Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giải Đáp
“Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?” luôn được bà con quan tâm do đây là căn bệnh xương khớp có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng xương khớp. Theo Đỗ Minh Tuấn tôi, bệnh lý có tính chất di truyền nhưng về cơ chế bệnh sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là những tác động cơ học.
Thông tin cần biết về thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm đề cập đến tình trạng nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm phình lồi, thoát ra ngoài và gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống. Tình trạng chèn ép này gây ra các biểu hiện đau nhức thắt lưng, cột sống cổ, bả vai, mông, tê bì tay chân,… Nghiêm trọng hơn có thể gây teo chân tay, tàn phế.
Tổn thương do bệnh lý xảy ra thường ảnh hưởng đến cột sống và được chia thành nhiều dạng là thoát vị đĩa đệm cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm đa tầng, thoát vị đĩa đệm mất nước,… Bệnh ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến nhất là người cao tuổi, bị chấn thương cột sống.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không thể hiện các triệu chứng rõ rệt và bệnh nhân thường bỏ qua. Tuy nhiên, khi bao xơ bị tổn thương nặng và rách thì lúc này nhân nhầy chèn ép trực tiếp đến các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và khả năng vận động của bệnh nhân, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là bảo tồn, kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, làm chậm tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tiến triển nặng, xuất hiện biến chứng, lúc này phải can thiệp phẫu thuật để bảo vệ chức năng vận động và tính mạng cho bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?
Trong quá trình thăm khám và chữa trị, Tuấn tôi nhận thấy rằng thoát vị đĩa đệm xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, bệnh có thể xuất hiện do chấn thương cột sống, thoái hóa xương khớp, lao động nặng nhọc, sai tư thế trong thời gian dài, chế độ sinh hoạt, ăn uống kém khoa học,…
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?” bởi họ nhận thấy được mức độ ảnh hưởng của bệnh lý đến sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể. Căn bệnh này thuộc bệnh xương khớp mãn tính và gần như không thể điều trị dứt điểm, mặc dù can thiệp phẫu thuật nhưng cũng có thể tái phát.
Một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là do di truyền. Theo đó, căn bệnh này có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền. Các khảo sát nhận thấy có khoảng 10% trường hợp bị thoát vị đĩa đệm do có ba/ mẹ hoặc cả ba và mẹ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra khi người cận huyết với bạn bị bệnh xương khớp khác.
Mặc dù có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng thoát vị đĩa đệm còn bị tác động đến nhiều tác nhân khác, đặc biệt là những tác động cơ học. Dù xảy ra do nguyên nhân nào thì căn bệnh này cần được can thiệp sớm để ngăn chặn biến chứng và có tỉ lệ phục hồi cao.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Như tôi đã đề cập, thoát vị đĩa đệm có thể tái phát nếu không được chăm sóc tốt. Hơn nữa, việc phục hồi đĩa đệm bị tổn thương hoàn toàn là gần như không thể. Do đó, các biện pháp kiểm soát cũng như phòng ngừa để làm chậm tiến triển của bệnh là rất cần thiết.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:
- Không mang vác các vật nặng, nếu cần thiết hãy sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc thực hiện cùng nhiều người để giảm áp lực lên cột sống, hạn chế chấn thương và bùng phát bệnh lý.
- Điều chỉnh những tư thế sai lệch là một trong những cách giúp bảo vệ cột sống, đĩa đệm trước những nguy cơ bùng phát bệnh.
- Nếu có tiền sử mắc các bệnh xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thận trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Thăm khám theo lịch hẹn để ngăn ngừa tổn thương tiến triển khiến bệnh trở nặng.
- Hạn chế bia rượu, các chất kích thích, từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Những yếu tố này không chỉ tác động xấu đến xương khớp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc quá sức và căng thẳng quá mức.
- Chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến quá trình tiến triển của bệnh lý. Do đó, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp để ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát.
- Kiểm soát cân nặng tránh tình trạng thừa cân – béo phì. Bởi điều này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cũng như khung xương và khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương.
- Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để giúp tăng độ dẻo dai, linh hoạt xương khớp. Tuy nhiên, nên lựa chọn các bộ môn phù hợp với thể trạng và tránh tập luyện quá sức.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở xương khớp và can thiệp điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?”. Mặc dù bệnh xảy ra do di truyền nhưng cũng có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Việc can thiệp điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị cũng như có tỉ lệ phục hồi cao hơn. Do đó, bà con không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!