Hội Chứng Đuôi Ngựa

Hội chứng đuôi ngựa không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà còn khiến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh trở nên bất tiện và khó khăn. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết được nhiều người bệnh quan tâm nên hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho mọi người những kiến thức quan trọng về bệnh lý này. Bà con cùng theo dõi để nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, từ đó, đưa ra biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

Hội chứng đuôi ngựa là gì?

Trước hết, để hiểu về hội chứng chùm đuôi ngựa, tôi sẽ giải thích cho mọi người hiểu về khái niệm chùm đuôi ngựa và vị trí của khu vực này trong cơ thể chúng ta. Theo đó, tủy sống là phần nằm trong ống sống và kết thúc ở phần trên cột sống thắt lưng, các rễ thần kinh của tủy sống lại tiếp tục đi dọc bên trong ống sống. 

Chức năng của các dây thần kinh này là gửi và nhận tín hiệu từ chân và khu vực vùng chậu như bàng quang, trực tràng… Cũng bởi thế, chúng giúp chi phối vận động, mang lại cảm giác cho đôi chân và các bộ phận đó. “Đám” rễ dây thần kinh này có hình dáng như đuôi ngựa nên thường được gọi là đám rối thần kinh đuôi ngựa . 

Hội chứng chùm đuôi ngựa
Hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa hay hội chứng chùm đuôi ngựa (gọi tắt là CES) là hiện tượng chùm  rễ thần kinh ở khu vực này bị chèn ép, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tiếp nhận cảm giác đến chân và khu vực vùng chậu. 

Theo các chuyên gia, hội chứng đuôi ngựa là một hiện tượng tương đối phức tạp, phần lớn người bệnh đều được nhập viện trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp. Nếu không điều trị, phát hiện kịp thời, người bệnh mắc hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ đối diện với nguy cơ liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn… 

Hội chứng đuôi ngựa thường diễn ra ở người lớn, tuy nhiên cũng có thể xảy ra đối với trẻ em. Đặc biệt với trường hợp trẻ có dị tật bẩm sinh về xương khớp hoặc chấn thương từ nhỏ. Trên thực tế, có 3 thể chứng đuôi ngựa thường gặp như: 

  • Hội chứng đuôi ngựa trên: Thể này khiến người bệnh bị liệt ngoại biên toàn bộ ở cả 2 chân, rối loạn cảm giác ở cả 2 chân kéo dài từ nếp bẹn trở xuống hay rối loạn cơ tròn ở ngoại biên. Thể bệnh này tương đối ít gặp. 
  • Hội chứng đuôi ngựa dưới: Xảy đến do thoát vị đĩa đệm L5 và S1, thể bệnh này khiến người bệnh bị rối loạn cơ tròn, có thể gây liệt ở một số động tác chân, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu. 
  • Hội chứng đuôi ngựa ở vùng giữa: Hội chứng này xảy đến do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 hay L4 – L5. Người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện như liệt chân, khó khăn khi thực hiện một số động tác ở chân, mất cảm giác ở mông, đùi, rối loạn cơ tròn… 

Nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa

Theo các tài liệu y khoa, tôi nhận thấy hội chứng chùm đuôi ngựa là một bệnh lý xảy đến do nhiều nguyên nhân, điển hình như: 

Nguyên nhân do bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân đẫn đến bệnh
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân đẫn đến bệnh

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên chèn ép vùng đuôi ngựa ở người bệnh.  Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xảy đến ở bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 35 – 55 tuổi, gặp nhiều hơn ở nam giới. Bệnh này thường diễn biến đột ngột, cơn đau xảy đến bất ngờ, có khi đau dữ dội, cơn đau thường xảy đến ở 1 bên. 

Khi bị thoát vị, đĩa đệm đi chệch vị trí bình thường và chèn ép vào ống sống, gây ảnh hưởng vào đường đi của dây thần kinh đuôi ngựa, gây nên đau đớn cho bệnh nhân. 

Tình trạng hẹp ống sống

Có khoảng 15% các trường hợp đau vùng đuôi  ngựa ở lưng, hông có liên quan đến tình trạng hẹp ống sống. Với người bình thường, kích thước trước sau của phần ống sống ở thắt lưng khoảng 13-15mm, nhưng nếu phần kích thước này cr khoảng 13mm thì người đó đã bị hẹp ống sống. Khi kích thước ống sống ở phần thắt lưng nhỏ hơn bình thường, áp lực chèn ép phần đuôi ngựa sẽ trở nên lớn hơn, dẫn đến cảm giác đau mỏi, khó khăn khi vận động của người bệnh. 

Tình trạng u dây thần kinh đuôi ngựa

Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao trong màng cứng hay gặp phải hội chứng đuôi ngựa. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng bởi tình trạng u dây thần kinh đuôi ngựa có thể được cải thiện tốt khi cắt bỏ khối u.

Tình trạng u ống nội tủy ở vùng đuôi ngựa

Đây là một loại u thường gặp ở vùng tủy sống, tổn thương của u ống nội tủy đuôi ngựa sẽ tăng dần, chiếm phần lớn diện tích của bộ túi cùng thắt lưng. Sự phát triển nhanh chóng của bệnh khiến cho việc phẫu thuật điều trị khó khăn hơn. 

Gai cột sống

Tình trạng gai cột sống có thể xảy đến do tuổi tác hoặc thói quen làm việc nặng của mọi người. Thông thường, gai cột sống thường mọc về phía trước hoặc 1 bên, nhưng khi người bệnh làm việc nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều… có thể dẫn đến gai mọc sau. Hiện tượng này sinh ra các vấn đề về xương khớp như thoát vị, thoái hóa,… rồi gây chèn ép lên dây thần kinh chùm đuôi ngựa. 

Có thể thấy, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Vậy, với một bệnh lý có nguy cơ mắc phải cao như vậy thì đâu là những dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết và phát hiện?

Triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa

Các biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa có thể thay đổi về mức độ và tiến triển theo thời gian, cường độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ chèn ép, tác động lên các rễ thần kinh ở khu vực đuôi ngựa. Một số dấu hiệu bệnh chùm đuôi ngựa thường gặp như: 

  • Người bệnh thấy đau ở vùng thắt lưng: Những cơn đau có thể đến bất ngờ hoặc xảy đến khi người bệnh thay đổi tư thế. 
  • Đau ở chân (có thể là 1 hoặc cả 2 chân), yếu cơ, khó có cảm giác: Cơn đau có thể lan xuống ở vùng hậu môn và đáy chậu, có thể tăng lên khi người bệnh gắng sức ho, đại tiện hoặc thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất cảm giác ở 1 chân hoặc cả 2 chân, vùng đáy chậu cũng có thể mất cảm giác khi đi tiểu tiện. 
  • Giảm vận động hoặc phản xạ ở chân: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng giảm cảm giác, vận động khó khăn ở gân cốt, da gan bàn chân. 
  • Rối loạn chức năng bàng quang (bí tiểu, khó tiểu, tiểu buốt, tiểu tiện không tự chủ…)
  • Người bệnh có thể bị rối loạn chức năng về tình dục. 

Các triệu chứng đuôi ngựa thường có biểu hiện giống với một số bệnh xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thần kinh ngoại biên, chèn ép tủy và các dây thần kinh khi chúng đi khỏi trục cột sống và đi vào vùng chậu, hội chứng nón tủy, …

Người bệnh thường hay đau mỏi vùng thắt lưng
Người bệnh thường hay đau mỏi vùng thắt lưng

Hội chứng đuôi ngựa có nguy hiểm không?

CES gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và cả tinh thần của người bệnh, đặc biệt là khi bệnh chuyển biến sang mãn tính. Bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa có thể không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, cần đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Một số vấn đề mà người bệnh có thể phải đối mặt khi mắc bệnh này như: 

  • Yếu vận động, mất đi cảm giác ở các chi khiến không thể tiếp tục làm việc. 
  • Nguy cơ mất kiểm soát đại tràng và bàng quang vô cùng lớn. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống và các mối quan hệ xã hội của người bệnh. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
  • Rối loạn chức năng tình dục gây ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân gia đình. 
  • Rối loạn cương dương: Đây không phải biến chứng hiếm gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa. Khi bó rễ thần kinh bị chèn ép nặng nề, người bệnh có thể đối mặt với rối loạn cương dương, thậm chí liệt dương nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Đau thần kinh nặng: Những cơn đau thần kinh của người bệnh chùm đuôi ngựa thường rất nặng, phải nhờ đến sự giúp đỡ của thuốc giảm đau. Đồng thời, sự đau đớn kéo theo nhiều hệ lụy khác như ảnh hưởng đến các bộ phận ruột, bàng quang, chân, hạn chế đi lại…
  • Xu hướng trầm cảm: Phần lớn, người bệnh mắc chứng CES đều có xu hướng bị trầm cảm bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh gây nên. Hiện tượng mất ngủ, đau đớn hành hạ kéo dài mà không nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ từ người thân là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc trầm cảm. 
Hội chứng đuôi ngựa khiến người bệnh khó khăn khi vận động
Hội chứng đuôi ngựa khiến người bệnh khó khăn khi vận động

Tựu chung, bệnh chùm đuôi ngựa là một bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến cả người bệnh và những người thân trong gia đình. Bởi thế, ngay từ khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh tuyệt đối không chủ quan bỏ qua những xét nghiệm, thăm khám lâm sàng ban đầu để chẩn đoán bệnh kịp thời. 

Chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa như thế nào?

Trước khi thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chùm đuôi ngựa, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về tiền sử bệnh của gia đình, bản thân, các chấn thương gần đây…, cụ thể: 

  • Xem xét tiền sử bệnh án ở sổ khám bệnh để nắm được tình trạng sức khỏe tổng quan. 
  • Khám lâm sàng để biết được sức mạnh và độ phản xạ các cơ toàn thân. 
  • Có thể thực hiện xét nghiệm máu nếu cần thiết.

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp giúp người bệnh có thể chẩn đoán chính xác bệnh chùm đuôi ngựa như sau: 

  • Chụp cộng hưởng từ IRM: Chụp cộng hưởng từ ở vùng thắt lưng và vùng chậu (phần đuôi ngựa) được đánh giá là xét nghiệm chính xác nhất giúp mọi người chẩn đoán bệnh. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể thấy được hình ảnh tủy sống và gốc thần kinh từ 3 chiều.
  • Chụp cắt lớp: Chụp cắt lớp ở khu vực đau hoặc có nghi ngờ bị hội chứng chùm đuôi ngựa để cho kết quả chính xác nhất. 
  • Chụp tủy cản quang: Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang tan trong nước để chụp ở bao rễ thần kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi chụp rễ cùng cụt qua đường thắt lưng, phương pháp này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và làm tình trạng nặng thêm. 
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Sau khi chẩn đoán chính xác mức độ và tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định, tư vấn phương pháp điều trị hội chứng đuôi ngựa thích hợp, giúp người bệnh khắc phục nhanh chóng các triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên. 

Điều trị hội chứng đuôi ngựa: Các phương pháp phổ biến hiện nay

Hiện nay, những phương pháp phổ biến nhất được người bệnh áp dụng điều trị bệnh chùm đuôi ngựa là sử dụng thuốc, phẫu thuật và điều trị bằng vật lý trị liệu. Ở mỗi thời điểm và mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ có lời khuyên dành cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Nếu tình trạng người bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh mới khởi phát, bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp điều trị sau: 

Điều trị hội chứng đuôi ngựa bằng tây y

Theo như tôi thấy, hầu hết bà con đều có xu hướng tìm đến tây y trước tiên khi điều trị bệnh, bất kể là bệnh gì. Điều này cũng bởi phương pháp này thường có kết quả nhanh chóng. Với hội chứng đuôi ngựa, tây y chữa bằng 2 biện pháp là dùng thuốc và phẫu thuật.

Chữa hội chứng chùm đuôi ngựa bằng thuốc tây

Theo các bác sĩ tây y, những loại thuốc chữa hiện tượng chùm đuôi ngựa chủ yếu là những thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc hỗ trợ giãn cơ. Những loại thuốc này thường cho tác dụng giảm đau nhanh chóng, thường phát huy tác dụng chỉ sau 1 – 2 tiếng dùng thuốc. 

Chữa bệnh bằng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng
Chữa bệnh bằng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh chùm đuôi ngựa như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac, ibuprofen: Nhóm thuốc này không kê toa, cho tác dụng đối với những cơn đau nhẹ hoặc trung bình. Đây là nhóm thường khá an toàn và thường không gây ra tác dụng phụ. 
  • Thuốc giảm đau gây nghiện oxycodone: Loại thuốc này thường được sử dụng sau khi phẫu thuật chữa chùm đuôi ngựa. Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể opioid ở các tế bào thần kinh, làm cho não bộ không nhận được tín hiệu đau. So với những loại thuốc giảm đau không kê toa, oxycodone cho tác dụng giảm đau mạnh hơn nhưng nguy cơ gây nên các tác dụng phụ cũng cao hơn. 
  • Corticosteroid: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng nếu hội chứng chùm đuôi ngựa đi kèm với các biểu hiện sưng, viêm ở khu vực quanh cột sống. Thuốc này giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm và hỗ trợ giảm đau nhẹ. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh nên thường được chỉ định sử dụng khi thực sự cần thiết. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định kê toa cho bệnh nhân một số loại thuốc giúp kiểm soát hoạt động của ruột và bàng quang tốt hơn như hyoscyamin, tolterodine, oxybutynin…

Khi sử dụng những loại thuốc tây y này, người bệnh chú ý cần tuân thủ đúng liều lượng và phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc hay gia giảm liều lượng khi chưa được sử đồng ý của bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng có gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ điều trị để xử lý. 

Phẫu thuật chữa hội chứng đuôi ngựa

Đây là phương pháp điều trị bệnh chùm đuôi ngựa được chỉ định áp dụng khi tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng, tiên lượng xấu, những phương pháp kể trên không còn hiệu quả nữa. Biện pháp này giúp xử lý nhanh triệu chứng bệnh, cứu vãn sự hoạt động của các dây thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn, mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện…

Kỹ thuật can thiệp thường được sử dụng cho bệnh nhân bị chùm đuôi ngựa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần bảng sống. Phẫu thuật này cho phép bác sĩ lấy đi toàn bộ phần tác nhân gây chèn ép dây thần kinh (thông thường là đĩa đệm bị thoát vị hay dây chằng bị vôi hóa). Hình thức phẫu thuật có thể thực hiện bằng nội soi hoặc mổ hở thông thường.

Trong trường hợp người bệnh bị hội chứng đuôi ngựa là do khối u, bệnh nhân cần được điều trị hóa trị hoặc xạ trị sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật thành công, các chức năng của trực tràng, bàng quang cũng được hồi phục, khả năng vận động của người bệnh cũng sẽ dần được cải thiện hơn. Tuy nhiên, quá trình phục hồi của bệnh nhân có thể kéo dài đến vài năm, quá trình này cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, thể trạng và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. 

Điều trị hội chứng đuôi ngựa bằng mẹo dân gian tại nhà

Từ nhiều năm về trước, cha ông ta đã truyền tụng nhiều bài thuốc dân gian hay chữa các bệnh về xương khớp, trong đó có hội chứng chùm đuôi ngựa. Một số mẹo dân gian vẫn còn được người dân áp dụng chữa bệnh như: 

  • Sử dụng cây chuối hột
Dùng chuối hột chữa hội chứng đuôi ngựa được nhiều người áp dụng từ xưa nay
Dùng chuối hột chữa hội chứng đuôi ngựa được nhiều người áp dụng từ xưa nay

Cây chuối hột cho tác dụng giảm đau hiệu quả, giải độc và ức chế cơn đau nhanh chóng, vì thế thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh tại nhà. 

Cách thực hiện: Chặt ngang thân cây chuối rồi khoét một lỗ bên trong thân cây, cho thêm một ít đường vào, buộc chặt thân cây bằng túi ni lông. Sau một ngày, người bệnh có thể sử dụng nước tiết ra từ thân cây chuối. Sử dụng liên tục trong 1 tuần để giảm đáng kể các hiện tượng đau nhức. 

  • Mẹo từ cây mật gấu

Trong cây mật gấu có chứa các thành phần giúp giảm đau và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá từ cây mật gấu kết hợp cùng bia để giảm đau, kháng viêm hiệu quả. 

Cách thực hiện: Rửa sạch lá mật gấu, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt, pha chung nước lá mật gấu với 1 lon bia. Người bệnh sử dụng nước pha chung này sau bữa ăn, uống liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy tác dụng. 

  • Giảm đau từ cây xương rồng

Trong quan niệm của dân gian, cây xương rồng có tác dụng giảm đau hiệu quả nên thường được sử dụng kết hợp trong điều trị các bệnh về xương khớp. 

Cách thực hiện: Người bệnh lấy khoảng 2 – 3 nhánh xương rồng, loại bỏ gai, đập dập nát và trộn với muối hột, sau đó, sao nóng hỗn hợp đó trong khoảng 10 phút rồi đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau. 

  • Dùng cây cỏ xước chữa chứng chùm đuôi ngựa

Cây cỏ xước có chứa nhiều hoạt chất cho tác dụng đẩy lùi cơn đau, giảm nhức nhanh chóng. Mẹo dùng cây cỏ xước được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm xương khớp, hẹp ống sống hay hội chứng chùm đuôi ngựa… 

Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị khoảng 300g cỏ xước, đỗ trọng (khoảng 20g), ý dĩ (20g), lá lốt (16g), đem toàn bộ nguyên trên rửa sạch, thêm 4 bát nước vào đun sôi, đun nhỏ lửa cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 3 bát rồi tắt bếp. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Sử dụng thuốc đông y chữa bệnh chùm đuôi ngựa

Thuốc đông y chữa chùm đuôi ngựa cho tác dụng từ sâu bên trong, thuốc có thể được dùng bằng cách uống trực tiếp hoặc xông hơi, đắp, bôi bên ngoài. Chữa hội chứng chùm đuôi ngựa theo biện chứng luận trị của đông y còn phải tùy thuộc vào thể bệnh để đưa ra phương pháp chữa khác nhau, cụ thể: 

Đông y mang đến phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả sâu
Đông y mang đến phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả sâu

Bài thuốc 1

  • Tác dụng: Bài thuốc này hỗ trợ người bệnh hoạt huyết, cải thiện can thận, cung cấp thêm các dưỡng chất giúp nuôi sụn khớp, hỗ trợ giảm đau kháng viêm hiệu quả. 
  • Thành phần: Địa hoàng, phòng phong, ý dĩ nhân, quế chi, tần giao, hoàng bá, uy linh tiên, rễ cỏ xước. 
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 6 bát nước, đun nhỏ lửa khoảng 30 -40 phút rồi tắt bếp, cho thuốc ra. Sử dụng mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc 2 

  • Tác dụng: Bài thuốc này chủ yếu tập trung điều trị bệnh ở thể thận dương hư, cải thiện tình trạng đau âm ỉ, thận suy yếu, hỗ trợ tán hàn từ bên trong. 
  • Thành phần: Hoài sơn, kỷ tử, đỗ trọng, cao ban long, tục đoạn, thục địa, đương quy.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả các thành phần thảo dược kể trên cùng 6 bát nước, sử dụng đều đặn hàng ngày để cho kết quả tốt. 

Chữa chùm đuôi ngựa bằng vật lý trị liệu

Điều trị chùm đuôi ngựa bằng vật lý trị liệu cũng được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay, liệu pháp này mang lại một số tác dụng cho người bệnh như: 

  • Tránh việc phẫu thuật, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phẫu thuật. 
  • Kiểm soát cơn đau và hạn chế dần việc sử dụng thuốc giảm đau
  • Cải thiện dần khả năng vận động, di chuyển và sinh hoạt của người bệnh
  • Phục hồi các chấn thương, tê liệt, khiến xương khớp trở nên dẻo dai hơn
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết để người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái
  • Cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu tố tuổi tác

Hiện nay, có khá nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu, việc lựa chọn biện pháp nào cũng cần phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mục đích điều trị của người bệnh. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu thường dùng như: 

Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa hội chứng đuôi ngựa
Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa hội chứng đuôi ngựa
  • Châm cứu bấm huyệt: Mục đích của biện pháp này là làm giãn các khối cơ đang bị chèn ép, giải phóng áp lực ở các dây thần kinh đuôi ngựa, hỗ trợ mềm hóa cơ cứng. Biện pháp này giúp người bệnh giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Phương pháp trị liệu bằng cơ động học – xoa bóp: Kỹ thuật xoa bóp giúp tác động lên các mô áp lực, hỗ trợ kéo giãn nhịp nhàng, làm tăng độ mềm dẻo của các cơ, kích thích giảm đau. Đồng thời, kỹ thuật này còn làm giãn các mao mạch, làm tăng thể tích máu, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, tác dụng chuyển hóa năng lượng, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Đây cũng được xem là phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng nhiều cho người bệnh. 
  • Trị liệu bằng nhiệt: Phương pháp trị liệu bằng sức nóng có thể làm giãn các  dây thần kinh, kích thích chuyển hóa. Trị liệu bằng nhiệt có thể áp dụng ở nhiệt độ 40 – 50 độ C trong thời gian 3- 30 phút. Bên cạnh nóng trị liệu, biện pháp lạnh trị liệu hỗ trợ co mạch, giảm tốc độ dẫn truyền. Người bệnh có thể chườm đá lạnh ở nhiệt độ 5 độ C trong khoảng 20 – 30 phút. 
  • Áp dụng thủy trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng nước tác động lên bên ngoài cơ thể, để nước phát huy khả năng chữa lành của nó. Với đặc tính giữ nhiệt tốt, nước là phương án tốt để cần làm nóng hoặc lạnh một vùng cơ thể bất kỳ nào đó. 
  • Trị liệu bằng ánh sáng: Phương pháp này vận dụng các loại bức xạ ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn tử ngoại, ánh sáng hồng ngoại… để mang lại tác dụng diệt khuẩn và kích thích sự phát triển của các tế bào. 
  • Sử dụng xung điện chữa bệnh: Khi sử dụng xung điện trong điều trị hội chứng đuôi ngựa, các xung điện sẽ tác động, kích thích hệ thần kinh các cơ, cải thiện dần dần triệu chứng đau nhức ở người bệnh. 

Lưu ý dành cho người bệnh sau điều trị

Nếu gia đình bạn có người mắc hội chứng đuôi ngựa, hãy lưu ý một số điều dưới đây để chăm sóc bệnh nhân: 

  • Chú ý dùng ống thông bàng quang cho người bệnh khoảng 3- 4 lần mỗi ngày. 
  • Vệ sinh vùng kín cho người bệnh sạch sẽ
  • Người bệnh nên uống nước mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn
  • Có thể sử dụng găng tay hoặc glycerin đặt ở hậu môn để làm sạch đường ruột
  • Nên dùng miếng lót và thay miếng lót thường xuyên cho người bệnh để tránh rò rỉ chất thải ra quần áo (đối với người bệnh vừa phẫu thuật)
  • Có thể dùng thuốc giảm đau cho người bệnh nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Nếu có hỗ trợ người bệnh trong tiểu tiện, đại tiện, người nhà nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách thức, tần suất hay sử dụng công cụ hỗ trợ cần thiết. 

Những biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa khiến người bệnh dễ bị tổn thương tâm lý, stress hoặc gặp khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày. Bởi thế, nếu không có sự chăm sóc, động viên của người thân, bạn bè bên cạnh, người bệnh rất dễ chán nản, cảm thấy bất lực. 

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Nhóm bệnh liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm Đa Tầng

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C4 C5

Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6

Kiến thức bệnh

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Bình luận (43)

  1. Nguyễn Khánh Kỳ says: Trả lời

    Chào bác sĩ. Tôi đi chụp phim bác sĩ bảo bị hẹp ống sống. Dẫn tới đau thần kinh đuôi ngựa. Cho thuốc giảm đau uống chỉ thấy giảm một lúc xong lại đau lại. Bác sĩ tư vấn cách điều trị tốt nhất cho tôi với ạ?

    1. Đặng Giang Nam says:

      Tôi cũng đang bị như vậy đây. Đứng ngồi đều bị đau khó chịu quá. Thấy mọi người bảo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn có bài thuốc chữa được bệnh này không biết sao đây.

    2. Chưữa được đó. Tôi đã từng chữa rồi. Mọi người tìm đến mà chữa. Địa chỉ số điện thoại của bác đây này Địa chỉ: 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
      Số điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349

    3. Nguyễn Đức Phúc says:

      Ai gần thì tới mà ai xa thì gọi điện bảo bác tư vấn rồi kê đơn gửi về nhà cho điều trị cũng được. Tôi ở xa nhà thuốc với bị bệnh thần kinh đó đi lại cũng khó khăn phải điều trị như vậy mà

    4. Võ Lý Thành says:

      Thấy bác sĩ Tuấn này giỏi, đọc các thông tin về bác sĩ mới thấy, bảo sao mà được đánh giá cao với được nhiều người tin tưởng điều trị như thế https://wikibacsi.com/chuyen-gia/luong-y-bac-si-do-minh-tuan-y-hoc-co-truyen

  2. Lê Thị Hương says: Trả lời

    Tôi bị thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến dây thần kinh đuôi ngựa. Các bác sĩ trong viện bảo phải mổ mới khỏi được. Nhưng vì tuổi của tôi cao và mắc bệnh về tim mạch nên mổ rất nguy hiểm. Giờ nên điều trị như thế nào?

    1. Thảnh Thiên says:

      Tuổi cao mà tim mạch thì đúng là không mổ được rồi. Ngay cả dùng thuốc tây còn không tốt huống chi là. Thuốc đông y thì bảo là an toàn lành tính nên cũng nhờ bác sĩ tư vấn cho xem sao

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi