Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Lời Khuyên Hữu Ích Từ Tuấn Tôi [BÀ CON ĐỌC NGAY]

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm trên như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết này, lương y Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bà con về vấn đề trên.

Nổi mề đay có kiêng gió không?

Nổi mề đay là phản ứng xuất hiện trên da khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, thực phẩm, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất,… Nổi mề đay khi ra gió là một trong những loại dị ứng thời tiết thường gặp nhất.

Quan niệm nổi mề đay cần kiêng gió được lưu truyền trong dân gian có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Theo Đông y, chứng bệnh nổi mề đay xảy ra khi cơ thể bị nhiễm chứng phong hàn do tiếp xúc với gió và nước, cũng bởi quan niệm này nên nếu bà con bị nổi mề đay và tiếp xúc với gió và nước lạnh sẽ càng khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, nổi mề đay có kiêng gió không, câu trả lời của Tuấn tôi đó chính là có.

ĐỌC NGAY: Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Theo y học hiện đại, ngoài yếu tố thời tiết thì các tác nhân khác như thực phẩm, môi trường bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng mề đay. Với những trường hợp này, bà con không cần kiêng gió, kiêng nước, chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để bệnh không nặng thêm.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý thêm, việc kiêng khem quá kỹ khi bị mề đay như không ra gió, không ngồi quạt, không tắm,… có thể khiến da bí bách, đổ nhiều mồ hôi, đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi nổi mề đay có ra gió được không là tùy thuộc vào nguyên nhân gây mề đay. Nếu bị nổi mề đay do thời tiết, bà con nên hạn chế ra gió, còn với những nguyên nhân khác thì không nhất thiết phải kiêng.

Có nên sử dụng quạt hoặc điều hòa khi bị mề đay không? 

Đây cũng là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều từ bà con. Trước câu hỏi này, lương y Tuấn tôi khẳng định bà con bị nổi mề đay không cần phải kiêng nằm quạt hoặc điều hòa.

Mặc dù quạt hay điều hòa cũng tạo ra gió. Tuy nhiên trong môi trường như ở nhà, văn phòng,… thì trong không khí sẽ ít tồn tại những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi hay lông động vật,… Do đó, bà con sẽ hạn chế được việc tiếp xúc với các dị nguyên kể trên.

Trong điều kiện thời tiết oi bức, nắng nóng, việc sử dụng quạt và điều hòa còn giúp bà con cảm thấy dễ chịu hơn, làm dịu cảm giác nóng, mẩn ngứa của nổi mề đay. Thậm chí, khi bị nổi mề đay mà kiêng nằm quạt hay điều hòa, bà con có thể bị nóng và tiết nhiều mồ hôi hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên da, đồng thời làm tăng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà mề đay gây ra.

Một số lưu ý quan trọng bà con cần nắm rõ

Khi bị nổi mề đay, làn da sẽ rất nhạy cảm, lại dễ tái phát nên cần điều trị càng sớm càng tốt, đồng thời phải có biện pháp chăm sóc đúng cách. Do đó, bà con cần chú ý kiêng một số yếu tố sau:

  • Kiêng gãi, cào khi bị ngứa: Triệu chứng ngứa râm ran vẫn thường xảy ra khi bị nổi mề đay. Mặc dù đây là điều khó thực hiện, nhưng bà con cần hạn chế tối đa việc gãi, cào liên tục lên da vì sẽ gây nguy cơ trầy xước, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, skin care: Trước khi tìm ra được chính xác tác nhân gây nổi mề đay trên da, tốt nhất bà con không nên bôi hoặc sức bất kỳ mỹ phẩm hoặc nước hoa gì lên da, để tránh khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 
  • Kiêng cữ các thực phẩm có tính kích thích: Những thực phẩm gây kích thích da này có thể là rượu, bia, các loại thức uống có chứa cồn, có ga, thuốc lá, đồ ăn cay nóng… sẽ gây kích ứng da hoặc làm tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể, từ đó càng khiến tình trạng mề đay càng lây lan và khó kiểm soát.
  • Không lại gần hoặc tiếp xúc với các loại động vật có lông: Bệnh viêm da cũng có một phần nguyền nhân là do dị ứng lông động vật nuôi. Vì vậy, việc hạn chế tiếp xúc với những thú cưng này là rất cần thiết để ngăn tình trạng bệnh tái phát hay phát triển ngày càng trầm trọng. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đạm: Bên cạnh vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, để quá trình trị bệnh hiệu quả, người bệnh cũng nên hạn chế dung nạp các loại thực phẩm nhiều đạm. Điển hình như thịt bò, cá hồi, đậu,… để tránh tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng từ đó chuyển hóa thành chất độc hại, gây kích ứng cho không chỉ da mà còn là toàn bộ cơ thể.
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh: Vì nếu làm vậy sẽ có thể gây mất cân bằng cho da, từ đó gây kích ứng, khiến da bị khô, bong tróc, gây ngứa ngáy dữ dội. Tuấn tôi khuyên bà con nên tắm bằng nước ấm hoặc tắm bằng các bài thuốc thảo dược để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng viêm,… 

Bên cạnh đó, bà con khi bị mề đay mẩn ngứa cũng cần chú ý một số vấn đề sau để thúc đẩy hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày để tiêu diệt các vi sinh vật gây kích ứng da.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám da.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu mềm mịn và thấm hút mồ hôi tốt để tránh tình trạng bí bách hoặc cọ xát làm tổn thương da.
  • Lựa chọn sữa tắm và các sản phẩm chăm sóc da có độ pH vừa phải, không tẩy rửa mạnh.
  • Uống nước lọc và thường xuyên bổ sung thêm các loại sinh tố rau quả hàng ngày.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3, chất xơ để tăng cường sức khỏe và đề kháng.
  • Chú ý không ăn các món chứa nhiều đạm, đồ cay nóng, thực phẩm đóng hộp sẵn, sử dụng quá nhiều muối hoặc đường khi nấu,…
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau dọn mọi ngóc ngách, nhất là nơi sinh hoạt, thay mới chăn, drap, gối, nệm thường xuyên để loại bỏ dị nguyên (nếu có).
  • Xây dựng lối sống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục tăng cường thể chất, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không làm việc quá sức, tránh stress, căng thẳng quá mức và duy trì tinh thần ổn định, suy nghĩ tích cực để tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Hy vọng những thông tin mà Tuấn tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc của bà con xoay quanh vấn đề về việc bị nổi mề đay có kiêng gió không. Theo đó, hãy kiêng cữ và chăm sóc cơ thể một cách khoa học để hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả, rút ngắn thời gian trị bệnh.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay là tình trạng da bị ngứa ngáy, nổi sẩn từng mảng trên da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có khuynh hướng ngứa nhiều...
Nổi mề đay là căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát trên da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần...
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Đừng bỏ qua bài...
Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến với các dấu hiệu đặc trưng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi sần trên da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần ăn...
Nổi mề đay thường liên quan đến nhiệt độ lạnh nên nhiều bà con quan tâm “Bị nổi mề đay nằm máy lạnh được không?” Theo nhận định của Đỗ Minh Tuấn tôi, người bị...

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cùng Tuấn Tôi Hướng Dẫn Cách Để Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả [THAM KHẢO NGAY]

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cùng Tuấn Tôi Hướng Dẫn Cách Để Kiểm...

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Bị Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? Điều Cần Biết

Bị Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? Điều Cần Biết

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua