Phương Pháp Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay Và Điều Nên Biết

Xét nghiệm máu khi bị nổi mề đay giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và phân biệt với các vấn đề da liễu khác. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá yếu tố nguy cơ và hướng dẫn phương án điều trị phù hợp. Nếu nghi ngờ mề đay mãn tính hoặc do bệnh lý khác, Tuấn tôi khuyên bà con nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.
Phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay
Nổi mề đay là tình trạng phổ biến, thường tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mề đay kéo dài, tái phát liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Khi đó, xét nghiệm máu là một trong những phương pháp quan trọng giúp xác định nguyên nhân và phân biệt mề đay với các bệnh lý khác.

Theo nghiên cứu, mề đay có liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên, kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể IgE. Xét nghiệm máu sẽ giúp:
- Kiểm tra sự xuất hiện và mức độ của kháng thể IgE trong máu.
- Xác định nguyên nhân gây mề đay, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự.
Có hai phương pháp xét nghiệm máu phổ biến:
Xét nghiệm định lượng IgE toàn phần
Đo được hàm lượng IgE trong máu những người mắc bệnh mề đay chỉ số cao hơn so với mức bình thường. Thông qua phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ có thể nhận định được thời gian phát bệnh và mức độ mề đay của bà con bệnh nhân.
Đây là phương pháp xét nghiệm được tiến hành cho đối tượng mề đay nghi ngờ dị ứng với thức ăn. Người ta sẽ thực hiện dựa trên 2 cách là ELISA và dùng chất hấp thụ phóng xạ. Một vài trường hợp khác cũng có thể được chỉ định xét nghiệm này.

Đặc biệt là đối với trường hợp bệnh nhân có triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa ngáy ngoài da, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng,… Hoặc bệnh nhân bị dị ứng, mắc mề đay mãn tính không xác định nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm có thể cung cấp nguyên nhân và đánh giá mức độ mề đay trong các trường hợp này.
Xét nghiệm 60 tác nhân
Thực hiện xét nghiệm máu nổi mề đay dạng này giúp phát hiện nguyên nhân gây dị ứng mề đay mà bà con gặp phải. Thông thường qua xét nghiệm có thể xác định 60-107 dị nguyên nguy cơ gây mề đay. Bà con chỉ cần lấy 1 lần máu đã có thể thực hiện được xét nghiệm này.
Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ lấy 2ml máu, cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông. Sau đó đưa mẫu bệnh phẩm vào trong phòng thí nghiệm, tiến hành kiểm tra. Thời gian lấy máu thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào, do phương pháp xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm.
Đọc kết quả xét nghiệm máu nổi mề đay
Sau khi thực hiện xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số kháng thể IgE và các yếu tố liên quan để đánh giá tình trạng mề đay. Bà con có thể tham khảo cách đọc kết quả xét nghiệm như sau:
Đối với chỉ số IgE toàn phần:
- Người bình thường: IgE < 100 IU/mL. Cho thấy bà con bị mề đay khả năng cao không do dị ứng mà liên quan đến các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịch, bệnh lý gan thận.
- IgE tăng nhẹ: 100 – 200 IU/.
- IgE tăng cao: Trên 200 IU/mL.
- IgE rất cao: Trên 1.000 IU/mL (thường gặp trong các bệnh dị ứng nghiêm trọng hoặc rối loạn miễn dịch).
Xét nghiệm 60 tác nhân dị ứng: Nếu xét nghiệm chuyên sâu cho thấy phản ứng mạnh với một số dị nguyên nhất định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bà con cách hạn chế tiếp xúc để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Kết quả xét nghiệm cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác. Bà con cũng cần cung cấp thêm những thông tin khác, từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, triệu chứng đang mắc phải một cách trung thực để chẩn đoán và điều trị đạt kết quả tốt nhất. Tuấn tôi khuyên bà con nếu chưa hiểu rõ về kết quả xét nghiệm, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Xét nghiệm máu nổi mề đay bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm máu nổi mề đay tùy thuộc vào phương pháp thực hiện và cơ sở y tế. Theo Tuấn tôi tìm hiểu, hai phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay có giá khoảng:
- Xét nghiệm định lượng IgE toàn phần: Giúp đánh giá mức độ dị ứng của cơ thể, chi phí dao động khoảng 260.000 đồng.
- Xét nghiệm 60 dị nguyên: Xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, chi phí thường từ 1.600.000 – 1.825.000 đồng.
Mức giá trên có thể thay đổi tùy từng bệnh viện, phòng khám. Bà con nên tham khảo trước khi thực hiện xét nghiệm để có lựa chọn phù hợp.
Ai cần thực hiện xét nghiệm nổi mề đay
Xét nghiệm máu giúp xác định mức độ phản ứng dị ứng trong cơ thể, nhưng không phải ai bị mề đay cũng cần thực hiện. Thông thường, bệnh có thể tự thuyên giảm sau vài ngày, tuy nhiên một số trường hợp dưới đây nên làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác:

- Người đang sử dụng thuốc kháng histamin, steroid và các thuốc khác phải dùng xuyên suốt, không thể ngưng dùng.
- Người bệnh không áp dụng test lẩy da được sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
- Chỉ định cho bệnh nhân da liễu nặng hoặc người bị hen suyễn không rõ tác nhân gây bùng phát triệu chứng dữ dội.
- Xét nghiệm máu nổi mề đay cho đối tượng đã từng trải qua sốc phản vệ nặng.
Thực tế bệnh mề đay có thể phát hiện bằng mắt thường. Bên cạnh đó phương pháp xét nghiệm máu không phải là cách chuẩn xác 100% chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên đa số các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng sẽ được chỉ định xét nghiệm máu.
Kết quả của phương pháp này cho phép bệnh nhân nhận diện được yếu tố nguy cơ và loại bỏ chúng. Bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ, trao đổi một cách trung thực để nhận được sự hỗ trợ đúng đắn, kịp thời nhất.
Các vấn đề liên quan đến xét nghiệm máu nổi mề đay
Trên đây Tuấn tôi vừa thông tin đến bà con các phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay và các thông tin cần thiết. Tiếp đến nội dung này, bà con nên lưu ý những vấn đề liên quan khác để đảm bảo quá trình chẩn đoán mề đay và chữa trị an toàn và hiệu quả nhất:
Ưu nhược điểm của phương pháp xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán mề đay, giúp xác định mức độ dị ứng và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm nhất định mà bà con cần biết trước khi thực hiện.

Ưu điểm
- Xác định dị nguyên tiềm ẩn: Xét nghiệm máu giúp phát hiện các tác nhân gây dị ứng mà bệnh nhân có thể không nhận ra, từ thực phẩm, phấn hoa đến hóa chất.
- Không cần tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên: Khác với test lẩy da, xét nghiệm máu không gây phản ứng dị ứng tại chỗ, phù hợp với người có tiền sử dị ứng nặng hoặc sốc phản vệ.
- Đánh giá mức độ phản ứng dị ứng: Xác định nồng độ kháng thể IgE trong máu giúp đánh giá mức độ dị ứng, hỗ trợ quá trình điều trị.
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Người có làn da nhạy cảm, trẻ nhỏ hoặc người đang dùng thuốc kháng histamin kéo dài đều có thể thực hiện.
Nhược điểm
- Không chẩn đoán chính xác 100%: Xét nghiệm máu chỉ đánh giá mức độ dị ứng chung, không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân gây mề đay một cách rõ ràng.
- Chi phí cao hơn test lẩy da: So với test lẩy da, xét nghiệm máu thường tốn kém hơn, đặc biệt nếu thực hiện cùng lúc nhiều tác nhân dị ứng.
- Thời gian có kết quả lâu hơn: Kết quả xét nghiệm máu có thể mất vài ngày để phân tích, trong khi test lẩy da thường cho kết quả ngay sau khi thực hiện.
- Không phù hợp với tất cả trường hợp: Nếu nguyên nhân gây mề đay là do yếu tố vật lý (thời tiết, áp lực, nhiệt độ…), xét nghiệm máu không mang lại nhiều giá trị trong chẩn đoán.
Bà con nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc có cần thiết thực hiện xét nghiệm máu hay không. Tuấn tôi khuyên rằng, nếu mề đay tái phát dai dẳng mà không rõ nguyên nhân, xét nghiệm này có thể giúp ích trong việc tìm ra tác nhân gây bệnh.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra
Xét nghiệm máu là một phương pháp an toàn, ít xâm lấn và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một số phản ứng phụ mà bà con có thể gặp phải sau khi thực hiện xét nghiệm. Tuấn tôi xin chia sẻ một số tình trạng thường gặp để bà con hiểu rõ hơn.
Phản ứng phụ thường gặp
- Đau nhói hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu: Một số bà con có làn da nhạy cảm có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím sau khi lấy máu. Đây là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
- Chóng mặt hoặc mệt mỏi: Người có huyết áp thấp hoặc cơ địa yếu có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt khi lấy máu. Nên nghỉ ngơi một chút sau xét nghiệm để tránh tình trạng này.
- Chảy máu kéo dài: Một số trường hợp, nhất là người có vấn đề về đông máu, có thể bị chảy máu lâu hơn bình thường. Nếu chảy máu không dừng sau 10 – 15 phút, cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Phản ứng phụ hiếm gặp
- Nhiễm trùng tại vị trí lấy máu: Dù rất hiếm, nhưng nếu dụng cụ lấy máu không đảm bảo vô trùng hoặc bà con không giữ vệ sinh vùng tiêm, có thể bị nhiễm trùng nhẹ.
- Phản ứng dị ứng với băng dán y tế: Một số người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng, ngứa ngáy do băng dán sau khi lấy máu. Trường hợp này chỉ cần tháo băng sớm và rửa sạch bằng nước ấm.
- Tụt huyết áp, ngất xỉu: Người có tiền sử huyết áp thấp hoặc sợ kim tiêm có thể bị tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu khi lấy máu. Bà con nên ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm và thông báo cho nhân viên y tế nếu có tiền sử này.
Tuy xét nghiệm máu rất an toàn, nhưng nếu sau khi thực hiện, bà con thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường kéo dài như sưng tấy, chảy máu không dừng hoặc sốt, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Một số lưu ý khác
Để kết quả xét nghiệm máu được chính xác nhất, bà con cần lưu ý một số điểm quan trọng trước khi thực hiện. Tuấn tôi chia sẻ vài điều sau để bà con nắm rõ hơn.
- Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Nếu xét nghiệm miễn dịch dị ứng để kiểm tra kháng thể IgE, bà con không cần phải nhịn ăn vì thực phẩm không ảnh hưởng đến chỉ số này. Xét nghiệm có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Tránh dùng chất kích thích: Trước khi lấy máu, bà con không nên uống bia rượu, hút thuốc lá vì có thể tác động đến hệ miễn dịch, làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Giữ chế độ sinh hoạt bình thường: Không cần kiêng khem quá mức hay lo lắng việc uống nhiều nước sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả. Bà con cứ ăn uống, nghỉ ngơi như bình thường để cơ thể ổn định trước khi lấy máu.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng: Nếu bà con đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác, hãy báo trước với bác sĩ. Một số loại thuốc có thể tác động đến hệ miễn dịch, cần được xem xét trước khi thực hiện xét nghiệm.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế xét nghiệm máu nổi mề đay, bà con nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện. Hy vọng qua nội dung Tuấn tôi cung cấp, bà con đã hiểu rõ hơn về cách xét nghiệm này. Sau khi nhận kết quả chẩn đoán, bà con nên tuân thủ theo phác đồ điều trị để sớm chữa dứt điểm mề đay.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!