Bào Chế Thuốc Trong YHCT Và Những Điều Thú Vị Mà Tôi Đúc Kết Ra
Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề y, Tuấn tôi luôn chiêm nghiệm 1 điều rằng: Dù y học có phát triển đến đâu thì cũng không thể tách rời các phương pháp bào chế thuốc được cha ông đúc kết từ xa xưa. Trong YHCT, có thể kể đến các phương pháp như thủy chế, hỏa chế,… với mục đích bào chế nguyên liệu thành các dạng thuốc dễ hấp thụ, nâng cao hiệu quả trị bệnh. Nhân ngày đầu tuần hôm nay, tôi xin chiêm nghiệm, luận bàn qua để chúng ta hiểu và gìn giữ những phương pháp gia truyền cổ này.
Luận bàn về những phương pháp bào chế trong YHCT vẫn được lưu truyền từ xưa tới nay
Chia sẽ rõ hơn để bà con hiểu, bào ở đây có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc nhằm thuận tiện cho việc chế biến và điều trị. Chế có nghĩa là tác động làm thay đổi tính chất, hình dạng của dược liệu. Cứ hiểu nôm na, bào chế thảo dược là bước chuyển đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc, những chế phẩm thuốc trong phòng và trị bệnh.
Mục đích chính là bào chế các nguyên liệu thành dạng thuốc phiến (thuốc chín). Thuốc phiến được dùng trong các dạng thuốc thang, thuốc cao, thuốc viên (đan, đơn, hoàn), thuốc chè (ẩm), thuốc bột (tán), thuốc rượu thì được dùng ít hơn…
Là một thầy thuốc YHCT gắn bó với nghề gần 20 năm, nhờ việc đúc rút từ kinh nghiệm thực tế qua 5 đời dòng họ Đỗ Minh Đường nhà tôi, đồng thời có sự kế thừa tinh hoa y học cổ, Tuấn tôi nhận thấy:
Bào chế thảo dược cốt phải “vừa chừng”, non quá thì khí kiến hiệu, già quá thì mất khí vị.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được độ chuẩn xác của việc bào chế dược liệu như việc thái dược liệu nên mỏng hay dày, sao nên già hay non, cắt sao cho không biến đổi được dược tính.
Do đó, Tuấn tôi cũng hay tâm sự cùng với những người đồng nghiệp của mình, khi bào chế thuốc Nam phải thoả mãn được 3 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất phải đảm bảo việc “điều hoà âm dương” của vị thuốc, người bệnh; Thứ hai, các vị thuốc phải phát huy được “bổ hư tả thực”. Thứ ba là gắn chặt vấn đề “biện chứng luận trị” với việc “tìm thuốc” và “chế thuốc”.
Nằm lòng được 3 nguyên tắc nói trên, cho đến nay, tôi vẫn rất tự hào với những bài thuốc mà nhà thuốc Đỗ Minh Đường mang đến cho bà con gần xa.
Quay lại vấn đề về các phương pháp bào chế, như tôi đã nói ở trên, phương pháp bào chế thuốc thảo dược rất đa dạng và phong phú; song tựu chung lại có ba phương pháp cơ bản: Phương pháp dùng lửa (hoả chế), dùng nước (thuỷ chế) và phương pháp kết hợp nước – lửa (thuỷ hoả hợp chế – nhiệt ẩm).
Hỏa chế – Phương pháp dùng lửa bào chế thảo dược
Đây là phương pháp dùng sự tác động của nhiệt độ khô, gián tiếp hay trực tiếp qua phụ liệu trung gian nhằm thay đổi tác dụng, tính chất, độc tính của vị thuốc và bảo quản thuốc.
Thực chất, mục đích của giai đoạn này là làm tăng tính ấm, giảm tính hàn do đưa nhiệt, phần dương vào vị thuốc, đồng thời giảm độc tính, giảm tác dụng không mong muốn của vị thuốc, ổn định hoạt chất có trong vị thuốc. Song song với đó, nó còn làm giảm độ bền cơ học của vị thuốc do các chất hữu cơ bị phân hủy và các liên kết hữu cơ bị phá vỡ, tăng thời gian bảo quản chất lượng thuốc và có thể thay đổi tính chất, làm tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc.
Một số phương pháp chế biến dược liệu bằng hỏa chế: nung, lùi hay nướng, sao (sao qua, sao đen, sao cháy, sấy, chích), đốt, chế sương,…
Có thể lấy ví dụ như: Trắc bách diệp, hà hiệp, bồ hoàng, hòe hoa không có tác dụng chỉ huyết nhưng khi thán sao lại có tác dụng chỉ huyết. Thảo quyết minh sống có tác dụng tả hạ, khi sao qua có tác dụng nhuận tràng, sao vàng có tác dụng thanh nhiệt, sao đen có tác dụng an thần. Sinh phụ tử sau khi chế biến thành hắc phụ có tác dụng hồi dương cứu nghịch…
Tôi cũng có áp dụng cách thức bào chế này là sao vàng hạ thổ trong một số bài thuốc của mình. Tức là, đem thảo dược đi sao vàng, rồi đổ thuốc xuống hố đất đã chuẩn bị trước lót vải hoặc giấy bản rồi đậy vung lại từ 10 – 30 phút. Đây thực chất là phương pháp hạ nhanh nhiệt độ, tránh ảnh hưởng tiếp theo của nhiệt độ.
Phương pháp này nhằm cân bằng âm – dương cho vị thuốc (hạ bớt tính dương, tăng thêm tính âm ); thuốc khô dễ bảo quản; vị thuốc có mùi thơm để nhập tỳ và không buồn nôn. Theo y học hiện đại, quá trình sao vàng làm gia tăng sức căng bề mặt của dược liệu. Khi sức căng lớn, hạ thổ sẽ gặp hơi lạnh gây rạn nứt bề mặt dược liệu. Nhờ đó, hoạt chất dễ thoát ra ngoài hơn trong quá trình sắc thuốc.
Thủy chế – Phương pháp dùng nước bào chế thảo dược
Thủy chế là phương pháp chế biến sử dụng tác động của nước hoặc dung dịch phụ liệu ở những mức độ khác nhau (ngâm, ẩm,…) trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên tác động đến dược liệu tạo ra quá trình lên men, thủy phân hay hoà tan nhằm đáp ứng những mục đích khác nhau.
Phương pháp này giúp giảm độc tính, giảm tính bền cơ học của vị thuốc, giảm tác dụng có hại của thuốc tới người bệnh, đồng thời tăng khả năng giải phóng hoạt chất do các tế bào dược liệu bị hút nước và trương nở, làm mềm dược liệu, giúp cho việc phân chia dược liệu được dễ dàng. Ở một số thảo dược, phương pháp này còn giúp định hình, bảo quản, tránh gây vụn nát thuốc và hạn chế sự phát triển của nấm mốc.
Các phương pháp thủy chế bao gồm: rửa, ngâm, tẩm, thủy bào, thủy phi,…
Ngoài ra, tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Tuấn tôi còn dùng giấm, rượu nước cơm, nước muối ăn mà chế chung với các cách tẩm, nướng, chưng, ngâm nước, sao để đạt yêu cầu chữa bệnh: rượu đưa lên, gừng phát tán, muối vào thận, giấm vào can.
Thủy hỏa hợp chế – Phương pháp kết hợp độc đáo
Phương pháp này sử dụng sự tác động của nước hoặc dung môi thích hợp với lửa (gián tiếp hay trực tiếp) ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tự nhiên (nhiệt ẩm) nhằm thay đổi tính chất của dược liệu. Điều này giúp bảo quản, chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị thuốc theo mục tiêu điều trị, đồng thời làm giảm độc tính, diệt các enzym giúp ổn định hoạt chất và tăng hiệu lực của thuốc.
Các phương pháp thủy hỏa hợp chế gồm: Chưng, đồ, nấu (đun, chử), tôi,… Ngoài ra phương pháp thuỷ hỏa hợp chế này còn có phương pháp hầm, sắc (thuốc thang, thuốc cao đặc), hãm (hãm chè thuốc…),…
Nhìn chung, tùy vào mục đích sử dụng mà một số loại thuốc được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ tạo ra tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù là chọn phương pháp bào chế nào đi chăng nữa, tôi cũng luôn lấy tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng dược tính đặt lên hàng đầu.
Lý do Tuấn tôi “ưu ái” cách bào chế thuốc thành dạng cao đặc tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Với câu hỏi đặt ra là, tại sao nhà thuốc Đỗ Minh Đường lại chuộng phương pháp bào chế thuốc dạng cao đặc? Đây không phải ngẫu nhiên mà Tuấn tôi cải tiến thuốc thành dạng cao này, bởi sau rất nhiều năm nghiên cứu kết hợp với ứng dụng vào thực tế điều trị, tôi thấy thế này:
Ngoài 3 phương pháp bào chế nhắc đến ở trên, các lương y sẽ từ đó nhào nặn thuốc thành 1 trong 5 dạng thường thấy là: Thang, hoàn, tán, cao, đan. Mỗi dạng bào chế lại có ưu và nhược điểm riêng:
- Thuốc thang (sắc): Là phương pháp cho hỗn hợp các vị thuốc vào siêu, đổ nước, sắc. Dưới tác dụng của nhiệt, vị thuốc tan vào trong nước, sau đó lược bỏ xác, lấy nước uống. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần biết căn chỉnh thời gian và nhiệt độ thích hợp. Điều này dẫn tới việc cồng kềnh trong giai đoạn chế biến, mất công mất sức mà rất khó uống đối với trẻ nhỏ.
- Thuốc tán, đan: Là loại thuốc thể rắn, rời. Điều chế bằng cách tán dược liệu từ khoáng vật, thực vật thành bột vừa, bột mịn hay hồ viên thành hoàn để uống trong hoặc để xoa ngoài. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, dễ thẩm thấu, tuy nhiên khuyết điểm là thuốc khó bảo quản.
- Thuốc hoàn: Là dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, lớn bằng hạt nhãn, gồm thuốc và mật (hoặc mạch nha). Thuốc dễ sử dụng nhưng để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, khó thẩm thấu, trẻ nhỏ khó uống.
Trong khi đó, các bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Tuấn tôi đã cùng cộng sự nghiên cứu và cải tiến bài chế theo dạng thức cao đặc. Thực chất đây vẫn là thuốc dạng thang được tôi sắc thành nước, sau đó cô lại thành dạng cao đặc, đun trong suốt 48 giờ, giữ nguyên nền nhiệt 55 – 70 độ C, đồng thời vẫn giữ nguyên các dược tính kháng sinh thực vật vốn có.
Vì thành phần được cô đặc, chiết bớt nước nên dược chất thu được đậm đặc hơn, tinh chất thẩm thấu nhanh vào thành dạ dày, tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh. Chỉ với 1 lượng nhỏ cao thuốc mà phát huy công dụng tương đương với 1 thang thuốc sắc. Đặc biệt, thuốc thơm mùi thảo dược, không có vị nồng, đắng như thuốc sắc truyền thống, nên trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng sử dụng.
Đồng thời, việc bào chế thuốc thành dạng cao đặc cũng giúp cho quá trình bảo quản thuốc tốt hơn. Trải qua quá trình đun nấu kỹ lưỡng, dạng thức cao đặc này sẽ diệt được các enzyme có sẵn trong dược liệu, ổn định thành phần hóa học có trong vị thuốc, nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật như độ ẩm, độ nhiễm khuẩn, nấm mốc,…
Chính vì vậy, mà tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, các lương y chúng tôi vẫn ưu ái cho dạng bào chế bài thuốc thành cao đặc, vừa để tối ưu hóa được hết công dụng có trong dược liệu, vừa giúp người bệnh tiết kiệm thêm thời gian, dễ dàng bảo quản, tiện lợi và dùng được cho mọi đối tượng.
Cùng với đó, để đem đến hiệu quả tối ưu nhất cho các bài thuốc, Tuấn tôi cùng các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường trong suốt hơn 150 năm qua vẫn nằm lòng kim chỉ nan “thuốc nam cho người Việt”, lấy sự an toàn, tin tưởng của người bệnh làm điểm mấu chốt. Tuấn tôi đã không ngừng phấn đấu, hoàn thiện từng ngày để đem đến bài thuốc tốt nhất cho người bệnh. Với việc chọn cho mình một lối đi riêng, tôi đã từng bước tự làm chủ được nguồn dược liệu cho riêng mình.
Trong đó, có hơn 90% thảo dược được bào chế trong các bài thuốc của Đỗ Minh Đường được thu hái từ các nhà vườn ươm trồng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Số còn lại là những dược liệu quý hiếm sinh trưởng trên núi cao, được tôi thu mua trực tiếp từ những người dân bản địa chuyên đi rừng tại các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Nói có sách, mách có chứng, minh chứng cho hiệu quả vượt bậc mà thuốc được bào chế dạng cao này đem lại đó là từ những người bệnh thực tế. Bà con chắc hẳn không còn xa lạ gì đến những chia sẻ hay phản hồi của người bệnh đã để lại cho nhà thuốc trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội hay được truyền tai nhau trong suốt gần 3 thế kỷ qua.
Đơn cử là trường hợp mẹ bầu Kim Oanh (38 Tuổi, Long Biên) bị mề đay từ khi mang thai đến lúc ở cữ hành hạ. Sau khi biết đến bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Oanh chia sẻ: “Sau 1 tháng kiên trì uống hết liệu trình đầu, kết hợp tắm với lá tắm mề đay của nhà thuốc thấy đỡ hơn trước khá nhiều, chưa hết hoàn toàn được nhưng như thế là mừng lắm rồi. Trước nó lên cả người thì giờ chỉ lên ở tay, đùi, chủ yếu lên buổi tối thôi, ngày thì thi thoảng nhưng không nhiều.”
Video: [FEEDBACK] Mẹ sau sinh khỏi hẳn mề đay nhờ kiên trì sử dụng 3 tháng bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường
Diễn viên Thanh Tú cũng là một trong những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh tại nhà thuốc tôi. Nữ diễn viên bị viêm mũi dị ứng, viêm đa xoang và dùng hết 3 tháng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường là khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng bài thuốc, cô cũng cho biết: “Bài thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường khá là dễ sử dụng, không cần mất thời gian đun sắc gì cả, tiện lợi. Thuốc cao thì thơm mùi thảo dược, uống là nghiền”.
Ngoài mẹ bầu Kim Oanh, diễn viên Thanh Tú kể trên, tôi và các đồng nghiệp cũng nhận được rất nhiều phản hồi tốt của bệnh nhân.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tôi và các bác sĩ tại Đỗ Minh Đường sẽ luôn tận tâm, tận tụy, bắt bệnh chính xác và kê đơn hiệu quả. Song song với đó tôi cam kết thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người, nên bà con có bất kỳ câu hỏi hay băn khoăn nào cần giải đáp, đừng ngại chia sẻ tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con 24/7.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!