hoặc quá liều có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

Uống thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng bệnh
Uống thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng bệnh

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời thúc đẩy cơ thể phục hồi vết thương nhanh chóng. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến như: Các bài tập vận động phục hồi chức năng, sóng xung kích trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, trị liệu bằng nhiệt,… Người bệnh cần tập luyện có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên, tránh tự tập tại nhà có thể gây chấn thương, khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên như gừng, giấm táo, nghệ, lá lốt, ngải cứu,… đều có tác dụng cải thiện các vấn đề về xương khớp. Chúng có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Vì vậy bạn có thể sử dụng các món ăn có chứa những loại dược liệu này để giúp làm giảm tình trạng đau nhức trong xương.

Phòng ngừa và cải thiện bệnh

Phòng ngừa tình trạng tay bị đau nhức trong xương, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Hạn chế làm các công việc nặng nhọc như bê vác vật nặng.
  • Tránh làm việc, đứng, ngồi, nằm sai tư thế trong một thời gian dài.
  • Vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội… Nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 30-60 phút để cải thiện xương khớp.
  • Hạn chế chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương vùng cánh tay, cổ tay như nhảy cao, nâng tạ,… 
  • Khởi động thật kỹ ít nhất là 10 phút trước khi tập luyện.
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega-3 vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá biển,…
  • Đồng thời giảm bớt thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông, đặc biệt là vùng cánh tay, bàn tay để tránh tình trạng đau nhức xương khớp.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Người bệnh ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Nhóm bệnh liên quan

Đau Nhức Xương Khớp

Phương Pháp chữa khác

Thuốc Đông Y Trị Đau Nhức Xương Khớp

Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp 2024

Top 3 Cách Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Câu hỏi liên quan

Triệu chứng và nguyên nhân gây đau nhức xương khớp Trước khi bàn đến chuyện đau nhức xương khớp dùng thuốc gì, tôi xin điểm qua một số thông tin liên quan đến tình trạng...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Mắt Cá Chân Bị Sưng Phù Đau Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Mắt cá chân bị sưng phù đau: Nguyên nhân và cách cải thiện

Mắt cá chân bị sưng phù đau: Nguyên nhân và cách cải thiện

Bệnh đau nhức xương khớp tăng mạnh khi giao mùa, trời lạnh: Chuyên gia lý giải nguyên nhân, cách chữa

Đau Nhức Xương Khớp Trời Lạnh, Giao Mùa Tăng Mạnh: Chuyên Gia Lý Giải Nguyên Nhân, Cách Chữa

Đau Nhức Xương Khớp Trời Lạnh, Giao Mùa Tăng Mạnh: Chuyên Gia Lý Giải Nguyên...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua