Top 10+ loại thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả mà chị em nên biết
Thuốc trị viêm lộ tuyến tử cung là phương pháp nhanh gọn, giúp chị em giải quyết tình trạng lớp tế bào biểu mô bên trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài tạo thành vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm dưới sự tác động của tạp khuẩn, nấm hay trùng roi,… Cụ thể về các loại thuốc nào tốt, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau của tôi.
Thuốc Tây y trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Là thầy thuốc YHCT nhưng tôi không phủ nhận rằng tây y chữa bệnh rất hiệu quả, nhanh chóng. Do đó, có nhiều chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung mức nhẹ đã tìm đến thuốc tây y đầu tiên. Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị phù hợp, thông dụng cho viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1, đồng thời cũng có thể được kết hợp với phương pháp chữa khác nếu bệnh ở giai đoạn 2. Thuốc đặt và thuốc thuốc là 2 dạng phổ biến nhất trong các liệu trình điều trị bệnh viêm lộ tuyến mà bác sĩ đưa ra.
Ưu điểm của phương pháp này là tác dụng giảm ngứa, kháng viêm nhanh chóng, giúp cải thiện việc tiết dịch nhầy và hỗ trợ cân bằng nồng độ pH trong môi trường âm đạo. Bên cạnh đó, việc thực hiện cũng khá đơn giản do người bệnh chỉ cần dựa trên đơn thuốc chỉ định sẵn của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, thuốc Tây y có rất nhiều loại, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, nguyên nhân, độ tuổi,… của bệnh nhân để kê liều lượng phù hợp. Việc dùng thuốc bừa bãi hay tự ý dừng thuốc đột ngột có thể khiến vi khuẩn, nấm bùng phát mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và tái diễn thường xuyên khó điều trị.
Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, người bệnh thường được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc sau:
Điều trị bằng thuốc đặt âm đạo
Sử dụng thuốc đặt âm đạo là phương pháp điều trị viêm lộ tuyến phổ biến hiện nay. Loại thuốc này chủ yếu được bào chế dưới dạng viên nén để đặt vào âm đạo và có hiệu quả cao đối với các vùng viêm nhiễm dưới 5 cm. Một liệu trình đặt thường kéo dài khoảng 10 ngày, việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và làm tăng nguy cơ tái phát.
Phương pháp đặt thuốc âm đạo nhìn chung khá đơn giản, không gây đau đớn. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách và có hiệu quả tốt, người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, thời gian đặt, quy trình đặt, tư thế đặt thuốc,… Ngoài ra cần theo dõi sát sao trong quá trình dùng thuốc đặt âm đạo để được xử lý kịp thời nếu có các hiện tượng bất thường xảy ra.
Một số loại thuốc đặt âm đạo thường được bác sĩ chỉ định gồm có:
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Colposeptine: Thuốc xuất xứ từ Pháp, gồm hai hoạt chất chính là Chlorquinaldol, Promestriene, có tác dụng diệt khuẩn và thiết lập sự cân bằng độ pH môi trường âm đạo. Đồng thời giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm tái tạo tế bào bề mặt sinh dục, giảm tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Thuốc có thể dùng được trong cả ngày hành kinh.
- Thuốc đặt Chlorquinaldol: Chlorquinaldol là 1 chất kháng sinh mạnh, có tác dụng chống nhiễm trùng tại chỗ vùng âm đạo nhờ cơ chế ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh, từ đó tiêu diệt nấm cùng một số loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên với trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung do lậu cầu gây ra, thuốc sẽ không có tác dụng điều trị.
- Thuốc đặt Fluomizin: Thuốc thường được dùng cho các bệnh nhân bị viêm nhiễm phụ khoa do tạp khuẩn, trùng roi, nấm men, vi khuẩn gram âm, gram dương… gây ra. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 6 ngày, thực hiện vào buổi tối để tránh vận động nhiều làm giảm hiệu quả điều trị.
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Promestriene: Với thành phần promestriene và một số tá dược khác, thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh rất tốt. Ngoài ra còn giúp làm tăng lượng máu đến tử cung, phục hồi sự dinh dưỡng và hạn chế quá trình hình thành sẹo ở vùng niêm mạc bị tổn thương.
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Natizio: Thuốc đặt Natizio thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và ký sinh trùng,… gồm các thành phần chính như Nystatin, Di-iodohydroxyquin, Benzalkonium clorid,… Các chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ở da và mô mềm. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm ngứa vùng cổ tử cung.
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Polygynax: Thuốc đặt Polygynax được dùng nhiều trong điều trị viêm lộ tuyến và một số bệnh phụ khoa khác. Thuốc được bào chế từ các thành phần như Polymyxin B sulfat, Neomycin sulfat, Nystatin,… có tác dụng diệt khuẩn nhanh đối với một số chủng nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm Candida, vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn gram âm, ký sinh trùng,… Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo khi thực hiện can thiệp ngoại khoa phụ khoa.
- Thuốc đặt trị viêm lộ tuyến Sadetabs: Thành phần thuốc gồm có Metronidazole (500mg), Neomycin sulfate (83mg), Clotrimazole (100mg) và một số tá dược khác. Thuốc thường được bác sĩ phụ khoa chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung do vi khuẩn gram âm, ký sinh trùng trichomonas, giardia,… Lưu ý bệnh nhân bị rối loạn đông máu, động kinh,… cần báo ngay cho bác sĩ để được kê đơn loại thuốc khác phù hợp.
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Neo Tergynan: Các thành phần chính trong thuốc như Nystatine 100000 IU, Metronidazole 500mg, Neomycine sunfate,… có khả năng tiêu diệt mầm bệnh từ vi khuẩn Gardnerella vaginalis, vi khuẩn kị khí, trùng roi sinh dục, trị nấm âm đạo,…. Ngoài ra còn có thể điều trị viêm nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng do tác động của các bệnh sinh mủ ở âm đạo.
- Thuốc đặt viêm lộ tuyến Mycogynax: Thuốc chứa các thành phần chính gồm Metronidazole (200mg), Nystatin (100.000 IU), Chloramphenicol (80mg), Dexamethasone acetate (0,5mg) và các tá dược khác. Loại thuốc này được hấp thụ qua niêm mạc âm đạo và có thể gây tác dụng toàn thân. Thuốc được dùng chủ yếu trong các trường hợp viêm phụ khoa do nấm, ký sinh trùng,… gây nên. Đồng thời có thể được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi phẫu thuật phụ khoa.
Thuốc uống trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bên cạnh sử dụng thuốc đặt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc uống điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung như Fluconazol, Itraconazole, Flagy,… Về loại thuốc, liều lượng uống, thời gian sử dụng,… sẽ do bác sĩ phụ khoa hướng dẫn cụ thể khi chị em thăm khám và có chẩn đoán chính xác.
- Thuốc uống Itraconazole: Thuốc chứa thành phần chính là Itraconazole, có khả năng kháng nấm nhóm Azole, đẩy lùi triệu chứng huyết trắng do chủng nấm Candida gây ra. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng và hạn chế khả năng mắc các bệnh lý qua đường tình dục. Lưu ý cần tránh thai trong khoảng 2 tháng sau khi dùng thuốc và thận trọng dùng cho những bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, gan, thiếu máu,…
- Thuốc uống Fluconazol: Fluconazol là một loại thuốc kháng nấm nhóm triazol, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của một số loại nấm. Do đó được sử dụng nhiều trong các bệnh nhiễm nấm Candida ở các niêm mạc nông, bao gồm âm đạo, cổ tử cung. Cần lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau nhẹ dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, choáng váng, nhức đầu,… Đặc biệt nếu thấy cơ thể có dấu hiệu sốt, mệt mỏi bất thường, co giật,… người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ biết để có hướng xử lý phù hợp.
- Thuốc uống Flagy: Metronidazol là một chất kháng sinh, kháng khuẩn thuộc nhóm nitro-5-imidazol, có khả năng diệt khuẩn, kí sinh trùng nhạy cảm, đặc biệt là vi khuẩn gram âm kỵ khí. Thời gian và liều lượng thuốc được chỉ định dựa trên loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lưu ý, bệnh nhân bị suy gan hay mắc các vấn đề về bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương cần thận trọng khi dùng thuốc Flagy.
Thuốc Đông y trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Theo Đông y, những tổn thương trong sinh lý của nữ giới có liên quan đến phần huyết, kết hợp với sự suy giảm các chức năng thận, can, tỳ, dẫn đến làm ảnh hưởng 2 mạch nhâm- xung. Từ đó sinh ra các bệnh về kinh, đới, thai, sản,…
Cụ thể, về viêm lộ tuyến cổ tử cung, bệnh được cho là do thấp nhiệt gây nên. Tình trạng này làm xuất hiện các trùng ở khoang tràng, thừa lúc tạng hư sẽ nổi lên và xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Theo đó sẽ di chuyển lên phần lộ tuyến cổ tử cung gây ra viêm ngứa và tiết nhiều khí hư. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể xuất hiện từ sự mất cân bằng nội tiết tố phụ nữ hay hình thành do các thể bệnh thuộc chứng tỳ hư, đàm thấp, can uất, thận hư,…
Có thể nói Đông y là phương pháp có tính toàn diện cao nhờ sự kết hợp cường trong diệt ngoài, không chỉ tác động làm giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng mà còn đi sâu vào gốc bệnh nhằm phòng ngừa tái phát. Không phải do thân làm thầy thuốc YCHT nên tôi “nói ngoa” để mọi người tìm đến phương pháp này nhiều hơn, thực tế hiệu quả chữa bệnh của đông y, nhiều chuyên gia đã công nhận.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Chị em cần lưu ý rằng việc điều trị bằng thuốc còn phải phối kết hợp với các phương pháp chăm sóc cá nhân đúng cách, sinh hoạt tình dục khoa học,… mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, những chú ý trong sinh hoạt hằng ngày cũng có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa việc tái diễn hay mắc các bệnh lý phụ khoa. Do đó, chị em phụ nữ cần:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, không thụt rửa quá sâu sẽ làm âm đạo bị tổn thương và tạo điều kiện để các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, phát triển mạnh mẽ.
- Chỉ dùng nước sạch để tắm rửa, nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa thành phần Nano bạc, tinh chất chè xanh, bạc hà, cây mít và độ pH âm đạo là 4 – 6.
- Quan hệ tình dục điều độ, khoa học, đặc biệt trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh nên hỏi kĩ bác sĩ về vấn đề này bởi 1 số loại thuốc khuyến cáo không nên giao hợp trong 1 khoảng thời gian nhất định.
- Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, cay nóng, hải sản, đồ uống có cồn,… thay vào đó hãy tích cực bổ sung các loại rau củ quả giàu Folate( bơ, đậu phụ, ngũ cốc, nước cam, dâu tây,…), Carotenoids( cải xoăn, rau bina, nho, cà rốt,…) tỏi, sữa chua,…
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay mà tôi tổng hợp được. Cần lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, việc điều trị cần dựa trên những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế chị em phụ nữ nên đi thăm khám chính xác, càng sớm càng tốt để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh tình trạng tự ý sử dụng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Tại Nhà
Phương Pháp RFA Điều Trị Viêm Lộ Tuyến Có Hiệu Quả Không?
Chữa Viêm Lộ Tuyến Bằng Leep Có Hiệu Quả Không? Lời Khuyên Từ Tôi
Chữa Viêm Lộ Tuyến Bằng Đông Y Có Thực Sự Tốt? Lưu Ý Gì?
Điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không như thế nào để có hiệu quả tốt?
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!