Những kỷ niệm đáng nhớ của tôi cùng Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Không phải cứ riêng nghề y, mà nghề nào cũng vậy, công tác lâu trong ngành sẽ có không ít kỷ niệm đáng nhớ. Đôi lần, vài điều xảy ra khiến tôi có chút chạnh lòng, ngược lại cũng có những câu chuyện khiến tôi thêm yêu và quyết tâm với nghề y mà mình theo đuổi bấy lâu.
Tôi công tác trong ngành y học cổ truyền đã nhiều năm. Nói là công tác, nhưng thực ra ngay từ khi tôi mới sinh ra, dòng máu ngành y đã chảy trong huyết quản. Lớn lên, khi các bạn đồng trang lứa chơi quay, nghịch cát, thì “đồ chơi” của tôi là các loại cây thuốc, các thức dược liệu.
Thường xuyên tiếp xúc với y lý và y trị từ các bậc tiền nhân trong dòng họ Đỗ Minh, dần dần tình yêu nghề của tôi hình thành. Hơn nữa là niềm tự hào bởi người bệnh đến bốc thuốc thì ở trong tình trạng ốm yếu, lo lắng, xanh xao, nhưng một vài tháng sau khi quay trở lại tái khám, họ đã có thần sắc, thần khí và khỏe lên thấy rõ.
Lớn lên, sau nhiều biến cố, cuối cùng tôi nhận ra mình với y học cổ truyền không thể tách rời. Tôi theo học Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, dưới sự dìu dắt của những người thầy mà tôi biết ơn, trong đó tôi nhớ nhất là thầy hiệu trưởng, PGS. TS Lê Lương Đống.
Ngoài việc học tập trên trường, tôi tham gia thực tập, tự mày mò nghiên cứu qua những bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm chẩn trị bệnh từ cha ông và tích cực đọc sách nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tôi tâm niệm rằng ngành y sẽ thay đổi từng ngày nên từ ngày mới theo nghề tới nay vẫn luôn cố gắng dành thời gian đọc sách, lướt mạng để bổ sung thêm kiến thức y khoa.
Khi chẩn bệnh, tôi tư duy theo lối thế này. Mình khám bệnh cho người cũng giống hệt như khám cho chính mình. Phải tìm ra căn nguyên gốc rễ gây bệnh, trị cho khỏi hẳn, cho triệt để thì thôi, không chữa làng nhàng bề mặt. Làm vậy là không đúng với lương tâm của người thầy thuốc, làm hổ danh truyền thống quý báu suốt 150 năm qua của dòng họ Đỗ Minh.
Có lẽ cũng bởi thế, mà trong quá trình công tác, tôi có nhiều điều đáng nhớ để nói và để kể. Nhưng nổi bật nhất là vài câu chuyện dưới đây.
Chữa bệnh cho cặp vợ chồng 15 năm hiếm muộn
Nếu nói về chữa trị đầu bệnh nam khoa dẫn tới hiếm muộn, đến giờ tôi có lẽ đã phải chữa cho hàng trăm, hàng nghìn người, kể không hết, mà cũng không nhớ hết để kể. Tuy nhiên có một trường hợp mà tôi không thể nào quên được.
Tôi vẫn còn nhớ về cặp vợ chồng này, người chồng tên Hoàng, chị vợ tên Trinh. Hai anh chị cưới nhau 15 năm nhưng vẫn không có con. Khi đến Đỗ Minh Đường, cả hai gần như đã tuyệt vọng khi 42-43 tuổi mà chưa có mụn con đầu lòng.
Thực ra, chị Trinh là người chủ động gọi điện tới nhà thuốc xin tư vấn thay cho chồng mình. Ban đầu, chị Trinh không nói mình đã nhiều tuổi vì xấu hổ. Sau khi tôi ra sức động viên, chị mới mở lòng tâm sự chị và anh Hoàng kết hôn khi 27 tuổi. Sức khỏe cả hai đều tốt, tình cảm vợ chồng rất thắm thiết, riêng chỉ có chuyện ấy là gặp trục trặc vì anh Hoàng không khỏe về sinh lý.
Vì thế mà dù đôi vợ chồng cố gắng thế nào cũng không có con được. Đi khám, hai anh chị nhận kết quả chất lượng tinh trùng của anh Hoàng rất thấp kèm theo đó là bệnh rối loạn cương dương.
Để khắc phục, anh Hoàng dùng rất nhiều loại thuốc, từ thuốc Tây đến thuốc Nam, thuốc Bắc nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Điều kiện kinh tế khó khăn, hai vợ chồng chỉ làm nông ở quê nên không có điều kiện thực hiện thủ thuật thụ tinh nhân tạo.
Nỗi buồn ngày càng dày thêm, hết năm này sang năm khác, khi các gia đình xung quanh lần lượt đón con về thì vợ chồng chị Trinh anh Hoàng vẫn lẻ loi. Nhiều lần anh chị đã muốn bỏ cuộc.
Phần chồng chị, anh Hoàng thì luôn thấy mặc cảm, buồn vì không mang lại được cho vợ một đứa con. Anh Hoàng nhiều lần khuyên vợ hãy đi tìm hạnh phúc mới, nhưng chị Trinh không đồng ý. Chị thương chồng vì bệnh mà lỡ dở việc làm cha. Dù anh thiếu sót ở điểm đó, nhưng anh là người chồng rất tận tâm, chu đáo và thương vợ.
Chị Trinh nói với tôi thế này: “Em tin vợ chồng em vẫn còn cơ hội có con. Bao nhiêu năm nay em chưa bao giờ từ bỏ. Mong bác sĩ giúp đỡ để vợ chồng em được toại nguyện, đây là ước mơ lớn nhất cuộc đời em”.
Tôi hẹn chị đưa chồng tới nhà thuốc để khám bệnh cụ thể. Nhưng cũng phải mãi 2-3 tuần sau, anh chị mới đến vì chị cố gắng thuyết phục mãi anh mới đồng ý.
Ban đầu, anh Hoàng rất khép kín, tỏ ý nghi ngờ vì đã dùng quá nhiều thuốc, thử nhiều cách trong 15 năm mà không hiệu quả. Tôi mới bắt mạch và đọc kết quả khám theo hồ sơ bệnh của anh, rồi phân tích ra những điểm mà anh chưa cải thiện được về sinh lý và chất lượng tinh trùng, dẫn đến việc khó có con. Anh Hoàng dần thoải mái hơn, chia sẻ thật lòng về việc đã bị rối loạn cương dương nhiều năm qua và chữa trị nhiều nơi mà không khỏi.
Vì anh chị đến Nhà thuốc muộn quá, bệnh đã khá nặng, nên nếu như người khác dùng thuốc 1-2 liệu trình là đã thuyên giảm, có trường hợp khỏi hẳn, thì anh Hoàng phải dùng thuốc lâu hơn. Tôi lên liệu trình bài thuốc tổng hợp từ ba bài thuốc gia truyền là Hồi xuân phục dương thang, Đại bổ phục dương hoàn, Đại bổ thận và tư vấn cho anh Hoàng về lưu ý trong sinh hoạt cũng như lịch uống thuốc hàng ngày.
Kết thúc buổi chẩn bệnh, tôi hẹn anh chị đến tái khám sau 2 liệu trình. Đặc biệt tôi dặn riêng chị Trinh phải chịu khó động viên anh Hoàng uống thuốc đầy đủ, nấu các món bổ dương cho chồng để giúp bài thuốc nhanh phát huy công dụng.
Khi chị tỏ ý lo lắng về vấn đề chồng hút thuốc lá nhiều khó bỏ, tôi mách chị nói với anh nhà: hai vợ chồng sắp đón con đến nơi rồi, anh chịu khó bỏ thuốc để sau này không hại cho con. Đồng thời dặn chị nếu có vấn đề gì hoặc khi thấy chồng chuyển biến tích cực thì thông tin lại cho tôi.
Từ đó, chị Trinh liên tục cập nhật về tình hình của anh Hoàng. Tôi thấy chị thực sự rất quyết tâm, nên càng thông cảm hơn với cặp vợ chồng hiếm muộn và quyết tâm giúp họ toại nguyện.
Hai tháng sau, tới ngày tái khám, anh Hoàng đến nhà thuốc đã có sự thay đổi. Sắc mặt anh vui vẻ hơn, anh cho biết thấy cơ thể khỏe mạnh lên, dương vật có thể cương cứng trong khoảng 3-4 phút. Với người khác thì 3-4 phút là ngắn, nhưng với một bệnh nhân rối loạn cương dương lâu năm thì đã có thể coi là thành tựu. Chị Trinh tươi tắn hơn thấy rõ, cứ chốc lát lại cảm ơn. Tôi bảo chị khi nào hai vợ chồng có tin vui thì cảm ơn cũng chưa muộn. Hôm đó anh Hoàng cắt thêm 3 liệu trình thuốc để dùng cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Bẵng đi một thời gian, vào một buổi chiều giữa tháng 9 năm 2018, tôi bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của chị Trinh. Giọng chị rất nghẹn ngào xúc động, chị thông báo đã có tin vui được 2 tuần. Tôi nghe mà lấy làm mừng cho vợ chồng chị. Cố gắng bao năm, cuối cùng đã có thành quả.
Một ngày tháng 5/2019, tôi lại tiếp tục đón nhận tin vui từ gia đình chị. Chị Trinh đã hạ sinh thành công một bé trai kháu khỉnh tại bệnh viện địa phương. Nhìn tấm ảnh chụp cả gia đình khi vừa đón cháu chào đời, tôi rất xúc động. Lại thêm một lần nữa, tâm huyết với nghề y của tôi sục sôi. Với người thầy thuốc, chẳng gì hạnh phúc bằng thấy bệnh nhân được chữa khỏi, trở nên khỏe mạnh, vượt qua nghịch cảnh và tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Chút buồn khi bị trách lầm, bị mạo danh
Bên cạnh những chuyện vui, cũng có đôi lần tôi hơi buồn một chút khi người bệnh chưa hiểu về y học cổ truyền.
Nhưng cũng không thể trách họ bởi trên thị trường bây giờ có quá nhiều đơn vị không có tâm, thiếu y đức, chỉ chăm chăm bán thuốc chứ không quan tâm đến người bệnh sau đó có khỏi được hay không. Hơn nữa, có nhiều bài thuốc núp bóng Đông y trong khi thực ra là sử dụng những vị thuốc Bắc trôi nổi trên thị trường, dược liệu kém chất lượng, dùng vào không những bệnh không thuyên giảm mà còn nặng thêm, có khi lại ôm thêm bệnh khác vào người.
Ngoài ra, vì đã quá quen với y học hiện đại, nhiều người lầm tưởng rằng Đông y toàn… lang vườn, lừa đảo. Có lần tôi khám cho một anh chàng bị bệnh sinh lý. Ban đầu khi đến, cậu này khá khó chịu và cau có, bảo vì vợ muốn nên mới chiều vợ đến khám chứ chẳng tin vài ba cây thuốc mọc dại ven đường lại chữa được bệnh.
Trường hợp này, tôi phải dành gần một giờ đồng hồ để khám và thuyết phục anh ta dùng thuốc. Tôi giao hẹn: anh cứ dùng 1 liệu trình đã xem sao, nếu không thuyên giảm thì anh có thể bỏ ngang giữa chừng không điều trị tiếp, tôi không ý kiến gì cả. Nhưng tuyệt đối phải dùng thuốc đúng hướng dẫn.
Một tháng sau, anh này cùng vợ quay lại phòng khám. Ban đầu, “cậu chàng” có vẻ ngượng nghịu. Lát sau anh ta xin lỗi tôi và gửi lời cảm ơn vì không ngờ sau một tháng dùng thuốc đã thuyên giảm đến 8 phần bệnh. Anh chàng gãi đầu thú thật: “Cháu bị vợ mắng vì nói năng không phải với bác sĩ, thôi thì mong bác sĩ thứ lỗi cho cháu”. Sau đó, anh bạn sử dụng tiếp thêm hai liệu trình thuốc để chữa cho khỏi dứt điểm.
Vấn đề bệnh nhân có đôi chút hiểu lầm thì tôi không quá bận lòng, hơn nữa còn thấy vui khi mình đã giúp họ hiểu ra y học dân tộc tốt như thế nào để có cái nhìn đúng đắn hơn.
Song có một chuyện khác mà tôi đang băn khoăn là việc có nhiều đơn vị lấy hình ảnh của tôi và tên tuổi Đỗ Minh Đường để mạo danh bán thuốc. Đầu năm nay, có người bệnh gửi cho tôi hình ảnh hộp thuốc lạ và cho biết mua tại một trang Facebook tên là “Đông y gia truyền – Đỗ Minh Đường” với ảnh đại diện chính là hình ảnh tôi. Nhưng thuốc này Đỗ Minh Đường tuyệt đối không bán, hơn nữa còn là thuốc trĩ – đầu bệnh này hiện tại nhà thuốc chúng tôi chưa tiến hành điều trị.
Lo lắng cho danh tiếng 150 năm của nhà thuốc bị ảnh hưởng là một nhẽ, điều tôi to ngại nhất là người bệnh bị nhầm lẫn, mua phải loại thuốc giả mạo kém chất lượng, khi dùng sẽ gây nguy cơ lớn cho sức khỏe, dẫn đến hậu quả khó lường. Bởi vậy tôi rất mong người bệnh đã tin dùng thuốc của Đỗ Minh Đường thì hãy cẩn trọng hơn, chỉ liên hệ với chúng tôi qua các kênh chính thống dưới đây:
- Tại Hà Nội:
Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình. Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349
- Tại TP. Hồ Chí Minh:
Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh. Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768
Kết
Trước đây trong một bài phỏng vấn trên báo, tôi từng nói: “Cuộc sống của tôi gắn liền với thuốc, tấm lòng tôi luôn gửi gắm tới người bệnh. Làm thầy thuốc là phải hiểu và cảm nhận được nỗi đau, sự khổ sở của bệnh nhân khi bị bệnh tật hành hạ. Chỉ khi hiểu được điều đó, một người thầy thuốc mới có thể đặt trọn tấm lòng của mình, dùng hết khả năng để giúp bệnh nhân”.
Cho đến giờ, đây vẫn luôn là điều tôi luôn tâm niệm. “Lương y như từ mẫu”, câu nói này tưởng chừng đã quá xa lạ trong thời hiện đại. Nhưng nếu muốn gắn bó cùng ngành y và trở thành một người thầy thuốc thực thụ thì chúng ta không được phép lãng quên điều đó.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!