Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không? Góc Giải Đáp
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không là vấn đề Tuấn tôi được nhiều bà con, nhất là chị em phụ nữ đề cập đến. Trong bài viết sau đây, Tuấn sẽ giúp bà con giải đáp vấn đề này. Đồng thời, bài viết cũng sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp chị em phụ nữ đang mang thai phòng tránh rủi ro.
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh xương khớp xảy ra phổ biến hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, bệnh có xu hướng trẻ hóa dần, bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải. Theo đó, trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thoát vị đĩa đệm cũng có chiều hướng gia tăng.
Nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi với Tuấn tôi rằng: “Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?”. Như bà con cũng biết, thoát vị đĩa đệm hình thành những tổn thương ở phần đĩa đệm cột sống. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu kéo dài không khỏi có thể phát sinh nhiều biến chứng.
Trên thực tế, việc mang thai, chức năng sinh sản của phụ nữ đối với chứng thoát vị đĩa đệm không liên quan đến nhau. Bà con hoàn toàn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, việc đồng thời có thai và bị thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra không ít vấn đề, nhất là giai đoạn thai nhi phát triển lớn.
Cơn đau nhức khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Khi thai càng lớn tình trạng chèn ép các cơ quan, tăng áp lực lên cột sống càng làm cơn đau trở nên nặng nề hơn. Điều này khiến thai phụ gặp khó khăn trong những tháng cuối thai kỳ.
Chính vì thế, tốt hơn hết bà con nên điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mặc dù việc mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường, thế nhưng cơn đau nhức, khó chịu khiến cơ thể thai phụ suy nhược sẽ không cơ lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, nếu đang mắc thoát vị đĩa đệm khi mang thai, việc dùng thuốc cũng khá khó khăn. Các phương án can thiệp phải xem xét có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Chính vì thế việc điều trị có thể trì hoãn, bệnh nghiêm trọng khó xử lý trong tương lai.
Do đó các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Điều trị thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề sức khỏe khác để đảm bảo khi bước vào thai kỳ cả thai phụ và thai nhi đều được an toàn, khỏe mạnh.
Mối liên hệ giữa bệnh thoát vị đĩa đệm và sức khỏe sinh sản
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Như trên Tuấn tôi đã giải đáp qua vấn đề này. Nhằm giúp bà con hiểu rõ hơn về vấn đề này, nội dung tiếp theo đây t sẽ đề cập vấn đề thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đên chức năng sinh sản hay không.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp gây đau nhức lưng, đau dọc xuống hai chi dưới, cánh tay,…. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm trên thực tế vẫn có thể mang thai và sinh con như bình thường. Bởi cơ quan sinh sản không liên quan đến hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên do sức ép của thai nhi giai đoạn phát triển, gần sinh chèn lên phần lưng, cột sống, xương hông, đùi nên việc mang thai trong thời gian thoát vị đĩa đệm gặp nhiều khó khăn hơn những phụ nữ khác. Cơn đau nhức khó chịu xảy ra nặng nề, khiến bà bầu khó đi lại, sinh hoạt.
Vì thế, mặc dù không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra nhiều tác động đến phụ nữ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, việc đau nhức cột sống lưng có thể khiến nam giới và nữ giới gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.
Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và sinh nở. Tuy nhiên cơn đau nhức lại làm suy giảm chất lượng đời sống vợ chồng, đau khiến nam giới, nữ giới khó chịu khi “yêu”. Chính vì thế có nhiều người lo ngại việc quan hệ tình dục ảnh hưởng đến thoát vị đĩa đệm.
Tốt hơn hết, khi gặp phải những biểu hiện bất thường, bà con nên đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm. Đặc biệt đối với cặp vợ chồng có ý định mang thai, sinh con hãy khám sức khỏe tổng quát, tiêm ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh lý có liên quan để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Nếu chị em không may bị thoát vị đĩa đệm trong thời gian mang thai hoặc phát hiện mang thai khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Mặc dù không tác động trực tiếp đến thai kỳ nhưng cơn đau đĩa đệm là vấn đề đáng quan ngại.
Thai phụ có thể bị đau nhức lưng nặng nề hơn khi thai nhi phát triển lớn dần. Kết hợp cùng với những thay đổi cơ thể khi mang thai, bà bầu càng trở nên suy nhược và có chiều hướng chán ăn, lười vận động,… Những điều này nếu không được khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con.
Ngược lại, sự phát triển của thai nhi cũng là “gánh nặng” cho khối thoát vị. Tình hình sức khỏe của thai phụ có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu nhanh chóng nếu không được kiểm soát đúng cách. Các vấn đề thường gặp như:
- Cơn đau tăng dần: Như đã đề cập, cột sống lưng sẽ phải chịu áp lực lớn hơn khi thai nhi phát triển. Cộng với sự tổn thương khối thoát vị, cơn đau ngày càng trở nên nặng nề hơn.
- Mất ổn định cột sống: Những biến chuyển cơ thể bất thường trong thai kỳ cũng góp phần làm cơn đau nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, trong khoảng giai đoạn tam cá nguyệt đầu, cơ thể thai phụ sản sinh ra một loại hormone thư giãn. Tuy nhiên chúng lại là tác nhân ảnh hưởng lên chức năng cột sống, làm khu vực này mất ổn định, từ đó khiến cơn đau, khó chịu đĩa đệm tăng lên.
- Tăng nguy cơ lệch cột sống: Thai nhi ngày càng lớn khiến cho lưng chịu nhiều áp lực. Đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống có thể bị ảnh hưởng. Khi chuyển động, xoay trở thai phụ thường bị đau nhức khá khó chịu. Cộng hưởng với cơn đau thoát vị đĩa đệm càng làm tổn thương nghiêm trọng.
Chính vì thế, chuyên gia thường khuyến khích chị em điều trị bệnh trước khi mang thai. Đồng thời trường hợp mang thai bị thoát vị đĩa đệm phải thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi, điều trị theo phác đồ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Nên làm gì nếu phát hiện thoát vị đĩa đệm khi mang thai?
Chị em phu nữ trong thai kỳ phát hiện lưng đau nhức khó chịu, kèm theo nhiều biểu hiện lạ hãy nhanh chóng đến găp bác sĩ để được hỗ trợ. Thăm khám sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu càng giúp chị em có điều kiện chữa trị, tránh rủi ro gặp biến chứng.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định những giải pháp thích hợp giúp chị em kiểm soát thoát vị đĩa đệm đồng thời vẫn đảm bảo an toàn thai kỳ. Một số cách như:
Các giải pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà
Trong thời gian mang thai, thai phụ bị thoát vị đĩa đệm cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh việc tự ý dùng thuốc tân dược, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Áp dụng những cách thư giãn, giảm đau tại nhà để giúp thai phụ dễ chịu hơn, xua đi những áp lực cho thoát vị đĩa đệm gây ra. Tham khảo những cách như:
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm đổ nước nóng vào chườm trực tiếp lên vùng lưng đau cho bà bầu. Cách này sẽ giúp lưng được thư giãn, giảm đau tạm thời. Mặc dù không phải là giải pháp điều trị lâu dài, tuy nhiên đối với bà bầu cách này khá an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể và thai nhi. Chườm khoảng 20 phút, chườm mỗi ngày, chườm khi thấy đau nhức.
- Massage: Ngoài chườm ấm, để kích thích máu huyết lưu thông, giúp cơn đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng qua đi, bà con có thể áp dụng cách massage thư giãn. Dùng ngón tay tác động lực nhẹ nhàng lên vùng lưng đau của thai phụ, massage nhẹ nhàng kích thích máu huyết lưu thông, giảm tình trạng tê bì và đau nhức.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bà bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Đặc biệt đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần chủ động kiêng những món không có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá mặn,… Thay vào đó chị em cần ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm tốt cho thai kỳ để tránh rủi ro gây ảnh hưởng thai nhi.
Ngoài những vấn đề kể trên, để thai nhi mạnh khỏe, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng thoát vị đĩa đệm bà con có thể sử dụng cây thảo dược thiên nhiên, sao nóng chườm lên vùng tổn thương để giúp bà bầu thư giãn, giảm đau.
Điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ
Ngoài chăm sóc tại nhà, bà con nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi diễn biến thoát vị đĩa đệm. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị thích hợp. Việc dùng thuốc trong giai đoạn này cũng hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
Điều trị y tế kết hợp tập vật lý trị liệu, vận động duy trì chức năng xương khớp theo hướng dẫn. Chị em không nên ngồi, nằm một chỗ quá lâu để tránh cứng khớp, teo cơ, hạn chế rủi ro thoát vị đĩa đệm nặng nề hơn sau sinh.
Hy vọng những thông tin Tuấn tôi vừa chia sẻ đã giúp ích được cho bà con, giải đáp câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không. Bệnh xương khớp này không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh sản tuy nhiên có thể tác động qua lại làm bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, bà con nên thăm khám, theo dõi điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!