Niềm vui – Nỗi buồn mỗi ngày của tôi tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Hết ngày làm việc, nhìn lại danh sách gần trăm lượt bệnh nhân thăm khám, thân làm thầy thuốc như tôi, vừa mừng lại vừa hụt hẫng. Mừng vì ngày càng nhiều người biết đến, tin tưởng giao phó sức khỏe cho mình, cũng buồn vì nhiều người còn hời hợt với sức khỏe, đặc biệt vào thời điểm miền bắc vào mùa lạnh, bệnh tai mũi họng hoành hành…
Miền bắc đang bước vào thời điểm lạnh nhất trong năm, lượng người bệnh đến thăm khám các bệnh về tai mũi họng tại nhà thuốc cũng tăng lên đáng kể. Chỉ riêng trong buổi sáng hôm nay, mình tôi đã phụ trách 35 lượt người bệnh.
Niềm vui giản đơn là mỗi ngày giúp thêm nhiều người bệnh
Trước khi ra về, nhìn lại một lượt danh sách bệnh nhân thăm khám hôm nay, chủ yếu là người bệnh mới đến nhà thuốc lần đầu. Thú thực, lòng người thầy thuốc như tôi cảm thấy phần nào hạnh phúc, ấm lòng. Vui là bởi ngày càng nhiều người biết đến nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh, hạnh phúc bởi nhiều người tin tưởng, giao phó sức khỏe của họ cho tôi. Là người thầy thuốc sống vì lý tưởng “chữa bệnh cứu người” còn gì vui bằng điều đó.
Tản mạn một chút về các người bệnh hôm nay, đến giờ phút cuối ngày, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cô Nguyễn Thị Sình (65 tuổi, Ứng Hòa – Hà Nội) cùng chồng xuống nhà thuốc thăm khám bệnh viêm xoang mũi. 2 vợ chồng lặn lội tìm địa chỉ nhà thuốc, bắt xe từ lúc 6h kém xuống trung tâm Hà Nội, rồi đi xe ôm tìm đến địa chỉ Đỗ Minh Đường. Lúc đến nhà thuốc của tôi, cô Sình vẫn còn ngồi sụt sùi vì nghẹt mũi, sổ mũi.
Theo lời kể, cô Sình bị viêm mũi xoang mãn tính lâu năm, trước đây từng thăm khám bệnh viện, lấy thuốc tây uống rất nhiều nhưng không khỏi. Sau nhiều lần tới lui bệnh viện, cô chú cũng chán chường rồi quay sang thử bằng phương pháp đông y.
Khi bắt mạch cho cô, tôi thấy thận âm hư, gan hỏa phế nhiệt, cơ thể mất cân bằng âm dương, các tạng suy yếu. Thêm vào đó, chính khí trong cơ thể hao tổn, sức đề kháng suy yếu bởi ảnh hưởng của việc điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Sau khi thăm khám, tôi kê cho cô đơn thuốc, căn dặn kiêng khem, ăn uống đầy đủ. Trước khi tiễn cô chú xuống sảnh, cô Sình quay sang tâm sự đủ điều: “2 Vợ chồng già bắt xe từ Ứng Hòa xuống đây, lặn lội đường xá xa xôi, nhưng xuống đây thấy bác tận tình, thân thiện là vui lắm rồi. Giờ mong sao cho sớm khỏi bệnh, mong muốn lắm, nhanh khỏi càng sớm càng tốt”.
[LẮNG NGHE] Cô Sình chia sẻ trong lần đầu thăm khám tại Đỗ Minh Đường
Thú thực, bản thân tôi thăm khám nhiều người, gặp nhiều cảnh đời khó khăn, bệnh tật đau ốm triền miên, ai cũng muốn nhanh khỏi, sống khỏe mạnh với con cháu, đặc biệt ở cái tuổi của cô, mong muốn đó mạnh mẽ hơn bao nhiêu. Cô cứ lặp đi lặp lại “Giờ chỉ mong sao cho chóng khỏi, hợp thầy hợp thuốc cho sớm dứt cái bệnh này”. Nghe thấy thế, lòng người thầy thuốc như tôi không khỏi xúc động.
Tiếp sau cô Sình, tôi gặp chị Luyến (33 tuổi, Quảng Ninh) cũng là bệnh nhân lần đầu đến nhà thuốc thăm khám bệnh viêm mũi dị ứng. Cũng giống cô Sình, chị Luyến vất vả thử qua nhiều phương pháp từ tây y sang đông y nhưng đều thất bại, rồi cũng giã tỏi, chắt nước xông, thế mà bệnh cứ mãi đeo bám dai dẳng.
Tâm sự với tôi, chị Luyến kể trước đây cũng uống thuốc đông y của một đơn vị khác nhưng không thấy chuyển biến gì, “Giờ nhiều thuốc đông y lắm, tìm hiểu mãi chả biết chọn địa chỉ nào uy tín. May biết Đỗ Minh Đường có diễn viên Hoa Thúy đến chữa, tôi lướt xem phản hồi cũng thấy nhiều người bệnh nhận xét tích cực. Rồi biết được nhà thuốc có vườn dược liệu sạch nên an tâm phần nào. Giờ có nhiều người mất niềm vào đông y lắm nên tôi phải tìm hiểu kỹ càng, yên tâm rồi mới đến” – Chị Luyến kể
Không ngại khổ, 5h sáng, chị bắt xe từ Quảng Ninh lên nhà thuốc, thăm khám xong lại ngồi đợi đến hết cả buổi sáng mới có xe về.
Chị Luyến, cô Sình là 2 trong số nhiều người bệnh mà tôi thăm khám hôm nay, mỗi người mỗi cảnh, ai cũng lặn lội đường xá xa xôi đến, đặt niềm tin vào thầy thuốc, bác sĩ ở Đỗ Minh Đường. Họ đều là những người bệnh lần đầu đến nhà thuốc, gửi trọn niềm tin ở chúng tôi. Thân là thầy thuốc, tôi mừng, tôi vui, nhưng cũng không khỏi trăn trở và nặng lòng.
Phần lớn người bệnh để thăm khám hôm nay đều là người bệnh tai mũi họng, tình trạng đã mãn tính, thậm chí có người còn chuyển biến nặng thành viêm đa xoang. Người phát hiện sớm, chữa trị sớm thì ít, mà người chủ quan, tìm kiếm sai phương pháp, thờ ơ với sức khỏe của mình thì nhiều. Tại sao vậy? Tại sao chúng ta cứ phải “Có bệnh mới chữa”?
Đừng thờ ơ với sức khỏe của chính mình!
Câu nói đó, tôi dặn chính mình, dặn người thân và ngày nào cũng khuyên bệnh nhân của mình. Tất nhiên, bản thân chúng ta không ai mong muốn mang bệnh, nhưng khi phát hiện những bất thường của cơ thể, mọi người đừng nên chủ quan. Đặc biệt, các dấu hiệu bệnh tai mũi họng ban đầu chỉ giống cảm xoàng, nên bà con nhiều người làm ngơ, cứ thế bệnh nặng dần.
Tôi nhớ có trường hợp bác Chiến (71 tuổi, Hà Nội) đến nhà thuốc vào tuần trước. Sau khi mổ u tuyến yên, dù là u lành tính nhưng do không chăm sóc cẩn thận, vết mổ bị nhiễm trùng rồi lan rộng. Thời điểm đó, bác Chiến chủ quan nên không điều trị đến nơi đến chốn, lâu ngày chuyến biến thành viêm xoang. Đến lúc bệnh nặng, cả nhà mới cuống cuồng đến bệnh viện điều trị, nhưng thuốc tây chán chê, vật lộn với viêm đa xoang cả năm trời vẫn không ăn thua gì.
“Một chén thuốc ta bằng 3 chén thuốc tàu” thế là cả nhà ngồi lại, bàn bạc, tìm hiểu rồi quyết định đưa bác đến Đỗ Minh Đường chúng tôi.
Viêm đa xoang vốn là thể bệnh nặng, bác Chiến lại tuổi cao, sức đề kháng có phần suy giảm, nên các biểu hiện lại càng rõ ràng. Cả buổi ngồi thăm khám, bác cứ sùi sùi suốt, tay lúc nào cũng khư khư giấy ăn. Có thể nói, nếu mà bác thăm khám sớm, chặn ngay bệnh từ đầu thì có thể tình trạng đã không nặng nề và phức tạp như thế này.
Lại thêm một trường hợp nữa, bạn Nguyễn Thị Hằng (23 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) bị viêm họng. Câu chuyện của bạn Hằng tôi tin rằng là câu chuyện chung của rất nhiều người trẻ. Học tập, công việc hàng ngày bận rộn nên bạn không có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe, khi đến nhà thuốc tôi thăm khám, bệnh viêm họng của bạn đã chuyển sang viêm amidan quá phát. Tình trạng bệnh nặng hơn, quá trình điều trị cũng sẽ kéo dài và phức tạp hơn trước.
Có câu rằng “Chỉ khi người giàu ốm họ mới thực sự hiểu sự bất lực của giàu sang”, chúng ta cố gắng, chăm chỉ làm việc, cố gắng tận lực để tiến thân, lập nghiệp nhưng đừng vì thế mà bỏ bê sức khỏe. Giàu sang hay bần hèn, vinh danh hay an phận cũng đều “quỳ sụp” trước bệnh tật. Thế nên, tôi kể câu chuyện của bạn Hằng để hi vọng người trẻ và chính chúng ta lấy đó làm gương, chú ý đến sức khỏe của mình hơn.
Rất nhiều người vốn cứ nghĩ bệnh tai mũi họng cũng giống như cảm cúm xoàng, lấy dăm ba liều thuốc tây, uống “bữa đực bữa cái”, đỡ rồi lại bỏ, hoặc chủ quan không thăm khám, đến khi bệnh nặng rồi mới tá hỏa. Tôi nói đây không phải nặng lời hay trách móc mọi người, cũng có nhiều bệnh nhân của tôi chuyên tâm điều trị nhưng tìm chưa đúng thầy đúng thuốc, bệnh cứ thế dai dẳng.
Thế nên, chân thành khuyên mọi người quan tâm đến sức khỏe của mình. Đặc biệt vào độ miền Bắc trở lạnh, các bệnh về đường hô hấp trở nên phổ biến. Đừng lấy cớ bận rộn, chữa mãi không khỏi mà nản lòng,… Tất cả chỉ là ngụy biện mà thôi. Chúng ta phòng ngừa bệnh tốt, chăm lo sức khỏe của mình thêm một chút, cơ hội để bệnh tấn công lại giảm đi một chút.
Riêng bản thân tôi ngày ngày bận rộn, thăm khám nhiều bệnh nhân nhưng tôi vẫn luôn chú ý đến sức khỏe của chính mình và cả gia đình bằng một số phương pháp như sau:
- Ăn đủ, ngủ đúng
Tại sao tôi lại quan tâm đến điều này đầu tiên? Đơn giản vì dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Thế nhưng thật đáng buồn khi phần lớn bệnh nhân trẻ (từ 18 đến 27 tuổi) đến nhà thuốc mà tôi biết đều có thói quen ăn uống qua loa. Người thì nhịn bữa sáng, người thì lười ăn buổi tối, người thì ăn uống tùm lum, không lành mạnh, người thì bận rộn không có thời gian ăn,… Cơ thể bình thường vốn đã không chịu được điều đó, huống chi trong người đang mang bệnh? Thay vì thế, từ giờ, mọi người cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, sinh hoạt điều độ.
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về tai mũi họng, bạn đọc chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt các thực phẩm kháng sinh tự nhiên sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Giữ ấm cho cơ thể
Trước khi ra ngoài, tôi luôn dặn vợ con chú ý đeo khẩu trang, đội mũ kín, che chắn cho tai, mũi và cổ họng. Bởi mũi, họng là cửa ngõ của cơ thể, đây cũng là nơi tiếp nhận những tác động từ bên ngoài môi trường. Với tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội hiện nay thì việc đeo khẩu trang không chỉ là giải pháp tốt cho người mắc các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng mà còn là giải pháp chung phòng ngừa cho tất cả chúng ta.
- Uống nhiều nước
Điều này thì ai cũng rõ, nhưng chưa hẳn nhiều người làm được. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể chúng ta sẽ giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn, thúc đẩy quá trình oxy hóa. Đồng thời có thể hỗ trợ cải tăng cường sức khỏe để giúp chống chọi các yếu tố viêm nhiễm. Đặc biệt, uống nhiều nước có thể giúp chúng ta khắc phục được tình trạng khô da, nứt nẻ khi thời tiết miền bắc đang hanh khô và trở lạnh.
- Vệ sinh tai mũi họng
Từ trước đến nay, cả nhà tôi đã duy trì thói quen vệ sinh tai mũi họng rất cẩn thận. Từ đứa nhỏ hơn 1 tuổi đến cháu lớn, dù mùa lạnh hay mùa hè, cứ hễ trước khi đi ngủ là răm rắp đi đánh răng, sáng ra thì súc miệng bằng nước muối ấm. Mọi người cũng có thể rèn luyện thói quen này cho cả gia đình. Chú ý vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đối với người đang mắc bệnh viêm họng, viêm amidan,… mọi người nên súc miệng bằng nước ấm.
Với trường hợp là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi, bố mẹ có thể dùng tăm bông thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi rửa mũi, tai cho con.
Tôi viết bài này khi cảm xúc khá lẫn lộn, vui có, tự hào có nhưng trăn trở cũng không ít. Khi nghe người bệnh kể rằng “Ối dồi, tôi thấy bác Tuấn trên tivi rồi mới tìm đến đây chứ” hay “Nghe nhiều người khen ông Tuấn chữa bệnh giỏi, tốt, thì đến thôi” lại có người nói “Chữa đông chữa tây chán chường rồi, thôi thì cố nốt, nhưng cũng không thể chọn bừa được. Tôi lên mạng tìm kỹ lắm, thấy Đỗ Minh Đường gia truyền hơn 150 năm, uy tín lâu đời nên tin tưởng”… lòng không khỏi hạnh phúc.
Tôi nhớ có câu nói “Người ta trả tiền cho công sức của bác sĩ, còn sự tử tế của bác sĩ mãi là món nợ ân tình”. Thế nên, tôi luôn tự dặn lòng làm sao cho xứng với niềm tin của người bệnh. Không chỉ riêng tôi, trong các buổi đào tạo nội bộ, các bác sĩ, lương y ở Đỗ Minh Đường cũng động viên nhau, thúc đẩy nhau rằng sống đúng với tâm nghề để không phụ niềm tin và sự kỳ vọng của bệnh nhân. Làm sao để ngày ngày có thể giúp được nhiều người hơn nữa, bên cạnh chữa bệnh, cái gốc là để mọi người yêu lấy, quý lấy cái sức khỏe của chính mình?
Với một người thầy thuốc, còn điều gì cao cả hơn thế!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!