Suy Thận Mạn

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Suy thận mạn (suy thận mãn tính) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hơn nữa còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bị bệnh. Vì vậy, trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.

Có nhiều phương pháp điều trị suy thận tốt hiện nay
Có nhiều phương pháp điều trị suy thận tốt hiện nay

Theo tôi tìm hiểu, quá trình điều trị bệnh suy thận vô cùng tốn kém, phức tạp, có nhiều rủi ro, đồng thời đòi hỏi người bệnh cũng như người nhà phải kiên trì trong thời gian dài. Chình vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu và cách chữa trị bệnh suy thận mạn tính. Trước tiên, tôi sẽ chỉ cho bà con biết suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là gì?

Thận là một tạng thuộc hệ tiết niệu, gồm 2 thận nằm tại 2 bên cột sống trong hố thắt lưng đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Theo như tôi được biết, thận giữ vai trò lọc máu để bài tiết ra nước tiểu và các chất cặn bã của cơ thể, từ đó điều chỉnh các chất điện giải. Đồng thời, thận còn có chức năng là duy trì sự ổn định của huyết áp cũng như tham gia vào quá trình tạo máu. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến rối loạn các chức năng trên và kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí gây tử vong.

Bệnh thận mạn tính là khi mất dần chức năng thận kéo dài trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm, thận lúc này không thể loại bỏ các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Lâu dần, các chất thải, cạn bã bị tồn đọng và gây hại cho cơ thể. Bệnh sẽ chưa nguy hiểm khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhưng khi ở giai đoạn sớm thường không có các triệu chứng rõ rệt. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh là sưng chân, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa và chán ăn, vì vậy rất dễ nhầm lẫn, không phát hiện được. Bởi vậy, khi phát hiện được bệnh thường đã phát triển đến giai đoạn suy thận.

Thực tế, đa phần mọi bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tử vong do không có thận phù hợp để thay thế hay không được chạy thận do không có đủ kinh phí. Điều này mới dẫn đến biến chứng nguy hiểm của suy thận là gây tử vong.

Nguyên nhân gây suy thận mạn?

Để có thể điều trị hiệu quả thì bà con cần biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó mới dùng đúng thuốc đúng bệnh.
Để có thể điều trị hiệu quả thì bà con cần biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó mới dùng đúng thuốc đúng bệnh

Nếu trong vòng 3 tháng thận của bạn không hoạt động tốt thì bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh suy thận. Và thận của bạn không hoạt động tốt trên 3 tháng cho thấy bạn đã ở trong giai đoạn suy thận mạn. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Chính vì vậy, một lời khuyên của tôi cho người bệnh là nên đi khám sức khỏe tổng quát theo đúng định kỳ nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe (nếu có).

Vậy nguyên nhân gây ra suy thận mạn là gì, người bệnh hãy cùng tôi tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Do ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm: Việc cơ thể hấp thụ quá nhiều chất đạm trong một thời gian dài sẽ gia tăng gánh nặng cho hoạt động của thận. Đây chính là nguyên nhân làm cho thận luôn trong ở trong tình trạng hoạt động “quá tải” dẫn đến việc suy giảm các chức năng.
  • Thường xuyên ăn các loại canh hầm có chứa chất Purin: Nếu bạn thường xuyên các loại canh hầm thịt trong thời gian dài sẽ làm sản sinh ra một lượng lớn chất Purin. Điều này tiềm tàng nguy cơ đột quỵ và cả bệnh suy thận.
  • Thường xuyên nhịn đi tiểu và không uống đủ nước: Việc nhịn tiểu thường xuyên là nguyên nhân chính làm tăng áp lực bàng quang và dồn ép chức năng tiểu tiện xuống thấp. Từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản gây ra viêm bể thận và bệnh suy thận. Cùng với đó là uống không đủ lượng nước cần thiết dẫn đến các chất cặn bã và độc tố trong nước tiểu tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận.
  • Do thói quen ăn quá mặn: Việc ăn quá mặn được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến nước trong cơ thể rất khó được bài tiết ra ngoài, tăng thêm gánh nặng cho thận và làm suy giảm chức năng dẫn đến bệnh suy thận.
  • Lạm dụng việc sử dụng thuốc Tây: Khi sử dụng thuốc thì đều phải đi qua hệ thống lọc của thận, sau đó mới thải ra ngoài. Dùng lâu ngày sẽ gây tổn thương cho thận vì phải hoạt động quá mức, từ đó làm suy giảm chức năng và dẫn đến hiện tượng suy thận.
    Do tuổi cao: Khi ở độ tuổi càng cao, chức năng hoạt động của mọi cơ quan đều giảm. Do đó, chỉ cần có một yếu tố tác động vào cũng dễ dẫn đến bệnh suy thận.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Bệnh sẽ có những triệu chứng như thế nào bà con đã nắm được chưa, cùng tôi tìm hiểu ngay nhé
Bệnh sẽ có những triệu chứng như thế nào bà con đã nắm được chưa, cùng tôi tìm hiểu ngay nhé

Thông qua quá trình thăm khám, Tuấn tôi nhận thấy, bà con thường không thể phát hiện bệnh của mình bởi suy thận mạn thường không có các triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng không biểu hiện cho tới khi xuất hiện những tổn thương thận nặng nề. Cụ thể các triệu chứng người bệnh có thể phải đối mặt là:

  • Thiếu máu: Biểu hiện là da xanh, niêm mạc nhợt, thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu sẽ tương ứng với độ nặng của bệnh. Bệnh suy thận càng nặng thì tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều làm bệnh nhân bị mệt mỏi, ăn kém và giảm các hoạt động thường ngày.
  • Tăng huyết áp: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Nếu tăng huyết áp lâu ngày và để tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim hay xơ vữa động mạch,..
  • Triệu chứng ở tim mạch: Dẫn đến viêm màng ngoài tim do ure trong máu cao.
    Các triệu chứng thần kinh cơ: bị chuột rút, cảm giác bị dị cảm, kiến bò và bỏng rát ở chân.
    Về hệ xương khớp: Bị loãng xương, viêm xương và đau xương dễ gặp trong giai đoạn cuối của bệnh (suy thận mạn). Xét nghiệm thấy có canxi trong máu tăng, chụp X quang sẽ thấy hình ảnh loãng xương.
  • Triệu chứng về đường tiêu hóa cụ thể là: ở giai đoạn đầu là chán ăn, buồn nôn; đến giai đoạn sau có thể ỉa chảy, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, loét miệng,…
    Hôn mê do urê trong máu cao: Thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận, biểu hiện là bệnh nhân thờ ơ, ngủ gà và có thể có co giật, rối loạn tâm thần, tiếp đó đi vào hôn mê.
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp là: phù do viêm cầu thận hay biến chứng ở giai đoạn cuối của bệnh

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Điều trị suy thận mãn có nhiều phương pháp, bác sĩ có thể chữa từ nguyên nhân, điều trị triệu chứng và đầu tiên bà con phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Điều trị suy thận mãn có nhiều phương pháp, bác sĩ có thể chữa từ nguyên nhân, điều trị triệu chứng và đầu tiên bà con phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Hiện nay, theo những gì tôi tìm hiểu thì không có biện pháp nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh suy thận mạn tính. Nhưng nếu điều trị hiệu quả có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh và giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả, từ đó hạn chế nguy cơ gây ra các biến chứng. Cụ thể bệnh suy thận mãn tính được điều trị bằng các phương pháp sau:

Điều trị từ nguyên nhân:

Đây là giải pháp then chốt cho việc điều trị bệnh suy thận mạn. Đối với phần lớn bệnh nhân, phác đồ là kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các loại thuốc và có một chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân hiệu quả cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt. Như vậy sẽ có thể làm giảm các tổn thương.

Điều trị bằng chế độ ăn và chế độ sinh hoạt:

Người bệnh cần phải thay đổi lối sống bằng cách bỏ thuốc lá, rượu bia, tăng cường tập thể dục hàng ngày. Lưu ý tránh các hoạt động mạnh, giảm muối, giảm lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày,

Điều trị các triệu chứng:

  • Tăng huyết áp: Đây đồng thời vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của suy thận mạn gây ra. Thông thường rất khó để có thể khống chế huyết áp ở các bệnh nhân suy thận mạn. Theo tiêu chuẩn huyết áp ≤ 130/80 mmHg là tốt nhất. Cách giải quyết là hạn chế muối, chỉ sử dụng khoảng <2g/ ngày. Ngoài ra, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các loại thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển (UCMC) hay ức chế thụ thể (UCTT), lợi tiểu,…
  • Rối loạn lipid máu: Suy thận mãn tính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch do rối loạn lipid máu không thể kiểm soát. Điều trị bằng các loại thuốc giảm nồng độ các cholesterol xấu, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Nhóm thuốc thường có thể sử dụng là gemfibrozil và statin.
  • Điều trị việc thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng rất hay gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không sản xuất đủ chất có tên là erythropoietin (EPO). EPO sẽ giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường cho cơ thể. Phương pháp điều trị là bổ sung erythropoietin bằng cách tiêm dưới da, bổ sung sắt và acid folic.
  • Điều trị loãng xương: Bằng cách bổ sung Vitamin D và canxi, đồng thời hạn chế phospho trong khẩu phần ăn sẽ giúp cho xương khỏe mạnh.
  • Điều trị rối loạn điện giải: Với từng trường hợp khác nhau mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Với bệnh suy thận mạn, triệu chứng dễ gặp nhất là tăng kali máu. Trong trường hợp không được điều trị có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngừng tim và một số vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ.

Điều trị bệnh suy thận mạn khi ở giai đoạn cuối:

  • Tiến hành lọc máu nhân tạo: Theo chỉ định của các bác sĩ thì người bệnh sẽ phải đi lọc máu hàng tuần, hàng tháng mới có thể loại bỏ đi các chất độc hại mà thận không còn đủ khỏe mạnh để thực hiện được. Lọc máu không chỉ tốn kém về chi phải mà người bệnh còn phải đối diện với sự đau đớn vô cùng. Người bệnh cần phải theo phương pháp này đến hết đời hay còn được gọi là đi chạy thận.
  • Phương pháp ghép thận: Người bệnh ở mức độ bệnh nặng nếu được thực hiện ghép thận có thể sống thêm vài chục năm nữa. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí rất lớn, đồng thời nguồn thận hiến cũng phải phù hợp với cơ thể người bệnh.

Cách phòng ngừa biến chứng của suy thận mạn

Người bệnh cần nắm rõ các lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và cả việc sử dụng thuốc thì mới có thể điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng có một sức khỏe tốt
Người bệnh cần nắm rõ các lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và cả việc sử dụng thuốc thì mới có thể điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng có một sức khỏe tốt

Để giúp người bệnh có thể phòng ngừa các biến chứng của suy thận mạn, tôi xin chia sẻ một số lưu ý như sau:

Chú ý ăn đủ năng lượng và giảm đạm trong quá trình lọc thận

Tôi đã nghiên cứu rất nhiều, từ đó rút ra chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh suy thận mạn rất quan trọng nhằm tránh được các chất độc hại và các chất không cần thiết nạp vào cơ thể. Từ đó càng khiến tình trạng tổn thương của thận thêm nặng nề.

Người bệnh suy thận cần phải được cung cấp đầy đủ năng lượng như người bình thường từ khoảng 1.500-2.000kcal/ngày. Như vậy là đủ duy trì hoạt động cơ thể và xây dựng cơ bắp, cũng như các hệ cơ quan của cơ thể.

Nếu không được cung cấp đủ năng lượng cơ thể có thể phải lấy protein từ cơ bắp, rồi sinh ra chất thải nitơ càng làm tăng gánh nặng cho thận nhiều hơn. Tuy nhiên trước khi tiến hành lọc thận, người bị bệnh thận mạn cũng cần phải áp dụng chế độ ăn giảm đạm. Bởi nếu sử dụng đạm nhiều sẽ sinh ra urê, urê bị tích tụ lại cơ thể khi bị suy thận.

Chính vì vậy, khi bị mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn 3 – 4 cần hạn chế đạm, duy trì ở mức khoảng 0,6 – 0,8 g/kg/ngày. Trong khẩu phần ăn nên sử dụng nguồn đạm từ cá, thịt gà, trứng; dùng ít đạm từ thịt đỏ như bò, chó,… Đồng thời ngoài nguồn đạm động vật, người bệnh cũng có thể dùng các loại đạm từ nguồn gốc thực vật như đậu nành và đậu xanh.

Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng kali và phốt pho cao

Bên cạnh năng lượng của chất đạm, người bị suy thận mạn cũng cần chú ý tới các nguyên tố là vi lượng và vitamin. Bởi chúng có tác động tới sự tiến triển của bệnh. Đồng thời chất kali bị ứ đọng trong cơ thể tạo nên một lượng kali cao. Từ đó có thể làm tim loạn nhịp và dẫn tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất ngờ bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu gì báo trước.

Bởi vậy người bị suy thận mạn cần hạn chế những thực phẩm có hàm lượng kali cao như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đào, dâu… Đồng thời nên sử dụng thay thế bằng các loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, nhãn, xoài, dưa hấu, đu đủ,… Các loại hạt khô như hạt điều, ô mai, đậu phộng, hạt dẻ và socola chứa hàm lượng kali rất cao nên người suy thận mạn cần đặc biệt nên tránh xa các loại hạt này.

Nguyên nhân gây suy thận mạn có thể do cơ thể người bệnh ăn nạp vào quá nhiều canxi và phốt pho. Đây đều là những chất khó có thể lọc qua thận, ngoài ra canxi còn dễ bám vào thành mạch máu. Chính vì vậy, người bệnh suy thận mạn nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như sữa, pho mát, thức ăn nhanh, phô mai, lòng đỏ trứng, các loại rau cỏ khô, thịt, ngao sò…

Người bệnh nên ăn nhạt

Với người suy thận mạn, ăn nhạt sẽ giúp lượng nước được giữ lại trong cơ thể và lượng muối đào thải qua thận ít đi. Bởi khi cả 2 thận bị suy muối không thể được loại bỏ và bị ứ lại trong cơ thể, từ đó dẫn đến hiện tượng phù, tăng huyết áp nguy cơ gây suy tim và ứ nước trong phổi cùng tổn thương các mạch máu. Bởi vậy, người bệnh phải hạn chế muối tối đa để tránh làm tăng huyết áp.

Các biện pháp giảm lượng muối nạp vào cơ thể là:

  • Không sử dụng các loại dưa muối, cá khô, các loại nước chấm như mắm, nước tương,…
  • Không thêm gia vị thức ăn bằng muối hay các loại hạt nêm có chứa muối và bột ngọt.
  • Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh như giò chả thịt, giăm bông, thịt hun khói, xúc xích, pate, phô mai,…
  • Không ăn các loại snack và khoai tây chiên.
  • Hạn chế dùng các loại nước sốt, súp cô đặc và hạn chế ăn hàng quán. Để ăn ngon miệng hơn thì người bệnh có thể sử dụng các loại rau gia vị hành ngò hay các loại hạt nêm không có thành phần muối.

Không sử dụng đồ uống, thức ăn có chất kích thích

Các đồ uống có chất kích thích như nước chè, cà phê rượu, bia,… hay những đồ ăn có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt,… đều cần hạn chế cho người bị suy thận mạn. Bởi chúng đều có thể gây kích thích, tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

Một lưu ý quan trọng vô cùng quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận mạn tuyệt đối không được hút thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp và làm rối loạn lipid, gây co thắt động mạch.

Nên dùng các thực phẩm có tính lợi tiểu như uống nước ngô non luộc hay các loại nước rau.

Bên cạnh thực hiện một chế độ ăn hợp lý, người bệnh cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể hay nghi ngờ thận có vấn đề, tôi khuyên bà con hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các thủ tục xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Dinh dưỡng

Suy Thận Nên Ăn Gì?

Nhóm bệnh liên quan

Suy Thận

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi