Viêm âm đạo ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, cách điều trị mẹ cần biết

Dạo gần đây, có nhiều mẹ gửi thư đến blog của tôi nhờ tư vấn về bệnh viêm âm đạo ở trẻ em. Bệnh lý này tuy không phổ biến, nhưng nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt cũng như khả năng làm mẹ sau này của bé nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi thế, tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia phụ khoa, tìm đọc tài liệu,… để mang đến cho bạn đọc kiến thức về bệnh lí này, cũng như cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho con trẻ.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì? Làm sao để nhận biết?

Viêm âm đạo ở trẻ em khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín
Viêm âm đạo ở trẻ em khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng bệnh viêm âm đạo chỉ xảy ra ở phụ nữ trưởng thành, ít ai nghĩ đến con trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nhưng Tuấn tôi xin thưa với các bạn rằng, trẻ có thể gặp, thậm chí bị viêm âm đạo bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ. Trước hết, tôi sẽ giải thích về bệnh lý này trước, rồi từ từ phân tích chi tiết nguyên nhân, cách chữa,… để mọi người phòng ngừa cho con.

Tương tự như tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là hiện tượng vùng kín bị tấn công dồn dập bởi các loại vi khuẩn, nấm men, vi rút từ các tác nhân gây bệnh. Lâu dần, “hàng rào” bảo vệ bị phá vỡ, làm mất cân bằng độ pH bình thường, kích thích âm hộ tiết nhiều dịch nhầy như một phản ứng bảo vệ tự nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng hại khuẩn sinh sôi và phát triển quá mức lợi khuẩn. Từ đó gây viêm nhiễm âm đạo.

Trẻ con thường không tự phát hiện ra những triệu chứng của bệnh cũng như chủ động chia sẻ với các bậc phụ huynh. Vì thế, các mẹ nên thường xuyên quan tâm trẻ nhỏ để xác định sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện thường thấy sau đây:

  • Âm hộ của bé tiết nhiều dịch bất thường, dịch chuyển màu khác lạ và có mùi hôi khó chịu.
  • Thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín khiến trẻ nhỏ hay muốn gãi nhiều.
  • Xuất hiện tình trạng tiểu rắt, bí tiểu, khi đi vệ sinh cảm thấy hơi xót, đái không tự chủ,…

Khi nhận thấy con mình gặp một trong số những triệu chứng tôi liệt kê trên đây, chị em nên đưa trẻ đi thăm khám trực tiếp bác sĩ chuyên môn để có kết luận chính xác cũng như cách điều trị kịp thời, hiệu quả.

TOP 7 nguyên nhân gây viêm âm đạo ở trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm âm đạo trẻ nhỏ là các loại tạp khuẩn, virus, vi nấm… phát triển quá mức, lấn át lợi khuẩn, khiến cho âm đạo càng nhạy cảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, tôi xin chia sẻ 7 căn nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng viêm âm đạo ở trẻ nhỏ sau đây:

Kích ứng với chất tẩy rửa cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo ở trẻ em
Kích ứng với chất tẩy rửa cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo ở trẻ em
  • Do cấu tạo “em bé” chưa hoàn thiện: Các cơ quan sinh dục ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Buồng trứng còn nhỏ, vẫn chưa phát triển hoàn toàn và hoạt động trơn tru, cổ tử cung và âm đạo chưa mở đủ, màng trinh vô cùng mỏng manh,… Lúc này, vùng kín của bé vô cùng non nớt và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. 
  • Thói quen vệ sinh sai cách: Sau khi đi vệ sinh, việc không sử dụng giấy lau hay nước sạch chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn đọng lại cơ thể, gây viêm nhiễm. Đồng thời, việc các mẹ hướng dẫn sai thứ tự vệ sinh sau khi đại tiểu tiện (nên lau từ trước ra sau thay vì sau ra trước) cũng khiến cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo, dẫn tới nhiễm trùng.
  • Giặt chung quần áo của bé với đồ của bố mẹ: Hầu hết các gia đình đều có thói quen giặt chung quần áo của cả nhà trong 1 lần, bao gồm cả đồ lót cá nhân (nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại). Điều này sẽ khiến các loại hại khuẩn như vi nấm, kí sinh trùng, vi rút… lây chéo từ quần áo của bố mẹ sang đồ của con cái, gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục khi con cái mặc vào.
  • Trẻ có thói quen hay ngồi bệt: Trẻ con thường có thói quen ngồi bệt lê la trên nền đất ở khắp mọi nơi khiến vi khuẩn ở trong đất dễ dàng bám vào cơ thể. Đặc biệt, những bé gái thường xuyên mặc váy, giun và sán kí sinh trong đất sẽ xâm nhập vào quần lót và gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bé mắc bệnh lý về da liễu: Các bệnh lý về da như viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến,… sẽ khiến bé bị ngứa ngáy, muốn gãi nhiều, đặc biệt là ở vùng kín, dễ hình thành các vết lở loét. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn vào âm đạo, gây viêm nhiễm và kéo theo hàng loạt bệnh lý phụ khoa khác.
  • Kích ứng với dung dịch tẩy rửa: Có nhiều mẹ cho rằng, dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các loại dung dịch vụ sinh phụ nữ trên thị trường hiện nay đều chứa nhiều bọt và chất tẩy rửa mạnh, không phù hợp với pH âm đạo (mang tính kiềm) của bé. Chưa kể đến các loại dung dịch trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng đến âm dạo của trẻ
  • Cha mẹ không vệ sinh tay trước khi tắm cho con: Có rất nhiều vi khuẩn có hại tồn tại trên tay người lớn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi vệ sinh cá nhân cho con cái, chúng rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé, đặc biệt là vùng kín. Lâu dần, sẽ gây nhiễm trùng âm đạo

Viêm âm đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm âm đạo ở trẻ em tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều tác hại đối với đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện sớm. Ngoài ra, bệnh còn gây ra những biến chứng sau đây:

  • Ảnh hưởng đến tâm lí: Tâm lí của trẻ nhỏ chưa phát triển ổn định hoàn toàn. Vì thế, khi gặp những biểu hiện lạ hay những cảm giác khó chịu, các bé có thể sẽ cảm thấy sợ hãi, áp lực. Bên cạnh đó, trẻ con cũng chưa đủ độ hiểu biết để nhận ra triệu chứng của bệnh, chúng sẽ bị hoảng loạn và không biết làm thế nào.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: viêm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ lây lan sang các vùng khác của cơ quan sinh dục, gây ra các bệnh lí nguy hiểm như: viêm vòi trứng, viêm tử cung và viêm lộ tuyến,…Trong trường hợp nặng hơn có thể gây ung thư cổ tử cung, hiếm muộn, thậm chí mất khả năng làm mẹ sau này.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt: Những triệu chứng khó chịu của bệnh như ngứa ngáy, đau rát sẽ khiến bé ngủ không sâu giấc, không có tinh thần phấn chấn vui vẻ, giảm hiệu suất học bài, tiếp thu tri thức… và nhiều bất tiện khác trong cuộc sống.

Như vậy, viêm âm đạo ở trẻ em sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị an toàn. Vì thế, bố mẹ nên chủ động đưa các con đi khám định kì để đảm bảo sức khỏe và tìm kiếm các phương pháp chữa trị hiệu quả.

Điều trị viêm âm đạo ở trẻ em như thế nào?

Âm đạo ở trẻ em còn khá non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên thường nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng nên được cân nhắc kĩ lưỡng, tôi khuyên bố mẹ nên chú ý vấn đề này.

Hiện nay, sử dụng Tây y,  áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền, và chữa trị tại nhà với mẹo dân gian đang là 3 phương pháp được tin dùng phổ biến. Dưới đây, tôi sẽ giải thích chi tiết từng phương pháp, chị em có thể tham khảo: 

Điều trị viêm âm đạo ở trẻ em bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây đang là phương pháp được rất nhiều phụ huynh quan tâm
Sử dụng thuốc Tây đang là phương pháp được rất nhiều phụ huynh quan tâm

Thông thường, các bậc phụ huynh thường lựa chọn phương pháp này ngay khi phát hiện bé mắc viêm âm đạo. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc trị bệnh viêm âm đạo phù hợp còn tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và căn nguyên gây bệnh. 

Bệnh lý viêm âm đạo không đặc hiệu

Đây là trường hợp nguyên nhân chính không phải do sự tấn công của vi khuẩn mà do cơ thể kích ứng với các tác nhân ngoài môi trường như xà phòng, sữa tắm, nước hoa, chất tẩy rửa… Trong tình huống này, các bậc phụ huynh cũng không cần lo lắng quá nhiều, chỉ cần tránh xa các tác nhân gây viêm nhiễm kể trên. Với những biểu hiện ở mức độ nhẹ, bé chưa cần dùng thuốc mà nên chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh sạch sẽ vùng kín, giữa cho âm đạo luôn trong trạng thái thoáng mát để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Bệnh lý viêm âm đạo đặc hiệu

Với viêm âm đạo đặc hiệu, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc để đạt kết quả nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên, do vùng da âm đạo của trẻ nhỏ khá nhạy cảm, màng trinh còn mỏng, các cơ quan sinh dục vẫn chưa hoàn thiện nên việc sử dụng dạng kem bôi ngoài da là dạng thuốc được ưu tiên hơn cả.

Chú ý:

  • Không sử dụng Clotrimazole (thuốc bôi ngoài) để bôi vùng kín cho trẻ bởi loại thuốc này có thể gây hiện tượng phát ban, ngứa rát vùng kín, nổi mẩn, đi tiểu nhiều, tức bụng,… gây khó chịu cho trẻ
  • Nên cẩn trọng khi dùng thuốc uống Fluconazol cho bé. Liều dùng điều trị nấm Candida thông thường ở người lớn (khoảng 150mg/ ngày) sẽ bị dư so với cân nặng và thể chất của bé. Việc không hấp thu và chuyển hóa được hoàn toàn lượng thuốc có thể gây ra ngộ độc máu vô cùng nguy hiểm. 

Thuốc Tây được nhiều phụ huynh tin dùng bởi độ tiện lợi cũng như kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không, thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ, thậm chí sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Điều trị viêm âm đạo ở trẻ em tại nhà bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, các mẹ có thể kết hợp thêm phương pháp chữa bằng mẹo dân gian tại nhà để đẩy nhanh thời gian cũng như tăng thêm hiệu quả trị bệnh. Những bài thuốc này hoàn toàn tự nhiên và lành tính, phù hợp với cơ địa nhạy cảm của trẻ. Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Lá chè xanh

Lá chè xanh có tác dụng vượt trội trong việc giảm viêm, kháng khuẩn âm đạo
Lá chè xanh có tác dụng vượt trội trong việc giảm viêm, kháng khuẩn âm đạo

Lá chè xanh chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng lại độ pH vùng kín, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương tại niêm mạc và ngăn chặn vi khuẩn tái xâm nhập. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá chè xanh rồi ngâm với nước muối pha loãng.
  • Đun sôi 2 lít nước trong khoảng 15-17 phút rồi để nguội bớt.
  • Đợi cho nước còn ấm, cho thêm một chút muối rồi thực hiện xông vùng kín cho bé
  • Có thể xông hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, làm thông thoáng vùng âm đạo.

Lá trầu không

Tinh chất trong lá trầu không có tác dụng trong việc kháng khuẩn, hỗ trợ chống viêm đỏ, giúp giảm mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn
  • Đun sôi lá trầu cùng 2,5 lít nước trong khoảng 17-20 phút rồi để cho nguội bớt.
  • Đợi đến khi nước còn ấm, cho thêm một chút muối rồi thực hiện xông vùng kín cho bé
  • Có thể xông 2-3 lần / tuần để loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm cho đến khi thấy hiệu quả
  • Lưu ý: Không dùng lá trầu không để rửa vùng kín, tránh tình trạng viêm nhiễm ngược

Điều trị viêm âm đạo ở trẻ em bằng phương pháp Đông y

Nếu quá trình sử dụng các liệu pháp trên không đem lại hiệu quả, tôi nghĩ rằng các bậc phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng phương pháp chữa viêm âm đạo ở trẻ em bằng Đông y. Đây là phương thuốc lành tính, với phương châm giải quyết từ căn nguyên vấn đề, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, thuốc đông y sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng yếu, cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện. 

Tôi hi vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức xoay quanh bệnh viêm âm đạo ở trẻ em để chủ động phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời. 

Đánh giá bài viết

4.4/5 - (14 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Viêm âm đạo cấp khiến vợ chồng xa cách

Viêm âm đạo cấp là gì? Truy tìm dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm âm đạo cấp là gì? Truy tìm dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp...

Viêm âm đạo khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ sinh non

Viêm âm đạo sau sinh là gì? Đâu là triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị DỨT ĐIỂM?

Viêm âm đạo sau sinh là gì? Đâu là triệu chứng, nguyên nhân và cách...

Lá trầu không rất thích hợp để chữa viêm âm đạo do nấm

Viêm âm đạo do nấm – Đâu là triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Viêm âm đạo do nấm – Đâu là triệu chứng, nguyên nhân và cách điều...

Ngứa vùng kín liên tục là biểu hiện của viêm âm đạo do Gardnerella Vaginalis

Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị

Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua